Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2009/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 10 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 173/TT-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Bãi bỏ nội dung phê chuẩn về phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước tại Nghị quyết số 26/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV kỳ họp thứ 10 về việc phê chuẩn quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp; tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước và quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV kỳ họp thứ 14 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Quy định phân cấp thẩm quyền đầu tư, xây dựng, mua sắm, thuê, điều chuyển, thu hồi, bán, thanh lý tài sản nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý.
2. Việc quản lý, xử lý tài sản của các dự án khi kết thúc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Cơ quan quản lý nhà nước
2. Đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản nhà nước theo quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản theo quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức).
Điều 3. Tài sản Nhà nước do cơ quan, đơn vị và các tổ chức thuộc địa phương quản lý, xử lý bao gồm:
1. Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất;
2. Xe ô tô các loại;
3. Máy móc, trang thiết bị làm việc, các tài sản cố định khác (sau đây gọi chung là các loại tài sản khác) được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hoặc hình thành từ các nguồn khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản của Nhà nước, được Nhà nước giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Chương II
NỘI DUNG PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Mục 1: ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 4. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm đối với tài sản Nhà nước.
1. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản Nhà nước là phương tiện giao thông vận tải và các loại tài sản khác của các cơ quan, đơn vị được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
- Mua sắm xe ô tô các loại theo hạn mức do Bộ Tài chính quy định.
- Mua sắm các loại tài sản khác (trừ xe ô tô các loại) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao quyết định mua sắm các loại các loại tài sản khác (trừ xe ô tô các loại) có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
c) Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương, các phòng ban trực thuộc UBND cấp huyện hoặc cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp xã, căn cứ tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao, quyết định mua sắm các loại tài sản khác có giá trị dưới 100 triệu đồng trên một đơn vị tài sản.
d) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được quyền quyết định mua sắm tài sản không phải là trụ sở làm việc, xe ô tô từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn huy động theo để phục vụ hoạt động của đơn vị.
e) Việc tổ chức đầu tư mua sắm tài sản quy định tại điểm a, b, c, d, e, khoản 2, điều này được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 5. Thẩm quyền thuê tài sản để phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án thuê trụ sở làm việc và thuê các loại tài sản khác có mức giá thuê từ 100 triệu đồng/năm trở lên đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh quản lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao quyết định phê duyệt phương án thuê tài sản (trừ trụ sở làm việc) có mức giá thuê từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/năm đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Mức giá thuê tài sản được Sở Tài chính thẩm định phù hợp với giá thuê tài sản cùng loại tại thị trường.
3. Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương, các phòng ban trực thuộc UBND cấp huyện hoặc cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao quyết định thuê tài sản (Trừ trụ sở làm việc) có mức giá thuê dưới 30 triệu đồng/năm.
Điều 6. Thẩm quyền thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi, điều chuyển; phê duyệt phương án thu hồi, điều chuyển đối với: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi, điều chuyển các loại tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1 điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định thu hồi, điều chuyển các loại tài sản khác thuộc phạm vi quản lý, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1, 2 điều này.
Điều 7. Thẩm quyền bán tài sản Nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý, gồm: trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất); Xe ô tô các loại; các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính;
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán các loại tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản và phương tiện giao thông vận tải khác, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1 điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản nhà nước có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng tính trên một đơn vị tài sản và xe máy các loại thuộc cấp huyện quản lý theo đề nghị của phòng Tài chính - Kế hoạch, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1, 2 điều này.
4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành quyết định bán tài sản nhà nước của đơn vị và các đơn vị trực thuộc đối với các loại tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng tính trên một đơn vị tài sản, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1, 2 điều này.
5. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quyết định bán tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1 điều này.
Điều 8. Thẩm quyền thanh lý tài sản Nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý gồm: trụ sở làm việc cơ sở hoạt động sự nghiệp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 điều này); ô tô các loại; các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính;
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý đối với tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản và phương tiện giao thông vận tải khác, trừ các loại tài sản đã nêu tại khoản 1 điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý đối với tài sản Nhà nước thuộc cấp huyện quản lý gồm:
a. Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc tài sản khác gắn liền với đất theo phân cấp thuộc nội dung cấp tỉnh quản lý nhưng phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b. Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo phân cấp về quản lý đầu tư có đủ điều kiện để thanh lý theo quy định của pháp luật.
Các quyết định thanh lý quy định tại điểm a, b điều này gửi Sở Tài chính một bản để theo dõi;
c. Tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng trên một đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý của huyện (bao gồm cả xe máy) theo đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch;
4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành quyết định thanh lý tài sản nhà nước của đơn vị và các đơn vị trực thuộc đối với các loại tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng trên một đơn vị tài sản, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1, 2 điều này.
5. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thanh lý đối với các loại tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 50 triệu đồng tính trên một đơn vị tài sản thuộc cấp xã quản lý, trừ các loại tài sản đã nêu tại khoản 1, 2, 3 điều này;
6. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quyết định thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, trừ các loại tài sản nêu tại khoản 1 điều này.
Điều 9. Trình tự, thủ tục thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Mục 2: ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP.
Điều 10. Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Thẩm quyền đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước được thực hiện theo quy định tại mục 1 chương II, quy định này.
Điều 11. Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
1. Ngân sách nhà nước không đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; Nhà nước không giao tài sản hoặc hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
2. Tài sản là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất; ô tô các loại mà Nhà nước đã giao cho tổ chức quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước. Thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước được thực hiện theo quy định tại mục 1 chương II, quy định này.
3. Tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, điều này mà nhà nước đã giao cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của tổ chức, việc quản lý, xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật có liên quan và Điều lệ của tổ chức.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 10/2008/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về chủ trương điều chỉnh giá đất năm 2008; phân cấp thẩm quyền trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản Nhà nước; Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998-2000 và đến năm 2010; giải pháp kiềm chế lạm phát
- 3Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành từ năm 1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 4Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND quy định phân cấp thẩm quyền quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2018
- 7Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành từ năm 1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 2Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND quy định phân cấp thẩm quyền quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2018
- 4Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 3Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 4Quyết định 10/2008/QĐ-UBND về Quy định phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về chủ trương điều chỉnh giá đất năm 2008; phân cấp thẩm quyền trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản Nhà nước; Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998-2000 và đến năm 2010; giải pháp kiềm chế lạm phát
- 6Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 26/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Viết Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Ngày hết hiệu lực: 20/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra