Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 15 tháng 7 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1014/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Quyết định số 1062/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 25 ngày 5 tháng 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 1746/TTr-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng dự thảo Nghị quyết về việc phân bổ ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 1.648.301 triệu đồng, cụ thể như sau:

1. Vốn ngân sách trung ương: 1.646.101 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 1.235.118 triệu đồng; vốn sự nghiệp 410.983 triệu đồng, gồm:

1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 814.085 triệu đồng.

a) Vốn đầu tư phát triển: 515.722 triệu đồng, gồm:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 69.490 triệu đồng (Nhà ở 22.000 triệu đồng; Đất ở 1.920 triệu đồng; Đất sản xuất 6.570 triệu đồng; Nước sinh hoạt tập trung 39.000 triệu đồng).

- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết 29.345 triệu đồng.

- Dự án 3, tiểu dự án 2: Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 500 triệu đồng, phân bổ cho huyện Nguyên Bình thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án.

- Dự án 4, tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc 343.769 triệu đồng. Trong đó: Đầu tư xã đặc biệt khó khăn 210.752 triệu đồng, xóm đặc biệt khó khăn 10.036 triệu đồng, Chợ xã 7.900 triệu đồng, trạm Y tế xã 31.881 triệu đồng; Đường giao thông liên xã (cứng hóa) 83.200 triệu đồng.

- Dự án 5, tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số: 34.560 triệu đồng.

- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: 11.382 triệu đồng.

- Dự án 9, tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn 16.066 triệu đồng (Bảo Lạc 8.925 triệu đồng, Bảo Lâm 7.141 triệu đồng).

- Dự án 10, tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 10.610 triệu đồng.

b) Vốn sự nghiệp: 298.363 triệu đồng.

+ Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: 10.701 triệu đồng.

+ Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị 144.724 triệu đồng.

+ Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc 15.443 triệu đồng.

+ Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 57.668 triệu đồng.

+ Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch 5.284 triệu đồng.

+ Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 5.891 triệu đồng.

+ Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em 14.565 triệu đồng.

+ Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn 36.618 triệu đồng.

+ Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình 7.469 triệu đồng.

(Chi tiết phân bổ vốn tại phụ lục 1 kèm theo; chi tiết danh mục dự án đầu tư năm 2022 tại phụ lục 5 kèm theo)

1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 596.966 triệu đồng, trong đó:

a) Vốn đầu tư phát triển: 495.706 triệu đồng.

+ Dự án 1, tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo: 471.386 triệu đồng.

+ Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 24.320 triệu đồng (tiểu dự án 1: 23.252 triệu đồng, tiểu dự án 3: 1.068 triệu đồng).

b) Vốn sự nghiệp: 101.260 triệu đồng.

+ Dự án 1, tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo: 13.731 triệu đồng.

+ Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: 31.609 triệu đồng.

+ Dự án 3, tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: 13.674 triệu đồng.

+ Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 24.043 triệu đồng.

(1) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: 19.498 triệu đồng.

(2) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 1.879 triệu đồng.

(3) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững: 2.666 triệu đồng.

+ Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin 9.571 triệu đồng

(1) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin: 8.699 triệu đồng.

(2) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều: 872 triệu đồng.

+ Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình: 8.632 triệu đồng.

(1) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình: 5.639 triệu đồng.

(2) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá: 2.993 triệu đồng.

(Chi tiết phân bổ vốn tại phụ lục 2 kèm theo; chi tiết danh mục dự án đầu tư năm 2022 tại phụ lục 6 kèm theo)

1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 235.050 triệu đồng.

a) Vốn đầu tư phát triển: 223.690 triệu đồng, cụ thể:

(1) Huyện Bảo Lâm: 19.440 triệu đồng.

(2) Huyện Bảo Lạc: 25.450 triệu đồng.

(3) Huyện Hạ Lang: 18.970 triệu đồng.

(4) Huyện Hà Quảng: 28.943 triệu đồng.

(5) Huyện Thạch An: 19.493 triệu đồng.

(6) Huyện Nguyên Bình: 23.810 triệu đồng.

(7) Huyện Trùng Khánh: 28.986 triệu đồng.

(8) Huyện Quảng Hòa: 29.025 triệu đồng.

(9) Huyện Hòa An: 26.213 triệu đồng.

(10) Thành phố Cao Bằng: 3.360 triệu đồng.

b) Vốn sự nghiệp: 11.360 triệu đồng, cụ thể:

- Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp là 4.900 triệu đồng.

- Triển khai chương trình OCOP là 2.025 triệu đồng.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn là 120 triệu đồng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất là 300 triệu đồng.

- Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn là 105 triệu đồng.

- Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn là 400 triệu đồng.

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới là 180 triệu đồng.

- Nâng cao năng lực, truyền thông xây dựng nông thôn mới; thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới là 2.190 triệu đồng.

- Quản lý chương trình là 760 triệu đồng.

- Duy tu bảo dưỡng, vận hành các công trình sau đầu tư trên địa bàn xã là 380 triệu đồng.

(Chi tiết phân bổ vốn đầu tư tại phụ lục 3, vốn sự nghiệp tại phụ lục 4; chi tiết danh mục dự án đầu tư năm 2022 tại phụ lục 7 kèm theo)

2. Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: 2.200 triệu đồng, trong đó:

2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi: 2.200 triệu đồng (Đối ứng dự án 1).

(chi tiết tại Phụ lục 1, 5 kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh

Triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Quyết định điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, LĐ-TB&XH, NN&PTNT;
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm thông tin - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Triệu Đình Lê

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 29/NQ-HĐND về phân bổ ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  • Số hiệu: 29/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Triệu Đình Lê
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản