- 1Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 3Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 5Quyết định 240/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2017/NQ-HĐND | Lai Châu, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017-2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chỉnh phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Xét Tờ trình 2162/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030; Báo cáo thẩm tra số 523/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030 (có chương trình kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017-2030
(Kèm theo Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
a) Quan điểm
Phát triển đô thị đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư giữa các khu vực đô thị và nông thôn; quỹ đất xây dựng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển đô thị đảm bảo tính bền vững.
Phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, nguồn lực đầu tư, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường; nâng cao chất lượng hạ tầng, dịch vụ đô thị, xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực. Giữ gìn văn hóa, bản sắc của đô thị miền núi phía Bắc.
b) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ; xây dựng các đô thị văn minh, hiện đại, có bản sắc văn hóa, đảm bảo vai trò, vị trí của từng đô thị là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh và các huyện.
- Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2030, tỉnh Lai Châu có 10 đô thị, trong đó 01 đô thị loại II: thành phố Lai Châu; 04 đô thị loại IV: thị trấn Than Uyên, thị trấn Tam Đường, thị trấn Phong Thổ, thị trấn Sìn Hồ; 05 đô thị loại V: thị trấn Tân Uyên, thị trấn Nậm Nhùn, thị trấn Mường Tè, đô thị Phúc Than (huyện Than Uyên) và khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ).
2. Các chỉ tiêu chính phát triển đô thị
Stt | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giai đoạn 2017-2020 | Giai đoạn 2021-2025 | Giai đoạn 2026-2030 |
1 | Tỷ lệ đô thị hóa. | % | 20 | 25 | 30 |
2 | Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân. | m2/người | 26,5 | 26,5 | 26,75 |
3 | Tỷ lệ nhà kiên cố. | % | 85 | 85,5 | 85,5 |
4 | Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị. | % | 11,25 | 11,6 | 11,8 |
5 | Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng. | % | 1,63 | 2,3 | 2,7 |
6 | Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch. | % | 81,88 | 83,5 | 85,5 |
7 | Tiêu chuẩn cấp nước tại đô thị. | % | 83,75 | 87 | 91 |
8 | Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước/diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị. | % | 70,65 | 78,5 | 88 |
9 | Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý. | % | 11,88 | 20 | 50 |
10 | Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. | % | 100 | 100 | 100 |
11 | Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý. | % | 95,0 | 95,0 | 95,0 |
12 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom. | % | 71,25 | 73 | 75 |
13 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý. | % | 70 | 70 | 70 |
14 | Tỷ lệ chất thải rắn, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. | % | 80 | 88 | 90 |
15 | Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. | % | 85,63 | 86,5 | 87,5 |
16 | Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính được chiếu sáng. | % | 81,88 | 83,5 | 85,5 |
17 | Tỷ lệ khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng. | % | 80 | 81,5 | 82,5 |
18 | Đất cây xanh đô thị | m2/người | 5,22 | 5,18 | 5,18 |
19 | Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị | m2/người | 3,13 | 3,4 | 3,6 |
3. Lộ trình và kế hoạch phát triển đô thị
Giai đoạn 2021-2025: thành phố Lai Châu là đô thị loại II, thị trấn Than Uyên, thị trấn Phong Thổ là đô thị loại IV, Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), đô thị Phúc Than (huyện Than Uyên) là đô thị loại V.
Giai đoạn 2026-2030: thị trấn Sìn Hồ, thị trấn Tam Đường là đô thị loại IV.
4. Các dự án hạ tầng, kỹ thuật, công trình ưu tiên đầu tư
a) Các dự án do Trung ương đầu tư
Đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến thành phố Lai Châu - Cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ).
- Sân bay Lai Châu.
- Đường liên tỉnh Phong Thổ (Lai Châu) - Bát Xát (Lào Cai).
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp 220KV.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp 110KV.
- Xây dựng, cải tạo đường dây và trạm biến áp 35KV.
b) Các dự án do tỉnh quản lý
- Quy hoạch: Lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lai Châu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; lập điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị: thành phố Lai Châu, thị trấn Tam Đường, thị trấn Tân Uyên, thị trấn Than Uyên, thị trấn Sìn Hồ, Khu kinh tế cửa khâu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), thị trấn Phúc Than (huyện Than Uyên).
- Giao thông: Nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ 129; nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ 133 (Đoạn Séo Lèng - Nậm Tăm); đường tỉnh lộ 134 Khau Giềng (xã Pắc Ta) giao QL32 đến bản Pá Ngùa (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên).
- Cấp nước: xây dựng nhà máy cấp nước thị trấn Nậm Nhùn; đô thị Phúc Than (huyện Than Uyên).
- Hệ thống thoát nước: Xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom xử lý nước thải thành phố Lai Châu; trạm xử lý nước thải các đô thị: Than Uyên, Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ.
- Quản lý chất thải rắn: Dự án xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn tại thành phố Lai Châu; cải tạo và mở rộng cơ sở xử lý chất thải rắn tại đô thị các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè; thí điểm chương trình phân nguồn rác tại nguồn.
- Cấp điện: Cấp điện cho trung tâm thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn giai đoạn 2; mở rộng lưới điện khu vực vành đai thị trấn Than Uyên - huyện Than Uyên chống quá tải cho trạm biến áp hiện có, giảm bán kính cấp điện, nâng cao chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng, phân bổ lại phụ tải trên đường dây hợp lý; cải tạo đường dây 35 Kv nhánh rẽ Sa Pa - Tam Đường thuộc huyện Tam Đường; cải tạo đường dây 35 Kv Phong Thổ-Sìn Hồ.
- Công trình công cộng: Xây dựng Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Rạp chiếu phim thành phố Lai Châu, Trung tâm Văn hóa Thành phố Lai Châu, Trung tâm liên hiệp thể thao của tỉnh, sân vận động tỉnh, hạ tầng quần thể du lịch Pu Sam Cáp, hạ tầng khu du lịch cao nguyên Sìn Hồ, Bệnh viện Đa khoa huyện Nậm Nhùn, khu trung tâm hành chính - chính trị huyện Nậm Nhùn.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chương trình: 20.289,10 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn Trung ương đầu tư: Đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến thành phố Lai Châu - Cửa khẩu Ma Lù Thàng; sân bay Lai Châu; đường liên tỉnh Phong Thổ (Lai Châu)- Bát Xát (Lao Cai); đường dây và trạm biến áp 220Kv; đường dây và trạm biến áp 110Kv; đường dây và trạm biến áp 35Kv:
+ Giai đoạn 2017-2020: 2.615 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021-2025: 7.725 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 6.300 tỷ đồng.
- Nguồn vốn do tỉnh quản lý:
+ Quy hoạch: 17,9 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2017-2020.
+ Giao thông: 1.300 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2017-2020: 100 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 500 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 700 tỷ đồng.
+ Cấp nước: 300 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2017-2020: 100 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 200 tỷ đồng.
+ Thoát nước: 330 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2017-2020: 50 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 180 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 100 tỷ đồng.
+ Quản lý chất thải rắn: 443,54 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2017-2020: 80 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 363,54 tỷ đồng.
+ Cấp điện: 47,555 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2017-2020.
+ Công trình công cộng: 1.210 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2017-2020: 590 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 550 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 70 tỷ đồng.
b) Xác định nguồn vốn đầu tư
- Các công trình do Trung ương đầu tư: Trên cơ sở các danh mục dự án, quy hoạch, chủ trương đã được phê duyệt chủ động đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ưu tiên đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Khai thác nguồn vốn từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, hợp tác Nhà nước và tư nhân (PPP).
+ Quy hoạch: Sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh và hỗ trợ từ Trung ương.
+ Giao thông: Sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách tỉnh và hỗ trợ từ Trung ương cho các công trình trọng điểm; phát huy nội lực địa phương trong đầu tư các công trình giao thông; huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới trong khu vực đô thị. Lập quy hoạch chi tiết các khu đô thị dọc các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, để tạo nguồn vốn dài hạn đầu tư các công trình giao thông. Thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa hình thức đầu tư liên doanh, liên kết, hợp tác Nhà nước và tư nhân theo quy định để đầu tư phát triển lĩnh vực giao thông.
+ Cấp nước: Lập các dự báo về nhu cầu cấp nước tại các đô thị, tốc độ đô thị hóa để đầu tư nâng cấp công suất hệ thống cấp nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đảm bảo chất lượng và theo tiến độ được duyệt; cải tạo, thay thế, nâng cấp đường ống cho phù hợp với nhu cầu cấp nước; tăng cường quản lý theo vùng, khu vực.
+ Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải: Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Trung ương và một phần từ Ngân sách địa phương. Bên cạnh đó tận dụng các nguồn vốn vay, hỗ trợ ODA từ các tổ chức quốc tế.
+ Quản lý chất thải rắn: Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình về chất thải rắn từ vốn đầu tư của ngân sách tỉnh; vốn Quỹ bảo vệ môi trường; vốn đầu tư của các đơn vị tư nhân; vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức khác; vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác.
+ Cấp điện: Đề nghị Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia - Tập đoàn Điện lực Việt nam đầu tư phần lưới điện truyền tải từ 220KV; Tổng công ty Điện lực miền Bắc đầu tư lưới điện 110KV. Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đấu nối lưới 110KV đầu tư đường dây đến điểm đấu nối; Công ty Điện lực Lai Châu đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp và công tơ.
c) Giải pháp về thu hút đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Rà soát và xây dựng thông tin chi tiết về dự án, danh mục kêu gọi nhà đầu tư.
- Giải pháp Nhà nước và Nhân dân cùng làm: Áp dụng với một số dự án nhỏ theo hình thức Nhà nước đảm bảo vật tư, vật liệu, người dân đóng góp ngày công xây dựng các tuyến đường giao thông liên thôn, kênh tưới tiêu quy mô nhỏ.
- Rà soát các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi, thay thế các quy định còn bất cập liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.
- Cụ thể hóa các chính sách về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật: cấp thoát nước, môi trường đô thị; công trình phúc lợi: bệnh viện, trường học, trung tâm văn hoá, thể thao; thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai.
- Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước thu hút vốn đầu tư.
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; khắc phục tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các đơn vị, các ngành với nhà đầu tư để xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, củng cố lòng tin nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, tạo hiệu ứng lan toả và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
đ) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đào tạo lao động có trình độ cao, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- Điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với người dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.
- Tạo các cơ chế chính sách xã hội để các doanh nghiệp bố trí chỗ ở cho công nhân.
e) Giải pháp xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch
- Lập và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị phù hợp với tình hình phát triển đô thị của tỉnh. Lập và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, các thị trấn, điểm tập trung dân cư, các khu vực có khả năng phát triển hoặc có khả năng kêu gọi và thu hút nguồn vốn đầu tư.
- Ban hành quy chế quản lý theo quy hoạch, thực hiện tốt việc công bố quy hoạch xây dựng để Nhân dân biết, thực hiện. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan cho từng đô thị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn toàn Tỉnh.
- 1Quyết định 821/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 2Quyết định 2095/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2431/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 3Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 5Quyết định 240/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 11Quyết định 821/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 12Quyết định 2095/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 2431/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 15Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030
- Số hiệu: 24/2017/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Vũ Văn Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực