Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2020/NQ-HĐND | Điện Biên, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC, ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC, ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;
Xét Tờ trình số 4511/TTr-UBND, ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường, nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Nghị quyết này quy định về việc phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
b) Các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (chi từ nguồn sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này.
2. Đối tượng áp dụng
a) Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
b) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; kinh phí hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.
Điều 2. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường
1. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh
a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường của tỉnh.
b) Hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tỉnh; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của tỉnh.
c) Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bao gồm vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định, thay thế thiết bị phụ trợ, công cụ, dụng cụ); xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường của tỉnh.
d) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của tỉnh (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của tỉnh.
đ) Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường, thuộc nhiệm vụ của tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ.
e) Hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm các nội dung: điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch, đề án, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải nếu có, kiểm tra, nghiệm thu dự án), gồm:
Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do tỉnh quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường), thuộc danh mục dự án theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích, Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 5 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) và các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của UBND tỉnh.
g) Hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của liên bộ: Tài chính - Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (không bao gồm công tác lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học).
h) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin dữ liệu); thống kê môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường địa phương; báo cáo công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.
i) Hỗ trợ duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển thuộc phạm vi tỉnh quản lý.
k) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường (bao gồm xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền); tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
l) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của tỉnh và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
m) Hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án; hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuộc trách nhiệm của tỉnh.
n) Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (bao gồm văn phòng phẩm, phô tô tài liệu, làm thêm giờ, đi lại kiểm tra thực tế nếu có) của Sở Tài nguyên và Môi trường.
o) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định.
p) Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi sự nghiệp về bảo vệ môi trường do cấp tỉnh quản lý và thực hiện.
q) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của tỉnh.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện
a) Xây dựng, điều chỉnh chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện.
b) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn cấp huyện (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn cấp huyện.
c) Hỗ trợ công tác quản lý chất thải; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ trên địa bàn cấp huyện.
d) Hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn cấp huyện (bao gồm các nội dung: điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch, đề án, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải nếu có, kiểm tra, nghiệm thu dự án), gồm:
Hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện (không bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở xử lý chất thải).
Dự án về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn cấp huyện quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Liên bộ: Tài chính - Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gồm có:
Xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học cấp huyện.
Thống kê đa dạng sinh học theo quyết định của cấp có thẩm quyền; xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học.
Tuyên truyền , giáo dục pháp luật , nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học.
Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
e) Duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường của cấp huyện (bao gồm thu thập, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin dữ liệu); báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp huyện.
g) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do cấp huyện quản lý; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư theo quyết định của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường trên địa bàn huyện. Nội dung hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quy định.
h) Hỗ trợ duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng do cấp huyện quản lý; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn huyện.
i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện; chi khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
k) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của cấp huyện và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
l) Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của cấp huyện.
m) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng Thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
n) Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi sự nghiệp về bảo vệ môi trường do cấp huyện quản lý và thực hiện.
o) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường thuộc cấp huyện.
p) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của cấp huyện.
3. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã
a) Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
b) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn xã.
c) Hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý, giảm thiểu, tái chế chất thải trên địa bàn xã.
d) Đánh giá và báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp xã.
đ) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng trên địa bàn xã theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện giao; hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường (hợp tác xã, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ vệ sinh môi trường cấp xã, thôn, tổ dân phố) trên địa bàn cấp xã. Nội dung hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quy định.
e) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.
g) Hỗ trợ công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của cấp xã và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
h) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp xã.
i) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của cấp xã.
Điều 3. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường
1. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh
a) Quản lý đất đai
Điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh theo định kỳ và theo chuyên đề.
Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh.
Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.
Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh; lập bản đồ giá đất.
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.
b) Các hoạt động đo đạc và bản đồ
Thiết lập các điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; thành lập bản đồ hành chính cấp huyện, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng.
Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật.
Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính của tỉnh.
c) Địa chất và khoáng sản
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác hoạt động khoáng sản sản thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Lưu trữ, quản lý thông tin về khoáng sản của tỉnh.
d) Tài nguyên nước
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh.
Điều tra, tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước của tỉnh.
Xây dựng và duy trì cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, các tác hại khác do nước gây ra thuộc phạm vi tỉnh.
Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội tỉnh; xác định danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp.
Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của tỉnh.
đ) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu
Hoạt động trạm quan trắc khí tượng thủy văn của tỉnh, thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Giám sát biến đổi khí hậu của tỉnh.
Xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
e) Đa dạng sinh học
Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của liên bộ: Tài chính - Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gồm:
Hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn do cấp tỉnh quản lý.
Đánh giá thực trạng, phân tích nguy cơ xâm hại và mức độ xâm hại và cô lập diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại thuộc nhiệm vụ của tỉnh.
Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học thuộc nhiệm vụ của tỉnh.
Cứu hộ, tái thả động vật, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ môi trường sinh sống tự nhiên, các khu bảo tồn; chi giám định, vận chuyển mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ.
g) Viễn thám
Xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu viễn thám của tỉnh (nếu có).
h) Các nhiệm vụ khác
Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên và môi trường; thống kê các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường của tỉnh (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn bảo vệ môi trường).
Xây dựng, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên và môi trường của tỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế (nếu có).
Xây dựng đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ khác (nếu có) thuộc nhiệm vụ của tỉnh.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường của tỉnh theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế.
Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có).
Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định).
Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có) của cấp tỉnh.
2. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
a) Quản lý đất đai
Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính ở cấp huyện.
Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai của huyện.
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai của cấp huyện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng.
b) Đo đạc và bản đồ
Quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
c) Địa chất và khoáng sản
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện quản lý.
Quản lý thông tin về khoáng sản của địa phương.
d) Tài nguyên nước:
Duy trì cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, các tác hại khác do nước gây ra thuộc phạm cấp huyện quản lý.
Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội tỉnh thuộc địa bàn huyện quản lý.
d) Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu:
Truyền thông tin thiên tai trên địa bàn huyện.
e) Các nhiệm vụ khác:
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn sự nghiệp kinh tế.
Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có) của địa phương.
3. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã
a) Quản lý đất đai; đo đạc và bản đồ
Thống kê, đăng ký đất đai hằng năm; kiểm kê đất đai.
Chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai của địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính.
b) Địa chất và khoáng sản
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn được giao quản lý.
c) Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
Truyền thông tin thiên tai trên địa bàn được giao quản lý.
d) Các nhiệm vụ khác
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp kinh tế theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng kinh phí phải theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán, chế độ công khai ngân sách theo quy định hiện hành.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIV, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND về phân định nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường; quy định tỷ lệ chi phí quản lý chung và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương đảm bảo cho các cấp ngân sách ở địa phương do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường, tỷ lệ chi phí quản lý chung và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND về phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường, nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường cho các cấp ngân sách thuộc tỉnh Đắk Lắk
- 4Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Nghị quyết 33/2022/NQ-HĐND Quy định phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật khoáng sản 2010
- 5Quyết định 38/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tài nguyên nước 2012
- 7Luật đất đai 2013
- 8Luật bảo vệ môi trường 2014
- 9Thông tư liên tịch 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 13Luật khí tượng thủy văn 2015
- 14Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 15Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 17Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND về phân định nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường; quy định tỷ lệ chi phí quản lý chung và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương đảm bảo cho các cấp ngân sách ở địa phương do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 18Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 19Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về phân cấp nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường, tỷ lệ chi phí quản lý chung và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 20Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND về phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường, nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường cho các cấp ngân sách thuộc tỉnh Đắk Lắk
- 21Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 22Nghị quyết 33/2022/NQ-HĐND Quy định phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 23Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 24Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp các nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nghị quyết 30/2020/NQ-HĐND về phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường; nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 30/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Muôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra