Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/NQ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, NC (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ)

Ngày 30 tháng 8 năm 2022, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 22-NQ/TW).

Để triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết trên, Chính phủ ban hành Chương trình hành động như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 22-NQ/TW về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

Xác định những nội dung, nhiệm vụ chính, lộ trình thời gian và biện pháp thực hiện để các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, triển khai Nghị quyết

1

Tổ chức phổ biến quán triệt, giáo dục, tuyên truyền những nội dung cơ bản của Nghị quyết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

2

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết.

Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

3

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về phòng thủ dân sự cho cán bộ làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền tại các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

II

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự

1

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự, Chiến lược phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành liên quan.

Đến năm 2023

2

Rà soát, hoàn thiện các quy định, chính sách trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Bộ Công an.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

3

Rà soát, hoàn thiện các quy định, chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn hồ chứa thủy lợi, công trình đê điều.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

4

Rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

5

Rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên quan đến phòng thủ dân sự.

Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

6

Rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

7

Rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khoáng sản, hồ chứa thủy điện.

Bộ Công Thương.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

8

Xây dựng cơ chế, chính sách phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng thủ dân sự.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các bộ, ngành liên quan.

Đến năm 2025

9

Xây dựng chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành liên quan.

Đến năm 2024

10

Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng bộ tiêu chí về năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh đối với các công trình lớn, trọng điểm.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành liên quan.

Đến năm 2030

III

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phòng thủ dân sự

1

Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đưa vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng để đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi thế tự nhiên và giảm thiểu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

2

Hướng dẫn xây dựng hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2024

3

Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2024

IV

Xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự

1

Huấn luyện nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn đường không, đường biển, Trung tâm huấn luyện cứu hộ cứu nạn tổng hợp đáp ứng yêu cầu huấn luyện và cứu hộ cứu nạn theo chức năng.

Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng.

Đến năm 2025

2

Kiện toàn tổ chức, cơ cấu và nâng cao năng lực trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công Thương.

Bộ Quốc phòng.

Đến năm 2025

3

Đầu tư trang bị, kiện toàn tổ chức các đội ứng phó khẩn cấp trong khuôn khổ ASEAN.

Bộ Quốc phòng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Đến năm 2025

4

Chỉ đạo công tác trang bị cho Dân quân tự vệ, dân phòng; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, địa phương.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

5

Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo đảm giám sát, ứng phó, khắc phục hậu quả các nguy cơ, sự cố sinh học, hóa học, hạt nhân cũng như các sự cố dưới nước ở độ sâu lớn.

Bộ Quốc phòng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Đến năm 2025

6

Xây dựng lồng ghép nội dung kiến thức phòng thủ dân sự vào chương trình môn học giáo dục quốc phòng và an ninh vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đến năm 2025

7

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu lợi dụng thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh để xuyên tạc, kích động gây mất an ninh, trật tự, chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng thủ dân sự.

Bộ Công an.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

8

Xây dựng lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trong điều kiện mới.

Bộ Công an.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Thường xuyên

9

Chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng dân phòng bảo đảm số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu “bốn tại chỗ” trong phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư.

Bộ Công an.

Các địa phương.

Thường xuyên

10

Chỉ đạo kiểm tra công tác chuyên môn lực lượng phòng cháy chữa cháy tại cơ sở, phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

Bộ Công an.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

11

Chỉ đạo công tác trang bị các đơn vị công an bảo đảm sẵn sàng hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy ở địa phương kịp thời, hiệu quả.

Bộ Công an.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

12

Kiện toàn tổ chức, biên chế lực lượng chuyên trách về phòng chống thiên tai từ trung ương đến địa phương bảo đảm tinh, gọn, thống nhất, hiệu quả.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

13

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng các đội xung kích ở cơ sở đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai tại địa phương.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

14

Kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho: Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hàng không và các Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy sân bay để đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.

Bộ Giao thông vận tải.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

15

Chỉ đạo, nâng cao năng lực huấn luyện và thực hành cứu hộ cứu nạn của Trung tâm cấp cứu mỏ, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Thường xuyên

16

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị thực hiện quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Bộ Tài nguyên Môi trường.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Đến năm 2025

17

Chỉ đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cơ sở y tế theo quy hoạch, chiến lược phát triển ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cũng như ứng phó các tình huống thiên tai, thảm họa.

Bộ Y tế.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2025

18

Đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực quan trắc thời gian thực, phân tích xử lý thông tin động đất, cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu lên ngang trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thường xuyên

19

Kiện toàn tổ chức, xây dựng và đưa vào hoạt động các đội xung kích, các đội kiêm nhiệm ở địa phương bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Các địa phương.

Thường xuyên

V

Xây dựng nguồn lực, triển khai các chương trình trọng điểm nâng cao năng lực phòng thủ dân sự

1

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đa dạng hóa các nguồn lực cho phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

2

Nghiên cứu, đề xuất, triển khai chương trình hồ chứa thủy lợi, đê điều, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2030

3

Nghiên cứu, triển khai phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường cao tốc để tăng liên kết vùng miền gắn với nâng cao năng lực phòng thủ dân sự cho địa phương.

Bộ Giao thông vận tải.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2030

4

Đầu tư trang bị nâng cao năng lực theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo thời gian thực

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đến năm 2025

5

Nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng kế hoạch và triển khai các khu vực dân cư an toàn, giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Các địa phương.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Môi trường;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đến năm 2025

VI

Ứng dụng khoa học và công nghệ

1

Ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, công nghệ viễn thám trong quan trắc, giám sát và cảnh báo rủi ro thiên tai, ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đến năm 2030

2

Đầu tư nghiên cứu, hợp tác, tăng cường ứng dụng công nghệ, vật liệu mới vào các quá trình thu thập xử lý dữ liệu, sản xuất trang thiết bị phục vụ công tác phòng thủ dân sự.

Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các bộ, địa phương.

Đến năm 2030

3

Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao năng lực khám sàng lọc, phân loại ban đầu, bảo đảm hoạt động của hệ thống y tế trong các tình huống thảm họa, tăng cường các kỹ thuật chuyên sâu trong thăm khám và điều trị.

Bộ Y tế.

Các bộ, ngành, địa phương

Đến năm 2030

4

Ứng dụng công nghệ số, công nghệ viễn thông để tăng cường kết nối, đa dạng hóa các phương thức tiếp cận với người dân để thông tin, cảnh báo các nguy cơ rủi ro và phổ biến các kỹ năng cần thiết cho cộng đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các bộ, ngành, địa phương.

Đến năm 2030

5

Ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới vào nghiên cứu, sản xuất trang bị phục vụ giám sát, phát hiện cảnh báo nguy cơ và ứng phó với sự cố sinh học, hóa học và hạt nhân.

Bộ Quốc phòng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đến năm 2030

6

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào cải tiến, sản xuất trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ Công an.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đến năm 2030

VII

Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự

1

Tổ chức huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không, đường biển, cứu hộ cứu nạn tổng hợp cho các đối tượng.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, địa phương.

Thường xuyên

2

Tổ chức huấn luyện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các đối tượng.

Bộ Công an.

Các bộ, địa phương.

Thường xuyên

3

Chỉ đạo công tác huấn luyện cấp cứu sập đổ hầm lò.

Bộ Công Thương.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

4

Chỉ đạo và tổ chức diễn tập thực nghiệm ứng phó với các loại hình thiên tai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

01 loại hình/năm

5

Xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập thực nghiệm ứng phó các sự cố ô nhiễm môi trường, rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương.

01 loại hình/năm

6

Xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập thực nghiệm ứng phó thảm họa ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các bộ, ngành, địa phương.

01 loại hình/năm

7

Xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập ứng phó các sự cố, thảm họa xuyên biên giới (khu vực biên giới); diễn tập công tác tìm kiếm cứu nạn tàu thuyền, trên biển và dưới mặt biển.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

8

Chỉ đạo, tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy có huy động nhiều lực lượng địa phương tham gia; chỉ đạo, tổ chức diễn tập các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

9

Tổ chức luyện tập, diễn tập cho hệ thống y tế theo kịch bản ứng phó với các tình huống thảm họa, dịch bệnh.

Bộ Y tế.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

10

Chỉ đạo xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, an ninh cảng biển, an ninh hàng không và khẩn nguy sân bay ứng phó với các tình huống cháy nổ, dịch bệnh, khủng bố.

Bộ Giao thông vận tải.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

VIII

Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự

1

Nghiên cứu xây dựng các thỏa thuận khung hợp tác về hỗ trợ nhân đạo trong các tình huống thảm họa để tranh thủ nguồn lực bên ngoài và làm tròn trách nhiệm của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành, địa phương.

2025 - 2030

2

Xây dựng các thỏa thuận, các cơ chế phối hợp với các quốc gia lân cận, các quốc gia trong khu vực để ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống thảm họa, sự cố khu vực biên giới, khu vực biển liên quan trách nhiệm của quốc gia.

Bộ Quốc phòng.

Các bộ, ngành, địa phương.

2025 - 2030

3

Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng, phân tích và chia sẻ dữ liệu về dự báo các rủi ro thiên tai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

4

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ, sản xuất sinh phẩm, thuốc chữa bệnh; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y.

Bộ Y tế.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

5

Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất và an toàn cho cuộc sống của người dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

6

Xây dựng chiến lược khoa học, công nghệ, triển khai vào chương trình, kế hoạch hợp tác khoa học, công nghệ với các tổ chức quốc tế, các cường quốc về khoa học, công nghệ, các đối tác truyền thống để tiếp cận làm chủ các công nghệ hiện đại phục vụ công tác phòng thủ dân sự.

Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương.

Thường xuyên

IX

Sơ kết, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phòng thủ dân sự

1

Sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Bộ Quốc phòng.

Định kỳ

2

Nghiên cứu phát triển lý luận về phòng thủ dân sự trong tình hình mới.

Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học viện, trường đại học.

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

Thường xuyên

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo; các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ nhiệm vụ được giao chủ trì tại Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng kế hoạch thực hiện, hoàn thành trong quý I năm 2023.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 12 trong năm để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

3. Bộ Quốc phòng phối hợp với ban, bộ, ngành trung ương, các địa phương tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Chính phủ việc thực hiện Nghị quyết này; kịp thời báo cáo những vấn đề mới nảy sinh và đề xuất các giải pháp xử lý.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các bộ, ngành trung ương, địa phương chủ động báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo do Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 28/NQ-CP
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 01/03/2023
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Phạm Minh Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản