HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2023/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 07 tháng 12 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 11, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE, KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận các giải pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn đã đề ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã cam kết với Hội đồng nhân dân tỉnh và cử tri.
Về từng nội dung cụ thể, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện các công việc sau đây:
1. Giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương
a) Phải xem công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên quán triệt cho đội ngũ làm công tác văn bản về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Chỉ đạo công chức pháp chế và các công chức làm công tác tham mưu xây dựng văn bản phải chủ động triển khai ngay việc xây dựng nghị quyết sau khi đã đăng ký vào Chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh; nên thành lập Tổ soạn thảo nghị quyết (có sự tham gia của công chức pháp chế) và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trong công tác tham mưu xây dựng đối với từng nghị quyết.
c) Chỉ đạo định kỳ kiểm tra tiến độ, đôn đốc các cơ quan soạn thảo trong công tác xây dựng nghị quyết đảm bảo chất lượng, tính kịp thời theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Công văn số 181/HĐND-VP ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất thực hiện quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó chú trọng thực hiện nghiêm quy trình chính sách trước quy trình soạn thảo nghị quyết và lấy ý kiến góp ý đối với các văn bản.
d) Chỉ đạo kiểm soát quy trình xây dựng Nghị quyết quy phạm pháp luật. Kiên quyết không thông qua thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trường hợp chưa đảm bảo quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
đ) Chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh thường xuyên rà soát văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên để kịp thời trình cấp có thẩm quyền cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tại địa phương. Thường xuyên rà soát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, phát hiện kịp thời những văn bản, những quy định trái pháp luật, bị chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, để đề xuất ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
e) Sớm tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
g) Chỉ đạo Sở Tư pháp phát huy tốt vai trò là cơ quan tham mưu trong việc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
2. Giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động hụi trên địa bàn tỉnh
a) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên đề, thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động hụi. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cần tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp nắm bắt dư luận và giám sát hoạt động hụi tại địa phương. Vận động, yêu cầu chủ hụi phải thực hiện thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã khi tổ chức dây hụi theo quy định của pháp luật. Tránh tình trạng đến khi vỡ hụi, có thiệt hại xảy ra và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương mới phát hiện, xử lý.
b) Chỉ đạo quản lý hoạt động về hụi, phải nắm được số lượng người tổ chức hụi, dây hụi, số người tham gia, số tiền. Bên cạnh vận động thông báo về hoạt động hụi thì phải tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với những trường hợp không thông báo, vi phạm về hoạt động hụi.
c) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre tiếp tục chỉ đạo, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các chính sách mở rộng, đa dạng các loại hình huy động vốn, cho vay, các sản phẩm dịch vụ với thủ tục nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của Nhân dân.
d) Đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh:
- Phối hợp, xử lý kịp thời các tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, truy tố các vụ việc liên quan đến hoạt động hụi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
- Phối hợp, giải quyết nhanh các tranh chấp dân sự, thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động hụi, kịp thời áp dụng các biện pháp bảo đảm trong tố tụng dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thi hành án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia hoạt động hụi theo quy định pháp luật.
3. Giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về công chứng. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng và quy định pháp luật có liên quan, các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng.
b) Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện:
- Khi tổ chức họp giao ban giữa các ngành cần tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng với các cơ quan có liên quan (Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, …) tham dự để kịp thời trao đổi, thông tin tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức hành nghề công chứng.
- Có biện pháp xử lý, chấn chỉnh và phòng ngừa vi phạm trong hoạt động công chứng. Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng. Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, ... với Sở Tư pháp trong việc cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Kịp thời cập nhật thông tin ngăn chặn lên phần mềm công chứng để làm cơ sở cho các tổ chức hành nghề công chứng công chứng hợp đồng, giao dịch hạn chế phát sinh tranh chấp. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan như: Thi hành án dân sự, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,… trong việc cung cấp thông tin ngăn chặn.
- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ chứng thực hợp đồng, giao dịch để kịp thời tích hợp với phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài sản liên quan đến các hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng và chứng thực, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp phát sinh trên địa bàn tỉnh.
c) Hoàn thiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về công chứng.
d) Tiếp tục kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực dùng chung trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động công chứng để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
4. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trùng tu, tôn tạo các công trình tượng đài, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh
a) Tổ chức thực hiện chặt chẽ và hiệu quả Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án xây dựng, trùng tu, tôn tạo hệ thống tượng, tượng đài, bia trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
b) Rà soát, đánh giá hiện trạng các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh để đề xuất xin chủ trương, nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác để trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.
c) Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa cấp thiết công trình di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển để phục vụ các đoàn đến viếng trong dịp tết Nguyên đán năm 2024.
d) Rà soát, phân cấp và thống nhất việc quản lý, khai thác di tích lịch sử Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam và công trình Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, báo cáo kết quả thực hiện nội dung tại Điều 1 vào các kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
2. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cùng chính quyền địa phương trên địa bàn ứng cử tuyên truyền, vận động, giải thích cho cử tri hiểu, chia sẻ, tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách của tỉnh trên các lĩnh vực.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 12 năm 2023./.
CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ năm Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 2Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X
- 3Nghị quyết 21/2023/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, khóa X
- 4Nghị quyết 70/NQ-HĐND năm 2023 chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ năm Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
- 7Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X
- 8Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 9Nghị quyết 21/2023/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, khóa X
- 10Nghị quyết 70/NQ-HĐND năm 2023 chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026
Nghị quyết 31/2023/NQ-HĐND chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Số hiệu: 31/2023/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 07/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Hồ Thị Hoàng Yến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết