Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2016/NQ-HĐND

Gia Lai, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;

Xét Tờ trình số 5474/TTr-UBND, ngày 25/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê duyệt dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017 theo nội dung Tờ trình số 5474/TTr-UBND ngày 25/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm một số chỉ tiêu tổng hợp như sau:

I. Dự toán ngân sách nhà nước:

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Thu cân đối NSNN trên địa bàn Trung ương dự kiến giao: 3.356.000 triệu đồng.

Địa phương xây dựng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 3.613.600 triệu đồng, gồm:

a. Các khoản thu cân đối NSNN 3.571.600

So với dự toán Trung ương giao tăng 215.600 triệu đồng. Gồm tăng thu tiền sử dụng đất 195.600 triệu đồng (295.600 - 100.000) triệu đồng; Tăng thu thuế tài nguyên khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh: 10.000 triệu đồng; Tăng thu thuế thu nhập cá nhân: 10.000 triệu đồng.

b. Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách 42.000 triệu đồng

Chủ yếu là khoản ghi thu, ghi chi tiền học phí, bằng 23,3% so với dự toán năm 2016 (Tại Điểm d Mục 5 Phần V Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ có nêu: Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, qua thảo luận với các huyện, thị xã, thành phố: Đối với các khoản huy động đóng góp của các tổ chức và cá nhân không thực hiện ghi thu, ghi chi qua ngân sách).

2. Tổng thu ngân sách địa phương

9.827.097 triệu đồng

a) Thu NSĐP hưởng theo phân cấp 

3.098.269

-

b) Các khoản được để lại chi quản lý qua ngân sách

42.000

-

c) Thu từ nguồn kết dư năm trước

39.903

-

d) Thu chuyển nguồn (trả nợ vốn vay KCHKM>NT)

19.000

-

đ) Thu NSTW bổ sung

6.627.925

-

Tăng 30,1 % so dự toán năm 2016 giao.

 

 

+ Bổ sung cân đối ngân sách

5.831.170

-

Tăng 163% so với dự toán năm 2016

 

 

+ Bổ sung có mục tiêu:

796.755

-

2. Dự toán chi ngân sách địa phương:

Dự toán chi ngân sách địa phương Trung ương giao là 9.634.694 triệu đồng. Trong đó, chi cân đối ngân sách là 8.837.939 triệu đồng; chi chương trình MTQG và chi thực hiện một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác là 796.755 triệu đồng.

Trên cơ sở dự toán thu ngân sách của địa phương, dự toán chi ngân sách như sau:

2.1 Tổng chi ngân sách địa phương:

9.934.726 triệu đồng

a. Các khoản chi cân đối NSĐP

9.095.971

-

Chi đầu tư phát triển

1.404.539

-

Tăng 43% so với dự toán năm 2016 (1.404.539/982.000 triệu đồng), chiếm 15,4% tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2017.

Trong đó: chi trả nợ vay chương trình KCHKM>NT: 84.471 triệu đồng; chi trả tạm ứng cho Tng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam về dự án nâng cấp sân bay Pleiku: 9.000 triệu đồng)

- Chi thường xuyên

7.506.919

-

Tăng 29,1% so với dự toán năm 2016 (7.506.919/5.814.419), số tuyệt đối là 1.692.500 triệu đồng Gồm:

+ Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo - dạy nghề là 3.169.299 triệu đồng, tăng 27.479 triệu đồng so dự toán Trung ương giao, tăng 14,6% (3.169.299/2.766.454 triệu đồng) so dự toán năm 2016 (tăng 402.845 triệu đồng). Bằng 34,8% tổng chi cân đối NSĐP và bằng 42,2% chi thường xuyên.

+ Sự nghiệp Khoa học và công nghệ là 22.420 triệu đồng, bằng dự toán Trung ương giao, tăng 520 triệu đồng so với dự toán năm 2016;

+ Sự nghiệp Môi trường là 116.990 triệu đồng, tăng 31.740 triệu đồng so với dự toán Trung ương giao (chiếm 1,28% tổng chi cân đối NSĐP);

+ Các khoản chi thường xuyên còn lại là 4.198.210 triệu đồng, tăng 41,5% so với dự toán năm 2016, tương ứng với số tiền tăng 1.232.145 triệu đồng (4.198.210 - 2.966.065).

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.400

-

(Bằng số Trung ương giao)

- Dự phòng ngân sách

183.113

-

 (Bằng 2% chi cân đối NSĐP đảm bảo quy định)

b) Các khoản chi quản lý qua ngân sách

42.000

-

c) Chi các khoản Trung ương bổ sung có mục tiêu

796.755

-

Gồm:

+ Chi các mục tiêu vốn đầu tư phát triển

697.244

-

+ Chi các mục tiêu sự nghiệp

99.511

-

Chi thực hiện các chương trình, nhiệm vụ do Trung ương bổ sung có mục tiêu được bố trí dự toán theo đúng chương trình, nội dung được Chính phủ giao.

4. Bội chi ngân sách địa phương:        107.629 triệu đồng

- Tổng số vốn vay trung ương giao trong năm: 192.100 trđ. Gồm: vay thực hiện Chương trình KCHKM>NT: 185.080 trđ; Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại: 7.020 trđ;

- Tổng số lãnh phí địa phương trả nợ vay tiền KCHKM>NT: 84.471 trđ;

- Bội chi ngân sách: 107.629 trđ (192.100 - 84.471 trđ)

Thấp hơn số bội chi trung ương dự kiến là 16.471 triệu đồng (107.629 - 124.100 triệu đồng). Do số trả nợ gốc vốn vay KCHKM và GTNT địa phương lấy theo số thực tế trên khế ước vay là 84.471 triệu đồng (s Bộ Tài chính dự kiến là 68.000 triệu đồng).

II. Phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh:

Nguyên tắc phân bổ:

- Đảm bảo cân đối nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để thực hiện các chế độ, chính sách Trung ương ban hành đến ngày 31/5/2016 (chưa bao gm các chính sách tăng thêm do tiêu chí chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và các chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ khi có đối tượng tham gia như kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình).

- Đảm bảo mức tăng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp môi trường so với số Trung ương đã giao và bảo đảm mức chi tối thiểu về chi sự nghiệp khoa học công nghệ so với số Trung ương giao;

- Thực hiện theo đúng quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực, nhằm đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách;

- Các chế độ, chính sách do địa phương ban hành thì sử dụng nguồn tăng thu, kết dư để xử lý theo khả năng ngân sách như: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở (02 chức danh thôn, làng, tổ dân phố), an sinh xã hội (tiền ăn bệnh nhân nghèo), quốc phòng - an ninh, xây dựng khu di tích lịch sử, ...

- Những nhiệm vụ chi có chủ trương của cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có dự án, dự toán được duyệt thì bố trí kinh phí dự kiến theo từng lĩnh vực. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chi sau khi dự án, dự toán được phê duyệt;

- Những nhiệm vụ của các Bộ, Ngành Trung ương giao cân đối từ ngân sách địa phương sẽ đảm bảo theo khả năng của ngân sách;

- Những nhiệm vụ chi đột xuất phát, Sở Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh bổ sung chi trong quá trình điều hành ngân sách;

- Những nhiệm vụ chi phát sinh chưa có trong dự toán đầu năm, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xin chủ trương để xử lý theo quy định của Luật Ngân sách.

- Đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng), đề nghị UBND tỉnh rà soát, phân bổ lại kinh phí chi thường xuyên và trình Thường trực HĐNĐ tỉnh cho ý kiến trước khi quyết định giao dự toán.

- Bổ sung kinh phí trang bị máy tính bảng cho Đại biểu HĐND tỉnh khóa XI.

Theo nguyên tắc trên, dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh năm 2017 như sau:

1. Dự toán thu:

Tổng thu ngân sách cấp tỉnh:

8.635.797 triệu đồng

Trong đó:

- Thu ngân sách cấp tỉnh hưởng theo phân cấp:

1.933.669

-

- Thu ngân sách Trung ương bổ sung

6.627.925

-

+ Bổ sung cân đối ngân sách

5.831.170

-

+ Bổ sung có mục tiêu

796.755

-

- Thu từ nguồn kết dư

39.903

-

- Thu chuyển nguồn (trả vốn vay KCHKM>NT)

19.000

-

- Các khoản được để lại chi quản lý qua ngân sách (tiền học phí):

5.300

-

2. Dự toán chi:

Căn cứ nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh, nhiệm vụ chi đã được phân cấp và định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2017-2020, dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2017 như sau:

Tổng chi ngân sách cấp tỉnh:

8.743.426 triệu đồng

Tăng 15% so dự toán năm 2016 (8.743.426/7.598.974), số tuyệt đối 1.144.452 triệu đồng.

a. Nhiệm vụ chi của NS cấp tỉnh theo phân cấp: 4.078.021 triệu đồng. Gồm:

- Chi đầu tư phát triển: 861.379 triệu đồng. Gồm:

+ Chi XDCB tập trung: 547.310 triệu đồng (kể cả trả nợ vay: 65.471 triệu đồng; trả tạm ng cho Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam. Về dự án nâng cấp sân bay Pleiku: 9.000 triệu đồng);

+ Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu tiền sử dụng đất (k cả kinh phí bồi thường tái định cư của các dự án đã tạm ứng Quỹ Phát triển đất tỉnh). 25.200 triệu đồng;

+ Kinh phí thực hiện công tác đo đạc (trích 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đt và tiền thuê đất): 9.610 triệu đồng;

+ Kinh phí trích chuyển vào Quỹ phát triển đất (từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đt): 27.630 triệu đồng;

+ Chi đầu tư từ nguồn thu XSKT: 105.000 triệu đồng.

+ Chi trả nợ vốn vay KCHKM và GTNT (phần chuyển nguồn 19 tỷ đồng từ năm 2016 sang năm 2017): 19.000 triệu đồng;

+ Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách:

107.629 triệu đồng;

- Chi thường xuyên

2.329.224

-

Tăng 15,3% so dự toán năm 2016 giao (2.329.224/2.018.983), số tuyệt đối 310.241 triệu đồng.

- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

1.400

-

- Dự phòng ngân sách

73.963

-

 (Bằng 2,26% chỉ cân đối ngân sách tỉnh, đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách)

- Các khoản chi quản lý qua ngân sách

15.300

-

- Chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trung ương bổ sung 796.755

-

b. Bổ sung cho ngân sách huyện, thành phố

4.665.405

-

- Bổ sung cân đối ngân sách

4.283.316

-

- Bổ sung có mục tiêu nhiệm vụ

382.089

-

3. Bội chi ngân sách tỉnh 107.629 triệu đồng

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XI, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội; VPQH;
- Ban Công tác đại biểu;
- Thủ tướng CP; VPCP;
- Bộ Tài chính; Bộ KHĐT;
- TT Tỉnh ủy; VP Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- UBND tỉnh;
- VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Cục kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- VP. UBND tỉnh (đăng công báo);
- CV Phòng TH;
- Lưu: VT-TH.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Trang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND về dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành

  • Số hiệu: 27/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Văn Trang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản