Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2016/NQ-HĐND

Nam Định, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH NAM ĐỊNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/NQ-UBTVQH13, ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13, ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;

Căn cứ Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC, ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Xét Tờ trình số 13/TTr-HĐND, ngày 09 tháng 12 tháng 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Nam Định.

Điều 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện. Khi có quy định mới của Nhà nước, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2011-2016 về việc quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Nam Định./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính;
- Như Điều 2, Điều 3;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Báo Nam Định, Công báo tỉnh;
- Website tỉnh, Website chính phủ;
- Lưu: VT VPHĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Chung

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND), Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND các cấp tỉnh Nam Định. Các chế độ, định mức chi tiêu tài chính khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Những khoản chi đã có văn bản quy định cụ thể được dẫn chiếu đến văn bản đó và khi cơ quan có thẩm quyền có sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định mới thì thực hiện theo quy định định mới đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND các cấp; công chức, người lao động Văn phòng HĐND tỉnh; công chức, người lao động Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện trực tiếp tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của HĐND cấp huyện và bộ phận trực tiếp tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của HĐND cấp xã; tổ chức, cá nhân được mời tham gia các hoạt động của HĐND.

Điều 3. Nguồn kinh phí đảm bảo

Kinh phí chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Nam Định được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm, được HĐND cùng cấp phê duyệt và được ngân sách cấp đó đảm bảo. Việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND các cấp được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Chi hoạt động phục vụ kỳ họp HĐND

1. Chi điều hành kỳ họp:

a) Chủ tọa kỳ họp:

- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

b) Thư ký kỳ họp:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

2. Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian họp HĐND:

a) Hỗ trợ tiền ăn đối với đại biểu HĐND; khách mời tham dự kỳ họp HĐND; công chức, nhân viên Văn phòng HĐND tỉnh; công chức, nhân viên văn phòng HĐND-UBND cấp huyện trực tiếp tham mưu, giúp việc cho hoạt động HĐND cấp huyện; bộ phận trực tiếp tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động HĐND xã phục vụ kỳ họp:

- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày.

- Cấp huyện: 100.000 đồng/người/ngày.

- Cấp xã: 70.000đ đồng/người/ngày.

b) Hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên phục vụ khác:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/ngày.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/ngày.

- Cấp xã: 50.000 đồng/người/ngày.

Trong trường hợp, Thường trực HĐND tổ chức ăn tập trung thì không hỗ trợ tiền ăn. Mức chi tổ chức bữa ăn không quá 200.000 đồng/suất đối với cấp tỉnh; 150.000 đồng/suất đối với cấp huyện và 100.000 đồng/suất đối với cấp xã.

3. Hỗ trợ phòng nghỉ cho Đại biểu HĐND tỉnh không hưởng lương ngân sách: 150.000 đồng/người/ngày.

4. Chi nghiên cứu tài liệu:

a) Đại biểu HĐND; khách mời cấp trên; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện; công chức cấp xã trực tiếp tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của HĐND:

- Cấp tỉnh: 700.000 đồng/người/kỳ họp.

- Cấp huyện: 400.000 đồng/người/kỳ họp.

- Cấp xã: 200.000 đồng/người/kỳ họp.

b) Khách mời ở địa phương:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/người/kỳ họp.

- Cấp huyện:200.000 đồng/người/kỳ họp.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/kỳ họp.

Điều 5. Chi các cuộc họp: triển khai, thông qua kế hoạch, báo cáo thẩm tra, giám sát, khảo sát; họp thẩm tra, lấy ý kiến đóng góp vào dự án luật, pháp lệnh; họp của Đảng đoàn HĐND; phiên họp của Thường trực HĐND, của các Ban HĐND, của Tổ đại biểu và các cuộc họp chuyên môn khác của HĐND và các cơ quan của HĐND.

1. Chi cho người chủ trì cuộc họp:

- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

2. Chi cho các thành viên dự họp:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

3. Chi cho người phục vụ cuộc họp:

- Cấp tỉnh: 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 40.000 đồng/người/buổi.

Điều 6. Chi hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát

1. Chi soạn thảo báo cáo thẩm tra:

a) Đối với cơ quan chủ trì thẩm tra:

- Cấp tỉnh:

+ Chi xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra: 2.000.000đồng/báo cáo thẩm tra.

+ Trường hợp thẩm tra nhiều báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, thì từ báo cáo, đề án hoặc dự thảo nghị quyết thứ 2 trở đi, mỗi báo cáo, dự thảo nghị quyết được chi thêm 500.000 đồng/báo cáo, đề án hoặc dự thảo nghị quyết. Mức chi tối đa không quá 5.000.000 đồng/báo cáo thẩm tra (báo cáo tổng hợp các nội dung thẩm tra).

- Cấp huyện:

+ Chi xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra: 1.000.000 đồng/báo cáo thẩm tra.

+ Trường hợp thẩm tra nhiều báo cáo, dự thảo nghị quyết thì, từ báo cáo hoặc dự thảo nghị quyết thứ 2 trở đi, mỗi báo cáo, dự thảo nghị quyết được chi thêm 250.000 đồng/báo cáo hoặc dự thảo nghị quyết. Mức chi tối đa không quá 2.500.000 đồng/báo cáo thẩm tra (báo cáo tổng hợp các nội dung thẩm tra).

- Cấp xã:

+ Chi xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra: 500.000đồng/báo cáo thẩm tra.

+ Trường hợp thẩm tra nhiều báo cáo, dự thảo nghị quyết thì từ báo cáo hoặc dự thảo nghị quyết thứ 2 trở đi, mỗi báo cáo, dự thảo nghị quyết được chi thêm 150.000 đồng/báo cáo, dự thảo nghị quyết. Mức chi tối đa không quá 1.500.000 đồng/báo cáo thẩm tra (báo cáo tổng hợp các nội dung thẩm tra).

b) Đối với cơ quan phối hợp thẩm tra: Mức chi bằng 50% mức chi của cơ quan chủ trì.

2. Chi hoạt động giám sát, khảo sát:

a) Chi xây dựng văn bản giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực HĐND:

- Chi xây dựng Nghị quyết, Quyết định thành lập đoàn giám sát chuyên đề (bao gồm cả kế hoạch và đề cương giám sát):

+ Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/nghị quyết hoặc quyết định.

+ Cấp huyện: 1.000.000 đồng/nghị quyết hoặc quyết định.

+ Cấp xã: 500.000 đồng/nghị quyết hoặc quyết định.

- Chi xây dựng kế hoạch giám sát thường xuyên, khảo sát (gồm kế hoạch và đề cương):

+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/kế hoạch.

+ Cấp huyện: 500.000 đồng/kế hoạch.

+ Cấp xã: 300.000 đồng/kế hoạch.

- Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát:

+ Cấp tỉnh: 3.000.000 đồng/báo cáo.

+ Cấp huyện: 1.500.000 đồng/báo cáo.

+ Cấp xã: 1.000.000 đồng/báo cáo.

b) Chi xây dựng văn bản giám sát, khảo sát của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND

- Chi xây dựng Quyết định thành lập đoàn giám sát chuyên đề (bao gồm cả kế hoạch và đề cương giám sát):

+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/văn bản.

+ Cấp huyện: 500.000 đồng/văn bản.

+ Cấp xã: 300.000 đồng/văn bản.

- Chi xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát thường xuyên, khảo sát:

+ Cấp tỉnh: 700.000 đồng/văn bản.

+ Cấp huyện: 400.000 đồng/văn bản.

+ Cấp xã: 200.000 đồng/văn bản.

- Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát:

+ Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/báo cáo.

+ Cấp huyện: 1.000.000 đồng/báo cáo.

+ Cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo.

c) Chi cho đoàn giám sát, khảo sát:

- Trưởng đoàn, người chủ trì:

- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

- Thành viên của đoàn, đại biểu được mời tham gia đoàn, thư ký, tổ giúp việc:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

- Công chức, nhân viên phục vụ đoàn:

- Cấp tỉnh: 80.000 đồng/người/buổi.

- Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi.

- Cấp xã: 40.000 đồng/người/buổi.

d) Chi mời chuyên gia tư vấn (có ý kiến bằng văn bản), tùy theo nội dung và tính chất của từng chuyên đề cụ thể, Thường trực HĐND quyết định mức chi, không quá mức quy định cụ thể sau:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/văn bản.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/người/văn bản.

- Cấp xã: 300.000 đồng/người/văn bản.

3. Chi giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Chi cho đoàn giám sát, tổ công tác (áp dụng mức chi đối với đoàn giám sát, khảo sát quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Quy định này).

b) Chi cho việc nghiên cứu tổng hợp, báo cáo về công tác xử lý đơn thư:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện:200.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 100.000 đồng/báo cáo.

c) Chi xây dựng báo cáo giám sát việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo trình Thường trực HĐND:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 300.000 đồng/báo cáo.

4. Chi giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của Thường trực HĐND:

a) Chi họp xem xét báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri: áp dụng mức chi tổ chức cuộc họp quy định tại Điều 5 Quy định này.

b) Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo.

5. Chi giám sát văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chi giám sát văn bản quy phạm pháp luật:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/văn bản.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/văn bản.

- Cấp xã: 50.000 đồng/văn bản.

b) Chi soạn thảo báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tại kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo.

Điều 7. Chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do HĐND hoặc các cơ quan của HĐND tổ chức

1. Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/văn bản.

- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản.

- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.

2. Chi họp, thảo luận, đóng góp ý kiến: mức chi như tổ chức cuộc họp quy định tại Điều 5 Quy định này.

3. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia dự án Luật, Pháp lệnh và các Văn bản quy phạm pháp luật:

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 200.000 đồng/báo cáo.

Điều 8. Chi cho hoạt động thảo luận, chất vấn, giải trình

1. Chi cho hoạt động thảo luận, chất vấn tại kỳ họp HĐND

Chi xây dựng báo cáo về kết quả phiên thảo luận; Báo cáo kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 250.000 đồng/báo cáo.

2. Chi cho hoạt động giải trình, chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND

- Chi xây dựng kế hoạch phiên giải trình, chất vấn:

+ Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản.

+ Cấp huyện: 250.000 đồng/văn bản.

+ Cấp xã: 150.000 đồng/văn bản.

- Chi cho việc xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả giải trình, chất vấn:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 250.000 đồng/báo cáo.

Điều 9. Chi xây dựng Nghị quyết của HĐND do Thường trực HĐND trình; Chi chỉnh lý, rà soát nội dung, kỹ thuật, hoàn thiện các dự thảo nghị quyết của HĐND

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/03/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND.

Điều 10. Chi tiếp xúc cử tri.

1. Hỗ trợ để chi trang trí, nước uống, bảo vệ và các khoản chi khác tại các điểm tiếp xúc cử tri theo kế hoạch. Mức hỗ trợ như sau:

- Cấp tỉnh: 4.000.000 đồng/điểm tiếp xúc của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.

- Cấp huyện: 2.000.000 đồng/điểm tiếp xúc của Tổ đại biểu HĐND cấp huyện.

- Cấp xã: 1.000.000 đồng/điểm tiếp xúc theo kế hoạch của Thường trực HĐND cấp xã.

2. Ngoài chế độ công tác phí theo quy định, thực hiện khoán chi tiếp xúc cử chi với mức chi như sau:

a) Đại biểu HĐND các cấp:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/năm.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/người/năm.

- Cấp xã: 300.000 đồng/người/năm.

b) Chuyên viên chuẩn bị báo cáo tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/cuộc.

- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/cuộc.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/cuộc.

c) Người phục vụ hội nghị tiếp xúc cử tri:

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/cuộc.

- Cấp huyện: 70.000 đồng/người/cuộc.

- Cấp xã: 50.000 đồng/người/cuộc.

3. Chi xây dựng báo cáo tiếp xúc cử tri của các Tổ đại biểu HĐND:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 200.000 đồng/báo cáo.

4. Chi soạn thảo báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri trình tại kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 700.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 500.000 đồng/báo cáo.

Điều 11. Chi hỗ trợ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Thực hiện theo Nghị quyết số 15/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND tỉnh quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Điều 12. Chi hỗ trợ công tác xây dựng và ban hành văn bản khác phục vụ hoạt động của HĐND

1. Chi xây dựng báo cáo công tác 6 tháng, hàng năm và nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, các Ban HĐND trình kỳ họp HĐND:

- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/báo cáo.

- Cấp huyện: 500.000 đồng/báo cáo.

- Cấp xã: 250.000 đồng/báo cáo.

2. Chi cho hoạt động quản trị và tuyên truyền trên Website của HĐND:

Áp dụng theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 13/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Điều 13. Chi tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm kỳ; tổ chức hội nghị giao ban khu vực; trao đổi học tập kinh nghiệm, đối ngoại

Ngoài chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc họp theo quy định hiện hành của nhà nước, chế độ chi trong một số trường hợp được quy định như sau:

1. Đối với đoàn công tác của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND:

a) Trong thời gian tập trung công tác theo đoàn, HĐND đảm bảo phương tiện đi lại, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác cho các thành viên tham gia đoàn công tác.

b) Các ngày đi công tác, tham dự hội nghị đã được thanh toán tiền ăn thì không được thanh toán phụ cấp lưu trú.

2. Chi tổ chức các hội nghị do HĐND, Thường trực HĐND tổ chức:

Trong trường hợp tổ chức ăn, nghỉ tập trung HĐND tỉnh chi tiền ăn, nghỉ đối với tất cả đại biểu tham dự hội nghị theo quy định. Định mức chi tiền ăn tại các hội nghị thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 14. Chi chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị

Thực hiện theo Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Điều 15. Các điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND

Ngoài chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13, đại biểu HĐND được đảm bảo hoạt động như sau:

1. Hỗ trợ may trang phục:

a) Đối với đại biểu HĐND các cấp, mỗi nhiệm kỳ được hỗ trợ may trang phục như sau:

- Cấp tỉnh: 4.000.000 đồng/người.

- Cấp huyện: 3.000.000 đồng/người.

- Cấp xã: 2.000.000 đồng/người.

b) Công chức, nhân viên phục vụ trực tiếp cho hoạt động HĐND được hỗ trợ may trang phục, mức hỗ trợ như sau:

- Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ.

- Cấp huyện: 1.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ.

- Cấp xã: 500.000 đồng/người/nhiệm kỳ.

2. Mỗi nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, lãnh đạo chuyên trách và Ủy viên các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện được hỗ trợ kinh phí để trang bị 01 máy tính xách tay hoặc máy tính bảng: Mức chi do Thường trực HĐND cùng cấp quyết định.

3. Mỗi nhiệm kỳ, các đại biểu được cấp một số dụng cụ để phục vụ hoạt động đại biểu (cặp, sổ ghi chép, phù hiệu): Mức chi do Thường trực HĐND quyết định.

4. Chi hỗ trợ khai thác tài liệu, truy cập internet; tìm kiếm, tra cứu thông tin, nghiên cứu tài liệu phục vụ hoạt động của HĐND (bao gồm các đại biểu HĐND và công chức văn phòng trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho HĐND):

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/người/tháng.

- Cấp huyện: 150.000 đồng/người/tháng.

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/tháng.

5. Đại biểu HĐND tỉnh; Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, lãnh đạo Ban HĐND cấp huyện, cấp xã được cấp thường xuyên báo “Đại biểu nhân dân”.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm của Văn phòng HĐND tỉnh

1. Hàng năm, căn cứ quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, chế độ, định mức chi tiêu tài chính được quy định tại Nghị quyết này và nhiệm vụ được giao, Văn phòng HĐND tỉnh xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh gửi cơ quan tài chính để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Trong quá trình thực hiện, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm rà soát các nội dung và định mức chi của Nghị quyết này để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh bổ sung, điều chỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 17. Trách nhiệm của Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện và công chức, nhân viên trực tiếp tham mưu, giúp việc hoạt động của HĐND cấp xã

Hàng năm, căn cứ quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, chế độ, định mức chi tiêu tài chính được quy định tại Nghị quyết này và nhiệm vụ được giao:

- Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện tham mưu cho Thường trực HĐND cấp huyện xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND cùng cấp gửi cơ quan tài chính để tổng hợp, tham mưu cho UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện xem xét, quyết định.

- Công chức, nhân viên giúp việc trực tiếp cho hoạt động của HĐND cấp xã tham mưu cho Thường trực HĐND cấp xã xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND cùng cấp gửi bộ phận tài chính để tổng hợp, tham mưu cho UBND cấp xã trình HĐND cấp xã xem xét, quyết định./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND Quy định chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Nam Định

  • Số hiệu: 30/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Trần Văn Chung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản