- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Luật di sản văn hóa 2001
- 5Luật Thủy sản 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Luật đa dạng sinh học 2008
- 10Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 11Luật tài nguyên nước 2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2012/NQ-HĐND | Đồng Nai, ngày 12 tháng 7 năm 2012 |
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4292/TTr-UBND ngày 15/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án Xây dựng và Phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại tổ và kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua nội dung Đề án Xây dựng và Phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020 kèm theo Tờ trình số 4292/TTr-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh (có Tờ trình và Đề án của UBND tỉnh kèm theo) với những nội dung chủ yếu như sau:
Bảo vệ, xây dựng và phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, sinh thái cảnh quan, quản lý bảo vệ và khai thác hiệu quả vùng nước nội địa Hồ Trị An, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững; ổn định độ tàn che trên địa bàn Khu Bảo tồn đến năm 2020 đạt trên 85,90% nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 29,76%; góp phần tích cực bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng; tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử; khai thác sử dụng hợp lý giá trị tổng hợp của Khu Bảo tồn.
Trong đó:
a) Vốn ngân sách: 650.049 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 51.719 triệu đồng.
- Vốn đầu tư và xây dựng: 598.330 triệu đồng.
b) Huy động nguồn vốn khác: 388.908 triệu đồng
- Vốn từ các nhà tài trợ, xã hội hóa: 45.485 triệu đồng.
- Vốn liên doanh, liên kết: 336.400 triệu đồng.
- Vốn tự có: 7.023 triệu đồng.
c) Phân kỳ vốn đầu tư (theo Phụ lục đính kèm)
3. Các Chương trình xây dựng và phát triển Khu Bảo tồn
a) Chương trình Quản lý, bảo vệ rừng:
Ngăn chặn các hoạt động xâm phạm trái phép vào Khu Bảo tồn trên cơ sở đầu tư xây dựng các công trình, mua sắm phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư để thực hiện Chương trình là 43.080 triệu đồng.
b) Chương trình Phòng cháy và chữa cháy rừng:
Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên cơ sở đầu tư xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư để thực hiện Chương trình là 8.055 triệu đồng.
c) Chương trình Phát triển rừng và phục hồi sinh thái:
Thực hiện công tác trồng và khôi phục rừng gỗ lớn bản địa Chiến khu Đ Đồng Nai, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng rừng và đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư để thực hiện Chương trình là 107.784 triệu đồng.
d) Chương trình Xây dựng tuyến đường dài 36 km ven hồ Trị An:
Vốn đầu tư là 252.000 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 100.000 triệu đồng; huy động nguồn vốn khác 152.000 triệu đồng.
đ) Chương trình Xây dựng phân khu Hành chính - Dịch vụ:
Xây dựng nhà làm việc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Tháp biểu trưng Chiến khu Đ và một số công trình trong Phân khu Hành chính - Dịch vụ. Tổng vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 332.916 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 245.166 triệu đồng; huy động nguồn vốn khác 87.750 triệu đồng.
e) Chương trình Xây dựng phân khu Di tích Lịch sử - Văn hóa:
Thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các Di tích Lịch sử - Văn hóa, Khu Chứng tích chiến tranh hóa học trong Khu Bảo tồn nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Tổng vốn đầu tư là 192.926 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 76.926 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 116.000 triệu đồng.
f) Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học:
Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình; theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình diễn thế của rừng góp phần thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động, thực vật rừng. Tổng vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 54.463 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 48.028 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 6.435 triệu đồng.
g) Chương trình Quản lý, khai thác tổng hợp hồ Trị An:
Đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị để phục vụ công tác quản lý, khai thác tổng hợp Hồ Trị An, nhằm quản lý toàn diện hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và các hoạt động ở các đảo trên hồ, góp phần bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học thủy vực, phục hồi sinh thái và phát triển bền vững vùng nước nội địa Hồ Trị An. Vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 25.711 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 9.988 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 15.723 triệu đồng.
h) Chương trình Nghiên cứu khoa học:
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, phục hồi tài nguyên rừng đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ của Khu Bảo tồn. Vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 9.800 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 5.200 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 4.600 triệu đồng.
i) Chương trình Khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường:
Lập dự án phát triển du lịch sinh thái, dự án khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 2.700 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 1.300 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 1.400 triệu đồng.
j) Chương trình Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
Thực hiện các nội dung, hình thức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của Khu Bảo tồn trong giai đoạn 2012 - 2020. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư là 2.772 triệu đồng.
k) Chương trình Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin:
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sinh thái - văn hóa - lịch sử, xuất bản sách giới thiệu tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của Khu Bảo tồn nhằm kêu gọi hợp tác, đầu tư, liên doanh liên kết trong và ngoài nước trên lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Vốn đầu tư để thực hiện Chương trình là 6.750 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách 1.750 triệu đồng, huy động nguồn vốn khác 5.000 triệu đồng.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất các giải pháp thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp. Hội đồng nhân dân tỉnh lưu ý trong tổ chức thực hiện Đề án, UBND tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp sau:
1. Giải pháp về vốn đầu tư;
2. Giải pháp về khoa học công nghệ;
3. Giải pháp về sự phối hợp của các ngành;
4. Giải pháp về đào tạo phát triển, thu hút nguồn nhân lực;
5. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;
6. Giải pháp giảm tác động hoạt động của người dân đến Khu Bảo tồn;
7. Giải pháp về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống.
1. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; định kỳ có đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết và báo cáo cho Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp cuối hàng năm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai Khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 thán 7 năm 2012./.
| CHỦ TỊCH |
BẢNG PHẦN KỲ VỐN ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI
(Kèm theo Nghị quyết số 35/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | NGUỒN VỐN | SỐ TIỀN | GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ | |
2012 - 2015 | 2016 - 2020 | |||
I | Vốn ngân sách | 650.049 | 346.546 | 303.503 |
| Vốn sự nghiệp | 51.719 | 26.819 | 24.900 |
| Vốn đầu tư xây dựng | 598.330 | 319.727 | 278.603 |
II | Huy động nguồn vốn khác | 388.908 | 150.673 | 238.235 |
| Vốn tài trợ, xã hội hóa | 45.485 | 5.400 | 40.085 |
| Vốn liên doanh, liên kết | 336.400 | 141.400 | 195.000 |
| Vốn tự có | 7.023 | 3.873 | 3.150 |
| TỔNG CỘNG | 1.038.957 | 497.219 | 541.738 |
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Luật di sản văn hóa 2001
- 5Luật Thủy sản 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Luật đa dạng sinh học 2008
- 10Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 11Luật tài nguyên nước 2012
- 12Quyết định 65/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
Nghị quyết 35/2012/NQ-HĐND xây dựng và phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- Số hiệu: 35/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Tư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực