Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 33/2021/QH15 | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2021 |
VỀ TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 55/2019/QH14;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
QUYẾT NGHỊ:
a) Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
b) Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
c) Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
2. Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
3. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo công tác hằng năm.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2021.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Hướng dẫn 136/HD-TANDTC năm 2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 162a/QĐ-TANDTC năm 2020 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao
Nghị quyết 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến do Quốc Hội ban hành
- Số hiệu: 33/2021/QH15
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/11/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1023 đến số 1024
- Ngày hiệu lực: 01/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra