- 1Thông tư 60/2005/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2006/NQ-HĐND | Gia Nghĩa, ngày 25 tháng 12 năm 2006 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư và Thông tư số 60/2005/TT-BNN, ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS, ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 2354/TTr- UBND, ngày 08 tháng 11 năm 2006 về việc thông qua Đề án phát triển khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra số 51/BC-KTNS, ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết về quả thực hiện.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 22 tháng 12 năm 2006.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN NGƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 33/2006/NQ-HĐND, ngày 25 tháng 12 năm 2006 của HĐND tỉnh Đăk Nông)
Các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông, lâm sản, muối, ngành nghề nông thôn và khuyến ngư trong trong lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thủy sản gọi chung là khuyến nông, khuyến ngư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
1. Hiện trạng công tác khuyến nông, khuyến ngư:
Đăk Nông là một tỉnh nông nghiệp miền núi, tổ chức hành chính gồm 7 huyện và 1 thị xã (trong đó có 4 huyện biên giới, 2 huyện đặc biệt khó khăn), 66 xã, phường, thị trấn (6 xã biên giới, 10 xã đặc biệt khó khăn), có 624 thôn, bon, buôn, tổ dân phố (121 buôn, bon đồng bào dân tộc tại chỗ). Tổng diện tích đất tự nhiên 651.345 ha (trong đó đất nông nghiệp chiếm 31,14%, đất dùng vào lâm nghiệp chiếm 56,6%). Dân số đến năm 2005 gần 410 ngàn người, khu vực nông thôn có 349.082 người chiếm 85,4% dân số. Toàn tỉnh có 170.601 lao động, trong đó lao động nông, lâm nghiệp là 142.725 chiếm trên 83,7 % tổng số lao động. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 59,7% tổng sản phẩm toàn tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 16,8 triệu đồng/ha.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2005 đạt 2.548 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 5%, giá trị tăng thêm 1.474 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 5,4%.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 206,5 ngàn ha; cây công nghiệp dài ngày là cây có thế mạnh của tỉnh, diện tích cà phê khoảng 70,8 ngàn ha; cao su 8,5 ngàn ha; điều 20,9 ngàn ha; tiêu 5,6 ngàn ha.
Chăn nuôi có sự phát triển nhưng tốc độ chậm, chiếm tỷ trọng 5,03% giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Sản xuất lâm nghiệp phát triển chậm, chiếm tỷ trọng 1,8% giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng chưa được chú trọng, mỗi năm trồng mới 1.500 ha rừng, chủ yếu là rừng nguyên liệu.
Mặc dù những năm gần đây thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của dân cư ngành nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (33,73% - theo chuẩn mới); trình độ dân trí thấp.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã được hình thành từ tỉnh đến cơ sở. Cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 18 biên chế; cấp huyện, thị có Trạm khuyến nông trực thuộc UBND huyện, thị với 3 biên chế/trạm; cấp cơ sở có 50 cộng tác viên.
Tổng nhân lực gồm 39 (33 đại học, 5 trung cấp, 1 lái xe) cán bộ khuyến nông chuyên trách có chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, chế biến nông sản, kinh tế nông nghiệp và 50 cộng tác viên chỉ được đào tạo qua những khóa tập huấn ngắn hạn do Trung tâm khuyến nông tổ chức. Tỷ lệ cán bộ khuyến nông/nông dân còn rất thấp 1/3.922.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và con người, cán bộ, công chức hệ thống khuyến nông đã vượt qua khó khăn, bám vào mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh để triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định:
- Công tác thông tin phổ cập khuyến nông có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện. Bình quân mỗi năm có trên 8 ngàn lượt nông dân được tập huấn, tham quan, hội thảo đầu bờ; phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm... phục vụ tích cực cho hoạt động của khuyến nông, góp phần trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho nông dân.
- Thông qua công tác khuyến nông, nhiều chương trình, dự án khuyến nông đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực như: Chương trình đưa lúa lai vào vùng khó khăn, chương trình ngô lai, chương trình măng tre, chương trình điều ghép...; nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, sử dụng phân bón, nông dược, phương pháp thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ... được nông dân tin tưởng, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hệ thống khuyến nông vẫn còn những hạn chế:
- Hệ thống mạng lưới khuyến nông vừa thiếu, lại vừa yếu (tất cả 61 xã, phường, thị trấn hiện nay chưa có khuyến nông viên) nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới, phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Khuyến nông chưa thực sự đến với người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; chủ yếu tập trung tại những vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông và các hộ tham gia có điều kiện kinh tế khá giả.
- Công tác lựa chọn nông dân tham gia mô hình trình diễn chưa tốt, phần lớn người tham gia ỷ lại vào kinh phí hỗ trợ, thiếu tinh thần hợp tác nên mô hình không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Nội dung hoạt động chưa toàn diện, công tác khuyến lâm, khuyến ngư còn bỏ ngỏ, các dịch vụ tư vấn kỹ thuật như tổ chức hợp lý hóa sản xuất, thông tin giá cả, thị trường... chưa được chú trọng; xã hội hóa về công tác khuyến nông còn yếu, duy nhất chỉ có một tổ chức khuyến nông của Nhà nước; tài liệu khuyến nông thiếu sự đổi mới về nội dung và hình thức, chưa phù hợp với trình độ dân trí, tập quán trong đời sống và sản xuất của nông dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số, nên hiệu quả tổng thể cuối cùng của công tác khuyến nông chưa cao.
- Công tác điều hành phối hợp các chương trình, dự án mang tính khuyến nông trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề bất cập; điều hành chưa thông suốt, hoạt động khuyến nông cơ sở phân tán, manh mún, thiếu tập trung nên hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là:
- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể các cấp và ngay cả đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng như ý thức của cộng đồng chưa thấy hết được vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của khuyến nông, khuyến ngư nên chưa đạt được sự nhất trí cao về nhận thức và thiếu kiên quyết trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành.
- Chưa xây dựng được chiến lược khuyến nông, khuyến ngư mang tính toàn diện và dài hạn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Cho nên, các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư thiếu đồng bộ, nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất, những vùng trọng yếu.
- Tiềm lực khuyến nông (cơ sở vật chất; cơ chế chính sách; tổ chức quản lý và con người) chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của cộng đồng và của nền kinh tế đang đòi hỏi phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững tại địa phương; đặc biệt là trong bối cảnh sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường và thế giới đang bùng nổ về khoa học - công nghệ.
- Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để trở thành động lực phát triển hệ thống mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư.
2. Sự cần thiết xây dựng đề án:
Công tác khuyến nông, khuyến ngư có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất, tạo bước đột phá quan trọng nhất nâng cao hiệu quả và thu nhập của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Hiện trạng hệ thống khuyến nông của tỉnh vừa thiếu lại vừa yếu; đặc biệt là mạng lưới khuyến nông viên chưa được hình thành nên việc triển khai công tác khuyến nông đến tận thôn buôn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng lan rộng công tác khuyến nông chưa cao, các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư thiếu đồng bộ, nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất, những vùng trọng yếu.
Do vậy xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư mang tính toàn diện và dài hạn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết.
3. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư.
- Thông tư số 60/2005/TT-BNN, ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
- Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I.
- Nghị quyết Tỉnh ủy số 08-NQ/TU ngày 24 tháng 7 năm 2006 về phát triển khuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
I. Phương hướng hoạt động khuyến nông, khuyến ngư:
1. Nâng cao hiểu biết và nhận thức toàn diện về vai trò quan trọng của công tác khuyến nông, khuyến ngư trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ cán bộ khuyến nông và quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh.
2. Xác định công tác khuyến nông, khuyến ngư phải gắn với quy hoạch tổng thể về cơ cấu cây trồng, vật nuôi của từng vùng, từng địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp với nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I. Ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn; vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; vùng sản xuất hàng hóa phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu và các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong các dự án xóa đói, giảm nghèo.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư; lấy tổ chức khuyến nông Nhà nước làm nòng cốt; tập trung tăng cường tiềm lực khuyến nông, khuyến ngư về cơ sở vật chất, tài chính và con người để đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp, điều hòa, sử dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn lực khuyến nông, khuyến ngư.
5. Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.
II. Mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
2. Mục tiêu cụ thể đến 2010:
- Kiện toàn và phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến ngư Nhà nước từ tỉnh đến thôn, bon, buôn; phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn có khuyến nông viên; 100% thôn, bon, buôn có cộng tác viên khuyến nông.
- Đảm bảo 100% bon, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận khuyến nông, khuyến ngư theo mục tiêu tất cả mọi người dân trong bon, buôn đều có cơ hội và có khả năng tiếp nhận, ứng dụng các thành quả khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất có hiệu quả.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm làm tăng giá trị sản xuất lên 25 triệu đồng/ha canh tác; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 84,5%, chăn nuôi tăng lên 10,2%, lâm nghiệp trên 5% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp; đảm bảo tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp bình quân hàng năm trên 6%.
- Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo từ 33,73% (năm 2005) xuống còn dưới 15% (theo chuẩn mới). Trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từ trên 64% như hiện nay xuống ngang mức bình quân chung của toàn tỉnh vào năm 2010.
3. Định hướng đến 2020:
- Phổ cập công tác khuyến nông, khuyến ngư rộng rãi trong cộng đồng, để tạo lập môi trường khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh đủ sức tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới về kỹ thuật cũng như tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển khuyến nông, khuyến ngư theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế cuối cùng của toàn xã hội. Chuyển hoạt động sang các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, dịch vụ hỗ trợ giá cả thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất... nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
I. Xây dựng chiến lược về giống cây trồng, vật nuôi:
Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng địa phương; lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hình thành các cơ sở, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác giống trên địa bàn toàn tỉnh.
II. Kiện toàn tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến ngư:
1. Đối với Trung tâm khuyến nông tỉnh:
- Rà soát lại chất lượng đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ đảm nhận các công việc đúng với chuyên ngành được đào tạo.
Việc kiện toàn tổ chức của Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện xong trước tháng 2/2007.
- Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đối với những bộ đã có trình độ đại học tạo điều kiện, hỗ trợ cho đi đào tạo cao học.
2. Đối với Trạm khuyến nông huyện, thị:
- Củng cố Trạm khuyến nông theo hướng tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, không điều chuyển cán bộ không có chuyên môn phù hợp từ các phòng ban của huyện sang Trạm khuyến nông.
Việc kiện toàn tổ chức của Trạm khuyến nông huyện, thị thực hiện xong trước tháng 2/2007.
- Tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Đối với hệ thống khuyến nông cơ sở:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng khuyến nông viên cơ sở dựa trên tình hình thực tế của địa phương, tập trung cho các xã, thôn, bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Việc kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở (lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo) thực hiện xong trước tháng 9/2008.
III. Đẩy mạnh công tác huấn luyện đào tạo và thông tin tuyên truyền:
- Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông ở các cấp: cấp tỉnh dự các lớp do cấp Quốc gia mở; cấp tỉnh đào tạo, bồi dưỡng cho cấp huyện; cấp huyện đào tạo, bồi dưỡng cho cấp xã một cách thường xuyên và liên tục để cập nhật tiến bộ kỹ thuật, phương pháp và kinh nghiệm khuyến nông, nắm bắt kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để chuyển giao cho sản xuất. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng chung cần tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ khuyến nông giỏi để làm tiểu giáo viên huấn luyện cho nông dân.
Đối với khuyến nông viên cơ sở: Tổ chức đào tạo cơ bản cho tất cả khuyến nông viên cơ sở, thời gian đào tạo 1 tháng, hình thức đào tạo tập trung, đơn vị thực hiện là Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan trong tỉnh.
Hàng năm tổ chức đào tạo lại để cập nhật kiến thức mới.
- Chú trọng tập huấn những nội dung phù hợp với yêu cầu, trình độ nhận thức của nông dân, phù hợp với thị trường và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Hàng năm xây dựng kế hoạch tập huấn đáp ứng nhu cầu của người nông dân, đổi mới phương pháp tập huấn, tài liệu giảng dạy dễ hiểu, sử dụng phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm, kết hợp lý thuyết và thực hành hiện trường để nâng cao hiệu quả tập huấn.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các điểm kết nối Internet, thư viện điện tử, lồng ghép với các điểm bưu điện văn hóa xã để chuyển tải thường xuyên, rộng rãi đến nông dân những kiến thức kỹ thuật, mô hình sản xuất giỏi, cách làm hay để mọi người có thể tham khảo, học tập và áp dụng.
Chú trọng việc xây dựng, in ấn tài liệu kỹ thuật có nội dung và hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với trình độ của nông dân để có thể hiểu và áp dụng, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số.
IV. Nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình trình diễn:
- Chú trọng xây dựng các chương trình trọng điểm phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của địa phương, của từng vùng sản xuất; ưu tiên các chương trình đến với người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, từng địa bàn. Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong quá trình triển khai phương án giao, khoán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư tập trung các chương trình nhằm thay đổi cơ bản tập quán canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 tập trung xây dựng các chương trình:
Về trồng trọt:
Chương trình đưa lúa lai vào vùng khó khăn: Sử dụng các giống lúa lai có năng suất cao thay thế các giống lúa địa phương có năng suất thấp nhằm giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bào; tập trung chủ yếu ở những tiểu vùng có thế mạnh về trồng lúa hình thành vùng trọng điểm lương thực của tỉnh như huyện Krông Nô, huyện Cư Jút, huyện Đăk Mil.
Chương trình trồng thâm canh cây điều ghép: Sử dụng các giống điều ghép năng suất cao đưa vào trồng thâm canh và trồng theo phương thức nông lâm kết hợp nhằm đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn, từng bước ổn định và quy hoạch vùng thâm canh, hướng người nông dân canh tác cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững.
Chương trình cải tạo và thâm canh cây cà phê: Diện tích cà phê của tỉnh khá lớn (70.760 ha) nhưng năng suất và chất lượng thấp, xây dựng mô hình sử dụng phương thức cải tạo và đầu tư thâm canh vườn cà phê ở những nơi có điều kiện thích hợp và đủ nước tưới để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm.
Chương trình trồng và thâm canh cây ca cao: Cây ca cao được đánh giá là cây có giá trị kinh tế và có tính ổn định cao. Xây dựng điểm trình diễn ở các vùng Đắk Song, Đắk Mil để kiểm chứng hiệu quả kinh tế, từ đó khuyến cáo mở rộng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh theo hướng đưa các loại cây có giá trị kinh tế và có tính ổn định cao vào sản xuất.
Chương trình trồng và thâm canh cây hồ tiêu: Điều kiện tự nhiên của tỉnh thích hợp cho việc phát triển cây hồ tiêu, việc xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh cây hồ tiêu có năng suất cao là rất cần thiết để bà con nông dân học tập và áp dụng vào sản xuất.
Chương trình trồng thâm canh cây ngô lai, đậu đỗ: Tập trung khuyến cáo về giống, cơ cấu mùa vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng mô hình thử nghiệm giống mới có tiềm năng cho năng suất cao để thay thế các giống cũ có năng suất thấp đang sử dụng tại địa phương.
Chương trình sản xuất rau, củ, quả an toàn: Xây dựng mô hình canh tác rau, củ, quả an toàn cho người sử dụng theo hướng hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại, đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi sử dụng. Khuyến cáo các mô hình trồng rau, củ, quả không sử dụng các lọai thuốc, chất kích thích, phân hóa học; sử dụng nước tưới sạch; bảo quản, chế biến trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Về chăn nuôi - thủy sản:
Chương trình cải tạo đàn bò: Xây dựng chương trình cải tạo đàn bò địa phương theo hướng sử dụng các giống bò đực ngoại thích nghi. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 10-15% bò lai trong tổng đàn.
Chương trình vỗ béo bò: Tận dụng những con bò gầy yếu, không có khả năng sinh sản đưa vào vỗ béo để tăng hiệu quả kinh tế.
Chương trình trồng cỏ chăn nuôi: Xây dựng mô hình trồng cỏ ở những diện tích đất canh tác không hiệu quả. Lựa chọn các giống cỏ có năng suất cao, áp dụng các biện pháp sản xuất và dự trữ, chế biến cỏ trong mùa mưa để đảm bảo thức ăn cho gia súc trong mùa khô.
Chương trình chăn nuôi lợn: Xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn theo hướng nạc hóa. Ưu tiên các mô hình chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, mô hình sản xuất con giống, mô hình nuôi lợn thâm canh tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương kết hợp với vệ sinh môi trường.
Chương trình chăn nuôi gia cầm: Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gia cầm nhằm khôi phục lại đàn gia cầm tại địa phương đã bị giảm đi đáng kể sau các đợt dịch cúm gia cầm, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Chương trình nuôi thâm canh cá nước ngọt: Tận dụng diện tích mặt nước sẵn có đưa vào sử dụng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, thu hẹp diện tích thả quảng canh, tăng hiệu quả kinh tế.
Về lâm nghiệp:
Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, canh tác bền vững trên đất dốc chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng các mô hình trồng rừng (xoan, lát mêhycô, keo lá tràm,...) đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến.
Tổng hợp kế hoạch xây dựng mô hình trình diễn giai đoạn 2006 - 2010:
Tên mô hình | ĐVT | Tổng | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 |
Mô hình trồng thâm canh lúa lai | ha | 130 | 30 | 30 | 35 | 35 |
Mô hình trồng thâm canh điều ghép | ha | 38 | 9 | 9 | 10 | 10 |
Mô hình trồng thâm canh cà phê | ha | 35 | 7 | 8 | 10 | 10 |
Mô hình trồng thâm canh ca cao | ha | 17 | 3 | 4 | 5 | 5 |
Mô hình trồng thâm canh tiêu | ha | 10 | 2 | 2 | 3 | 3 |
Mô hình trồng mướp đắng | ha | 11,5 | 2 | 3 | 3 | 4 |
Mô hình trồng dưa chuột | ha | 11,5 | 2 | 3 | 3 | 4 |
Mô hình trồng cải các loại | ha | 11,5 | 2 | 3 | 3 | 4 |
Mô hình cải tạo đàn bò | con | 250 | 60 | 60 | 60 | 70 |
Mô hình nuôi bò vỗ béo | con | 310 | 70 | 80 | 80 | 80 |
Mô hình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi | ha | 16 | 3 | 4 | 4 | 5 |
Mô hình nuôi lợn sinh sản | con | 130 | 25 | 30 | 35 | 40 |
Mô hình nuôi gia cầm (gà) | con | 5.500 | 1.000 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
Mô hình nuôi cá nước ngọt | ha | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Mô hình nông lâm kết hợp | ha | 52 | 10 | 12 | 15 | 15 |
Mô hình trồng rừng nguyên liệu (keo lai, bạch đàn) | ha | 50 | 5 | 10 | 15 | 20 |
Định hướng đến năm 2020:
- Tiếp tục xây dựng các chương trình trọng điểm, gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung chuyển giao các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Xây dựng các chương trình công nghệ cao nhằm tạo bước đột phá quan trọng nâng cao hiệu quả và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy mô trang trại cây ăn trái, cây công nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê; phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tập trung theo trang trại.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như ếch, ba ba, cá sấu...
V. Đa dạng hóa hoạt động và xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư:
- Huy động tốt các nguồn lực (Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước), nhất là nội lực của nhân dân về vật chất, kiến thức, kinh nghiệm trong công tác khuyến nông, khuyến ngư. Đa dạng hóa nội dung, phương thức và loại hình hoạt động, mở rộng các dịch vụ tư vấn sang các lĩnh vực ngoài kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa “04 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) và môi trường thuận lợi để nông dân có cơ hội tiếp cận các nguồn lực: tín dụng, khoa học - Công nghệ, thị trường... nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp.
Thành lập Hội đồng tư vấn khuyến nông cấp tỉnh, huyện.
Lấy khuyến nông Nhà nước làm nòng cốt, chủ đạo của công tác khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn phối hợp với các loại hình khuyến nông khác để hoạt động và đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Khuyến nông thông qua các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường dạy nghề: Hệ thống chuyển giao này không thường xuyên, ít trực tiếp tùy theo chương trình của các viện, trường.
Khuyến nông thông qua con đường doanh nghiệp: Huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các danh nghiệp như doanh nghiệp kinh doanh giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thức ăn gia súc... chuyển giao và tiêu thụ sản phẩm, người nông dân cũng sẽ được hưởng lợi từ việc này.
Khuyến nông thông qua các chương trình, dự án quốc tế: Được thực hiện qua các chương trình, dự án hỗ trợ tăng cường năng lực và cải thiện đời sống cộng đồng.
Khuyến nông thông qua con đường tư nhân, tự nguyện: Các chủ hộ nông dân năng động, sáng tạo, chủ động tìm kiếm những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất sau đó hướng dẫn lại cho bà con xung quanh.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các ngành liên quan để đẩy nhanh xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Tăng cường mối quan hệ với các Trường, Cục, Vụ, Viện, các Trung tâm nghiên cứu để tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật chuyển giao cho nông dân; tạo mối liên kết bền vững để thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư.
Đối với các doanh nghiệp về giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia công tác khuyến nông, khuyến ngư; thực hiện việc liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) có hiệu quả, tổ chức diễn đàn chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm...
Đối với các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng huyện, tỉnh, trung ương để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, khuyến cáo về công tác khuyến nông, khuyến ngư. Trên các phương tiện thông tin tỉnh, huyện dành một thời lượng thích hợp cho chuyên mục khuyến nông, khuyến ngư.
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các ngành liên quan như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... xây dựng chương trình hành động cụ thể đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư. Phối hợp tổ chức hội thi nông dân sản xuất giỏi.
VI. Đổi mới cơ chế, chính sách:
Trên cơ sở chính sách khuyến nông, khuyến ngư của Nhà nước, nghiên cứu vận dụng đổi mới về cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh trở thành một trong những động lực thúc đẩy công tác khuyến nông, khuyến ngư phát triển đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả và bền vững.
a) Chính sách hỗ trợ đối với người sản xuất về: tín dụng, đào tạo bồi dưỡng, tham gia xây dựng mô hình trình diễn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Về tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất (đặc biệt là người nghèo) được vay vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất.
Về đào tạo, bồi dưỡng, thông tin tuyên truyền: Ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động này. Nếu người sản xuất có nhu cầu sẽ được tư vấn kỹ thuật, cấp phát tài liệu kỹ thuật miễn phí; được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các đợt tham quan học tập trong tỉnh.
Về tham gia xây dựng mô hình trình diễn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Có những chỉnh sửa hợp lý đối với một số văn bản về đầu tư và thu hồi kinh phí các mô hình trình diễn (mức thu hồi đối với từng địa phương do UBND tỉnh quyết định), nguồn vốn luân chuyển cho hoạt động khuyến nông hàng năm, kinh phí ứng trước cho các chương trình…
b) Chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông, nhất là trong vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
c) Chính sách đối với người tham gia công tác khuyến nông về: Khuyến khích lợi ích vật chất, phương tiện làm việc, động viên tinh thần, đào tạo nghiệp vụ và cơ hội thăng tiến:
- Đối với cán bộ khuyến nông chuyên trách (cán bộ Trung tâm khuyến nông, Trạm khuyến nông):
Nhà nước hỗ trợ cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.
Đầu tư cơ sở vật chất ban đầu (Trụ sở làm việc, trại thực nghiệm, phương tiện đi lại...) các trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về hoạt động chuyên môn, phù hợp với thực tế yêu cầu sản xuất.
- Đối với khuyến nông viên cơ sở:
Được hưởng phụ cấp từ nguồn ngân sách của tỉnh giao về cho trạm khuyến nông huyện chi trả hàng tháng theo hợp đồng; mức phụ cấp cho khuyến nông viên xã, phường , thị trấn và cộng tác viên khuyến nông thôn, bon, buôn do UBND tỉnh quyết định.
Được cung cấp tài liệu kỹ thuật khuyến nông phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật.
Được tham gia các khoá đào tạo, tham quan, hội thảo… do Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện tổ chức.
Được ưu tiên tiếp nhận mô hình trình diễn trong các chương trình khuyến nông hàng năm của huyện.
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là ý thức của cộng đồng về vai trò và đối tượng của khuyến nông, khuyến ngư, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và chuyển biến tích cực trong quá trình hoạch định chính sách và điều hành hoạt động. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh và các huyện, thị vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên, các tổ chức kinh tế - xã hội, mọi người dân tích cực tham gia vào hoạt động nhằm đẩy mạnh cộng tác xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư.
1. Giai đoạn 2006 - 2010:
a) Tổng kinh phí thực hiện trong 4 năm 2007 - 2010 là: 15.429.866.000 đồng
Bằng chữ: Mười lăm tỷ, bốn trăm hai chín triệu, tám trăm sáu mươi sáu ngàn đồng.
- Kinh phí phân theo các hạng mục:
Stt | Hạng mục | ĐVT | Số lượng | Định mức (đ) | Thành tiền (đ) |
I | Kiện toàn tổ chức |
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ khuyến nông học đại học (Trung tâm KN:03, Trạm KN: 02) | Người | 20 | 2.200.000 | 44.000.000 |
2 | Phụ cấp cho khuyến nông viên xã, phường, thị trấn (61 người x 12 tháng) | Người | 2.196 | 450.000 | 988.200.000 |
3 | Phụ cấp cho cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn, bon (300 người x 12 tháng) | Người | 18.576 | 225.000 | 4.179.600.000 |
II | Huấn luyện đào tạo |
|
|
|
|
1 | Đào tạo cơ bản cho khuyến nông viên cơ sở | Người | 685 | 1.756.000 | 1.202.860.000 |
2 | Đào tạo lại cho khuyến nông viên cơ sở | Lớp | 12 | 32.760.000 | 393.120.000 |
3 | Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Lớp | 8 | 15.025.000 | 120.200.000 |
4 | Tham quan cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Cuộc | 4 | 14.370.000 | 57.480.000 |
5 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân | Lớp | 1.600 | 1.600.000 | 2.560.000.000 |
6 | Hội thảo mô hình | Cuộc | 120 | 1.480.000 | 177.600.000 |
III | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
1 | Chuyên mục trên Báo Đăk Nông | C/mục | 96 | 500.000 | 48.000.000 |
2 | Chuyên mục trên Đài truyền hình Đăk Nông | C/mục | 48 | 1.000.000 | 48.000.000 |
3 | Xuất bản Tập san khuyến nông | Số | 16 | 17.500.000 | 280.000.000 |
4 | Xuất bản tài liệu kỹ thuật | Tờ | 160.000 | 1.500 | 240.000.000 |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn |
|
|
| 4.356.070.000 |
V | Kinh phí dự phòng (5%) |
|
|
| 734.756.000 |
Tổng cộng | 15.429.866.000 |
b. Phân kỳ đầu tư:
TT | Hạng mục | ĐVT | S.Lượng | Định mức (đ) | Thành tiền (đ) |
Năm 2007 | 2.543.367.000 | ||||
I | Kiện toàn tổ chức |
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ khuyến nông học đại học (Trung tâm KN: 03, Trạm KN: 02) | Người | 5 | 2.200.000 | 11.000.000 |
II | Huấn luyện đào tạo |
|
|
|
|
1 | Đào tạo cơ bản cho khuyến nông viên cơ sở | Người | 361 | 1.756.000 | 633.916.000 |
2 | Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Lớp | 2 | 15.025.000 | 30.050.000 |
3 | Tham quan cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Cuộc | 1 | 14.370.000 | 14.370.000 |
4 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân | Lớp | 400 | 1.600.000 | 640.000.000 |
5 | Hội thảo mô hình | Cuộc | 30 | 1.480.000 | 44.400.000 |
II | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
1 | Chuyên mục trên Báo Đăk Nông | C/mục | 24 | 500.000 | 12.000.000 |
2 | Chuyên mục trên Đài truyền hình Đăk Nông | C/mục | 12 | 1.000.000 | 12.000.000 |
3 | Xuất bản Tập san khuyến nông | Số | 4 | 17.500.000 | 70.000.000 |
4 | Xuất bản tài liệu kỹ thuật | Tờ | 40.000 | 1.500 | 60.000.000 |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn |
|
|
| 894.519.000 |
V | Kinh phí dự phòng (5%) |
|
|
| 121.112.000 |
Năm 2008 | 3.790.450.000 | ||||
I | Kiện toàn tổ chức |
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ khuyến nông học đại học (Trung tâm KN:03, Trạm KN: 02) | Người | 5 | 2.200.000 | 11.000.000 |
2 | Phụ cấp cho khuyến nông viên xã, phường, thị trấn (61 người x 12 tháng) | Người | 732 | 450.000 | 329.400.000 |
3 | Phụ cấp cho cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn, bon (300 người x 12 tháng) | Người | 3.600 | 225.000 | 810.000.000 |
II | Huấn luyện đào tạo |
|
|
|
|
1 | Đào tạo cơ bản cho khuyến nông viên cơ sở | Người | 324 | 1.756.667 | 568.944.000 |
2 | Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Lớp | 2 | 15.025.000 | 30.050.000 |
3 | Tham quan cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Cuộc | 1 | 14.370.000 | 14.370.000 |
4 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân | Lớp | 400 | 1.600.000 | 640.000.000 |
5 | Hội thảo mô hình | Cuộc | 30 | 1.480.000 | 44.400.000 |
III | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
1 | Chuyên mục trên Báo Đăk Nông | C/mục | 24 | 500.000 | 12.000.000 |
2 | Chuyên mục trên Đài truyền hình Đăk Nông | C/mục | 12 | 1.000.000 | 12.000.000 |
3 | Xuất bản Tập san khuyến nông | Số | 4 | 17.500.000 | 70.000.000 |
| Xuất bản tài liệu kỹ thuật | Tờ | 40.000 | 1.500 | 60.000.000 |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn |
|
|
| 1.007.791.000 |
V | Kinh phí dự phòng (5%) |
|
|
| 180.495.000 |
Năm 2009 | 4.511.403.000 | ||||
I | Kiện toàn tổ chức |
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ khuyến nông học đại học (Trung tâm KN:03, Trạm KN: 02) | Người | 5 | 2.200.000 | 11.000.000 |
2 | Phụ cấp cho khuyến nông viên xã, phường, thị trấn (61 người x 12 tháng) | Người | 732 | 450.000 | 329.400.000 |
3 | Phụ cấp cho cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn, bon (624 người x 12 tháng) | Người | 7.488 | 225.000 | 1.684.800.000 |
II | Huấn luyện đào tạo |
|
|
|
|
1 | Đào tạo hàng năm cho khuyến nông viên cơ sở | Lớp | 6 | 32.760.000 | 196.560.000 |
2 | Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Lớp | 2 | 15.025.000 | 30.050.000 |
3 | Tham quan cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Cuộc | 1 | 14.370.000 | 14.370.000 |
4 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân | Lớp | 400 | 1.600.000 | 640.000.000 |
5 | Hội thảo mô hình | Cuộc | 30 | 1.480.000 | 44.400.000 |
III | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
1 | Chuyên mục trên Báo Đăk Nông | C/mục | 24 | 500.000 | 12.000.000 |
2 | Chuyên mục trên Đài truyền hình Đăk Nông | C/mục | 12 | 1.000.000 | 12.000.000 |
3 | Xuất bản Tập san khuyến nông | Số | 4 | 17.500.000 | 70.000.000 |
4 | Xuất bản tài liệu kỹ thuật | Tờ | 40.000 | 1.500 | 60.000.000 |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn |
|
|
| 1.192.003.000 |
V | Kinh phí dự phòng (5%) |
|
|
| 214.820.000 |
Năm 2010 | 4.584.646.000 | ||||
I | Kiện toàn tổ chức |
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ khuyến nông học đại học (Trung tâm KN:03, Trạm KN: 02) | Người | 5 | 2.200.000 | 11.000.000 |
2 | Phụ cấp cho khuyến nông viên xã, phường, thị trấn (61 người x 12 tháng) | Người | 732 | 450.000 | 329.400.000 |
3 | Phụ cấp cho cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn, bon (624 người x 12 tháng) | Người | 7.488 | 225.000 | 1.684.800.000 |
II | Huấn luyện đào tạo |
|
|
|
|
1 | Đào tạo lại cho khuyến nông viên cơ sở | Lớp | 6 | 32.760.000 | 196.560.000 |
2 | Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Lớp | 2 | 15.025.000 | 30.050.000 |
3 | Tham quan cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện | Cuộc | 1 | 14.370.000 | 14.370.000 |
4 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân | Lớp | 400 | 1.600.000 | 640.000.000 |
5 | Hội thảo mô hình | Cuộc | 30 | 1.480.000 | 44.400.000 |
III | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
1 | Chuyên mục trên Báo Đăk Nông | C/mục | 24 | 500.000 | 12.000.000 |
2 | Chuyên mục trên Đài truyền hình Đăk Nông | C/mục | 12 | 1.000.000 | 12.000.000 |
3 | Xuất bản Tập san khuyến nông | Số | 4 | 17.500.000 | 70.000.000 |
4 | Xuất bản tài liệu kỹ thuật | Tờ | 40.000 | 1.500 | 60.000.000 |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn |
|
|
| 1.261.756.000 |
V | Kinh phí dự phòng (5%) |
|
|
| 218.310.000 |
2. Giai đoạn 2010 - 2020:
Dự trù kinh phí thực hiện giai đoạn 2010 - 2020 là 45 tỷ đồng.
Giao cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án này.
Đề án triển khai từ đầu năm 2007. Năm 2008 UBND tỉnh tổ chức sơ kết đánh
giá kết quả, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện. Năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
- 1Quyết định 153/2004/QĐ-UB Quy định hình thức, mô hình và mức hỗ trợ người nghèo,hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống thuộc Dự án: Hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư ở 8 xã còn nhiều hộ nghèo của huyện Sóc Sơn - Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1744/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định 110/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015–2020”
- 3Quyết định 670/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư do tỉnh Quảng Ngãi ban hành năm 2018
- 4Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020
- 1Thông tư 60/2005/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 3Quyết định 153/2004/QĐ-UB Quy định hình thức, mô hình và mức hỗ trợ người nghèo,hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống thuộc Dự án: Hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư ở 8 xã còn nhiều hộ nghèo của huyện Sóc Sơn - Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 7Quyết định 1744/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định 110/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015–2020”
- 8Quyết định 670/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch khuyến nông, khuyến ngư do tỉnh Quảng Ngãi ban hành năm 2018
Nghị quyết 33/2006/NQ-HĐND về thông qua Đề án “Phát triển khuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020" do tỉnh Đắk Nông ban hành
- Số hiệu: 33/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 25/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực