Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 190/TTr-UBND ngày 27/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xin ý kiến thông qua Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án, bảng biểu kèm theo) với những nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

- Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế mạnh, cửa chính ra biển và là vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;

- Đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu;

- Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng theo hướng đô thị cảng biển xanh, thông minh, kiến trúc đặc sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ;

- Thực hiện tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên thể chế, nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy yếu tố con người;

- Xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố và đất nước;

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, đảm bảo khai thác và sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên và giữ vững cân bằng sinh thái, chủ động thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường;

- Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị và ổn định xã hội. Xây dựng Hải Phòng thành một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, xã hội công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng thành phố trở thành thành phố Cảng xanh, thông minh, hiện đại với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao;

- Là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; bước đầu phát triển kinh tế tri thức; kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học công nghệ của vùng Duyên hải Bắc bộ;

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020 và đạt các tiêu chí chủ yếu của đô thị đặc biệt vào năm 2025; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; kết nối mạnh mẽ với thế giới, khu vực và các địa phương khác trong cả nước, là đầu tàu động lực có sức lan toả của vùng Bắc bộ về phát triển kinh tế - xã hội;

- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; môi trường được bảo vệ tốt, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; một pháo đài vững chắc về quốc phòng - an ninh.

2.2. Các mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Phụ lục I.

3. Các nhiệm vụ trọng yếu và các khâu đột phá

- Các nhiệm vụ trọng yếu: Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững, trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với bảo vệ môi trường; phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị cảng xanh, thông minh, hiện đại và bền vững về sinh thái có kiến trúc và hạ tầng đặc thù; phát triển văn hóa xã hội mang bản sắc riêng của Hải Phòng; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

- Các khâu đột phá: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế; xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị Cảng xanh, thông minh, hiện đại; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính kết nối, phát huy vị thế là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động hội nhập quốc tế.

4. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

- Định hướng phát triển các ngành kinh tế;

- Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội;

- Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng;

- Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại;

- Phương hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội thành phố;

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất.

(Có chi tiết kèm theo)

5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư: Danh mục kèm theo Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Giải pháp thực hiện quy hoạch

- Giải pháp về đầu tư;

- Giải pháp phát triển thị trường và doanh nghiệp;

- Giải pháp phát triển các ngành kinh tế;

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực;

- Giải pháp phát triển các lĩnh vực xã hội;

- Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng;

- Giải pháp về sử dụng đất;

- Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Giải pháp phát triển và quản lý đô thị theo hướng thông minh, hiện đại;

- Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành;

- Giải pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng lãng phí và đẩy mạnh công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế;

- Giải pháp về tăng cường hợp tác, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, liên tỉnh, liên vùng;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch.

(Có chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Ủy ban nhân dân thành phố hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch trên địa bàn thành phố để thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 08/12/2017./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH; Chính phủ;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH)
- Bộ KH&ĐT;
- TT TU; TT HĐND; UBND TP;
- Đoàn ĐBQH HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Các đại biểu HĐND TP khóa XV;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH HP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP:
- Các Quận ủy, Huyện ủy;
- TT HĐND, UBND các quận/huyện;
- CVP; các PCVP HĐND TP;
- Báo HP; Đài PT&TH HP;
- Công báo TP; Cổng TTĐTTP (để đăng);
- Các CV VP HĐND TP;
- Lưu: VT, Hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC I. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2016-2020

Bổ sung giai đoạn 2021-2030

QĐ 271/2006/ QĐ-TTg

Điều chỉnh kỳ này

Mục tiêu 2025 hoặc 2021-2025

Mục tiêu 2030 hoặc 2026-2030

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước

%

7,3

4,86

6,38

8,2

2

Tỷ trọng đóng góp vào GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

%

 

19,6

23,7

28,3

3

GDP bình quân đầu người

USD/người/ năm

4.900-5.000

6.993

14.740

29.887

4

Tăng trưởng GDP

%/năm

13,7

(giá SS 1994)

13,5

(giá SS 2010)

13,0

(giá SS 2010)

12,5

(giá SS 2010)

-

Dịch vụ

%/năm

14,4

15,7

14,4

13,3

-

Công nghiệp – XD

%/năm

13,7

11,6

11,9

11,7

-

Nông lâm thủy sản

%/năm

3,4

1,3

1,3

1,1

5

Cơ cấu GRDP

%

100,0

100,0

100,0

100,0

-

Dịch vụ

%

63,3

57,0

60,8

63,3

-

Công nghiệp – XD

%

33,2

38,1

36,0

34,6

-

Nông lâm thủy sản

%

3,5

4,9

3,2

2,1

6

Cơ cấu lao động

%

100,0

100,0

100,0

100,0

-

Dịch vụ

%

47,6

48,8

51,9

53,8

-

Công nghiệp – XD

%

38,4

29,7

30,1

31,2

-

Nông lâm thủy sản

%

14,0

21,5

18,0

15,0

7

Cơ cấu đầu tư

%

 

100,0

100,0

100,0

-

Khu vực nhà nước

%

 

28,5

27,0

24,0

-

Khu vực ngoài quốc doanh

%

 

44,0

44,5

46,0

-

Khu vực có vốn FDI

%

 

27,5

28,5

30,0

8

Kim ngạch xuất khẩu

Tỷ USD

6,0

12-17

20-21

43-44

9

Sản lượng hàng hoá thông qua cảng

Triệu tấn

80-100

130

300

550-580

10

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

%/năm

-

15

14

14

11

Thu hút khách du lịch/năm

Triệu lượt

6,9

7,5-8,0

9,0-9,5

10-10,5

 

Trong đó khách quốc tế

Triệu lượt

4,2

1,1-1,3

1,5-1,7

2,2-2,5

12

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

147.800

Trên 120.000

180.000-190.000

300.000-320.000

 

Trong đó thu nội địa

Tỷ đồng

-

35.000-38.000

55.000-60.000

90.000-95.000

13

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

380.000

441.000

770.000

1.324.000

14

Tỷ trọng đóng góp của TFP vào GRDP

%

-

40

44-45

48-50

15

Năng suất lao động xã hội (tính theo giá so sánh)

Triệu đồng/lao động

70,6

122

195

300

16

Số lượng doanh nghiệp

Doanh nghiệp

-

31.000

 

 

17

Tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân vào GRDP

%

-

50

55

60-65

18

Tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng

%

-

20

 

30

19

Các chỉ tiêu về dân số

 

-

 

 

 

-

Dân số trung bình

Triệu người

2,138

2,1

2,25

2,4

-

Tỷ lệ đô thị hóa

%

85

50-55

60-65

65-70

-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%/năm

1-1,1

Dưới 1

1,15

1,15

-

Mức tăng dân số cơ học

%/năm

 

0,1-0,3

20

Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG

%

-

-

-

-

 

Mầm non

%

-

50

60

70

 

Tiểu học

%

100

75

85

90

 

THCS

%

100

50

60

70

 

THPT

%

100

40

50

65

21

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn QG

%

100

90

100

100

22

Số bác sỹ/vạn dân

Bác sỹ

12

14

16

18

23

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng)

%

5

Dưới 10

Dưới 9

Dưới 8,5

24

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

75

77

77,5

78

25

Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế

%

-

90

96-97

100

26

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

85-90

85

87-88

90

 

Trong đó qua đào tạo nghề

%

 

60

65

70

27

Giải quyết việc làm

Việc làm/năm

50.000

52.700

58.500

62.500

28

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

%

4

Dưới 4

3,5

29

Thời gian làm việc của lao động nông thôn

%

95

85

88

90

30

Tỷ lệ gia đình văn hóa

%

95

90-95

> 95

31

Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa

%

80

75-80

90-92

93-95

32

Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

%

 

35

36-37

39-40

33

Tỷ lệ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia

%

100

100

100

100

34

Tỷ lệ xã có trạm y tế, bưu điện văn hóa xã

%

100

100

100

100

35

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch

%

99

100

100

100

36

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%/năm

 

0,7-1

37

Tỷ lệ xã đạt chuẩn QG về xây dựng NTM

%

-

100

100

100

38

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh

%

-

23

24

25

39

Tỷ lệ cây xanh đô thị

m2/người

 

10

 

 

40

Tỷ lệ diện tích cây xanh

Ha

 

24,2

 

26,62

41

Hệ thống thoát nước chính

km/km2

 

4

 

 

42

Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý hợp vệ sinh

%

90-100

100

100

100

43

Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh

%

-

90

95

100

44

Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

-

100

100

100

45

Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt

%

 

Trên 5

 

Trên 40

46

Tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp

%

 

Trên 10

 

Trên 70

47

Tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường của chất lượng không khí

%

 

Trên 50

 

Trên 90

48

Tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường của chất lượng nước mặt

%

 

Trên 50

 

Trên 70

49

Tỷ lệ thực hiện nông nghiệp xanh

%

 

Trên 10

 

Trên 40

50

Số lượng nhà tang lễ trên địa bàn

Nhà tang lễ

-

-

-

5-7

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 34/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Lê Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản