Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 32/2023/UBTVQH15 | Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2023 |
VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN THƯ KÝ
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký
1. Tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội về các vấn đề liên quan đến dự kiến chương trình và tổ chức thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, tổng kết kỳ họp Quốc hội; dự kiến chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo kế hoạch triển khai và báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến và tổ chức triển khai các chương trình công tác, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
2. Tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội, kết luận phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị quyết về các nội dung khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
3. Tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
4. Tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội.
6. Phối hợp với Văn phòng Quốc hội tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội; tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký
a) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
b) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
c) Một Ủy viên Thường trực Ban Thư ký đồng thời là Vụ trưởng Vụ Thư ký của Văn phòng Quốc hội;
d) Các Ủy viên Ban Thư ký gồm 01 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và những người giữ chức vụ sau đây của Văn phòng Quốc hội:
(1) Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
(2) Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
(3) Vụ trưởng Vụ Tư pháp;
(4) Vụ trưởng Vụ Kinh tế;
(5) Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách;
(6) Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh;
(7) Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục;
(8) Vụ trưởng Vụ Xã hội;
(9) Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
(10) Vụ trưởng Vụ Đối ngoại;
(11) Vụ trưởng Vụ Dân nguyện;
(12) Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu;
(13) Vụ trưởng Vụ Tổng hợp;
(14) Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
(15) Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ;
(16) Vụ trưởng Vụ Hành chính;
(17) Vụ trưởng Vụ Thông tin;
(18) Vụ trưởng Vụ Tin học;
(19) Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế;
(20) Giám đốc Thư viện Quốc hội.
2. Vụ Thư ký thuộc Văn phòng Quốc hội là bộ phận thường trực của Ban Thư ký.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
4. Trường hợp người đứng đầu vụ, đơn vị thuộc cơ cấu Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký chưa được bổ nhiệm thì Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người phụ trách vụ, đơn vị đó thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký cho đến khi người đứng đầu vụ, đơn vị đó được bổ nhiệm.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thư ký
1. Ban Thư ký chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tổng Thư ký Quốc hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội và theo quy trình, thủ tục do Tổng Thư ký Quốc hội ban hành.
2. Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Hoạt động của Ban Thư ký phải kết nối, liên thông với nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội; minh bạch, hiện đại, chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo, hiệu quả.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội
1. Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội điều hành, điều hòa, phối hợp hoạt động của Ban Thư ký;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phó Tổng Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội phụ trách điều hành các mảng công việc của Ban Thư ký theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
b) Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
c) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký
1. Ủy viên Thường trực Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối tham mưu tổng hợp phục vụ Tổng Thư ký Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký;
b) Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban Thư ký, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký trình Tổng Thư ký Quốc hội phê duyệt;
c) Chủ trì tham mưu tổ chức, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Thư ký;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy viên Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
b) Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
c) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà mình trực tiếp tham mưu, phục vụ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
d) Được sử dụng bộ máy, công chức, viên chức, người lao động của vụ, đơn vị thuộc cơ quan mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký.
Điều 6. Công tác chỉ đạo điều hành
1. Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động của Ban Thư ký; điều hành hoạt động của Văn phòng Quốc hội và Ban Thư ký bảo đảm thông suốt, thống nhất, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Khi Tổng Thư ký Quốc hội vắng mặt thì Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực được phân công thực hiện nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội; trường hợp Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực vắng mặt thì Phó Tổng Thư ký Quốc hội được phân công thực hiện nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội.
Điều 7. Kinh phí và điều kiện bảo đảm khác
1. Kinh phí hoạt động và các điều kiện bảo đảm khác của Ban Thư ký do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
2. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạo điều kiện để các thành viên Ban Thư ký thực hiện nhiệm vụ.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2023.
2. Nghị quyết số 1093/2015/UBTVQH13 ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành./.
Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 20 thông qua ngày 14 tháng 02 năm 2023.
| TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 1004/2020/UBTVQH14 về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 32/2023/UBTVQH15
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/02/2023
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra