- 1Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 117/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/NQ-HĐND | Tiền Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 117/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 05 năm 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 312/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 98/BC-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Nội dung quy hoạch điều chỉnh, bổ sung
a) Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát:
+ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông thủy sản và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng nền nông nghiệp đa dạng tiếp cận kinh tế thị trường nhằm tạo giá trị gia tăng và phát triển bền vững, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh gắn nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu với các vùng nguyên liệu; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động trong đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5 năm (2016 - 2020) là 4%/năm; cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2020 chiếm 31,3 - 32,7 % GRDP toàn tỉnh.
+ Đến năm 2030: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 10 năm (2021 - 2030) là 3,5%/năm; Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2030 chiếm từ 12,5 - 14,5 % GRDP toàn tỉnh.
b) Nội dung quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sau điều chỉnh, bổ sung
- Tổng diện tích đất nông nghiệp:
Đến năm 2020 là 181.448,69 ha, trong đó đất trồng cây ăn trái 74.000 ha; đất trồng lúa 72.349 ha; đất rừng phòng hộ 3.695 ha; đất rừng sản xuất 900 ha; đất nuôi trồng thủy sản 10.236 ha.
- Trồng trọt:
+ Cây lúa: Đến năm 2020, tổng diện tích canh tác lúa 72.349 ha với diện tích gieo trồng hàng năm 201.500 ha, sản lượng đạt 1.200.000 tấn. Đến năm 2030, tổng diện tích canh tác ổn định khoảng 70.000 ha; diện tích gieo trồng đạt 193.000 ha với sản lượng 1.150.000 tấn.
+ Cây ăn trái: Năm 2020, diện tích 74.000 ha, sản lượng dự kiến 1.400.000 tấn. Đến năm 2030: diện tích khoảng 75.000 ha, sản lượng đạt trên 1.400.000 tấn; cụ thể:
. Cây xoài: đến năm 2020 diện tích đạt 4.800 ha, sản lượng 115.400 tấn; tập trung tại các xã thuộc huyện Cái Bè;. Đến năm 2030 diện tích khoảng 5.000 ha, sản lượng 120.000 tấn.
. Cây sầu riêng: đến năm 2020 diện tích 12.000 ha, sản lượng 260.000 tấn; tập trung ở huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và một số xã huyện Cái Bè; Đến năm 2030 diện tích khoảng 12.000 ha, sản lượng 276.000 tấn.
. Cây khóm: đến năm 2020 diện tích khoảng 15.000 ha, sản lượng khoảng 309.000 tấn, tập trung tại huyện Tân Phước. Đến năm 2030 diện tích khoảng 16.000 ha, sản lượng khoảng 312.000 tấn.
. Cây thanh long: đến năm 2020 diện tích thanh long khoảng 7.150 ha, sản lượng 172.000 tấn; tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Gạo và mở rộng thêm tại huyện Gò Công Tây; huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phước. Đến năm 2030 diện tích khoảng 10.000 ha, sản lượng 245.000 tấn.
. Cây sa pô: đến năm 2020 diện tích 2.200 ha, sản lượng khoảng 66.000 tấn, chủ yếu tập trung ở các xã thuộc huyện Châu Thành và duy trì khoảng 3.000 ha đến năm 2030, sản lượng 85.000 tấn.
. Cây vú sữa: Cải tạo và khôi phục vườn vú sữa hiện có, đến năm 2020 diện tích khoảng 500 ha, sản lượng 11.000 tấn; đến năm 2030 diện tích khoảng gần 1.000 ha, sản lượng gần 24.000 tấn.
. Cây Mãng cầu xiêm: đến năm 2020 diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng 27.000 tấn; tập trung huyện Tân Phú Đông và mở rộng thêm tại một số xã của huyện Gò Công Tây. Đến năm 2030 diện tích khoảng 2.000 ha, sản lượng khoảng 33.200 tấn.
Ngoài phát triển vùng tập trung, tiếp tục phát triển một số cây khác hiện có diện tích tương đối lớn nhãn, cam, quýt, bưởi, chôm chôm, sơ ri…
+ Cây rau: Đến năm 2020, diện tích canh tác chuyên rau khoảng 6.500 ha; diện tích gieo trồng đến năm 2020 đạt 57.000 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công; sản lượng 1.157.000 tấn. Đến năm 2030, diện tích gieo trồng đạt 67.000 ha, tổng sản lượng khoảng 1.300.000 tấn.
+ Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích khoảng 400 ha, vùng trồng đậu phộng phân bố chủ yếu tại huyện Chợ Gạo và mở rộng thêm tại huyện Tân Phước, sản lượng 990 tấn.
+ Cây dừa: Chủ yếu phân bổ tại các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Tân Phú Đông; đến năm 2020 khoảng 16.250 ha, đạt sản lượng 126.000.000 trái. Đến năm 2030 khoảng 16.280 ha, đạt sản lượng 130.000.000 trái.
- Chăn nuôi:
+ Đàn heo: Năm 2020 là 780.000 con, đến năm 2030 đạt 800.000 con.
+ Đàn bò: Năm 2020 là 130.000 con; đến năm 2030, đạt 150.000 con.
+ Đàn gia cầm: Năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt 12.474.000 con, đến năm 2030 đạt 14.000.000 con.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến đổi khí hậu, một số vật nuôi được tập trung phát triển đàn dê, thỏ,...
- Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 và ổn định đến năm 2030 là 4.595 ha (không bao gồm diện tích đất có rừng thuộc đất an ninh quốc phòng), trong đó:
+ Phân theo chức năng: rừng phòng hộ: 3.695 ha; rừng sản xuất: 900 ha.
+ Phân theo đơn vị hành chính: huyện Gò Công Đông: 1.431 ha; huyện Tân Phú Đông: 1.907 ha; huyện Tân Phước: 1.257 ha.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 và ổn định đến năm 2030 là 4.595 ha (không bao gồm diện tích đất có rừng thuộc đất an ninh quốc phòng).
- Thủy sản:
+ Nuôi trồng: Đến năm 2020, diện tích nuôi 15.820 ha; sản lượng nuôi thủy sản đạt 172.200 tấn. Đến năm 2030 diện tích 15.830 ha, sản lượng khoảng 185.000 tấn.
+ Khai thác: Đến năm 2020, sản lượng khai thác gần 110.000 tấn. Đến năm 2030, sản lượng khai thác khoảng 121.000 tấn.
Một số chỉ tiêu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
STT | NỘI DUNG | ĐVT | THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 | GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 | BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐẾN 2030 | ||
QUY HOẠCH | KẾT QUẢ THỰC HIỆN | QUY HOẠCH | ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH | ||||
I | MỤC TIÊU |
|
|
|
|
|
|
1 | Tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | % | 4,5 | 4,9 | 4,0 | 4,0 | 3,5 |
2 | Cơ cấu kinh tế Khu vực 1 |
| 35 -36,6 | 43,2 | 21,8 - 22,8 | 31,3 - 32,7 | 12,5 - 14,5 |
a) | Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX nông lâm nghiệp và thủy sản | %/năm | 4,6 | 6,0 | 4,0 | 4,0 | 4,0 |
| Ngành Nông nghiệp | %/năm | 4,0 | 6,1 | 3,7 | 4,4 | 4,0 |
| Ngành lâm nghiệp | %/năm | 5,1 | -9,37 | 1,6 | -10,1 | 1,0 |
| Ngành thủy sản | %/năm | 7,2 | 6,4 | 5,8 | 4,1 | 4,0 |
b) | Cơ cấu GTSX ngành nông lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
|
|
|
|
| Ngành Nông nghiệp | % | 74,50 | 77,82 | 72,80 | 77,60 | 77,06 |
| Ngành lâm nghiệp | % | 0,33 | 0,62 | 0,29 | 0,28 | 0,21 |
| Ngành thủy sản | % | 25,13 | 21,56 | 26,93 | 22,12 | 22,73 |
| Trong đó: Cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp | % |
|
|
|
|
|
| - Trồng trọt | % | 72,40 | 73,21 | 66,70 | 72,79 | 71,32 |
| - Chăn nuôi | % | 20,50 | 20,58 | 27,10 | 21,06 | 23,74 |
| - Dịch vụ | % | 7,10 | 6,21 | 6,20 | 6,15 | 4,94 |
3 | Tổng sản lượng lúa | tấn/năm | 1.230.000 | 1.344.387 | 1.170.000 | 1.202.200 | 1.158.000 |
4 | Tổng sản lượng thịt hơi các loại | tấn/năm | 156.310 | 174.834 | 185.220 | 238.800 | 255.300 |
5 | Tổng sản lượng thủy sản | tấn/năm | 235.800 | 242.769 | 260.400 | 282.200 | 306.000 |
II | MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH |
|
|
|
|
|
|
1 | Trồng trọt |
|
|
|
|
|
|
a) | Diện tích cây lúa | ha | 220.200 | 224.746 | 201.500 | 201.500 | 193.000 |
b) | Diện tích cây ăn trái | ha | 72.050 | 70.589 | 74.000 | 74.000 | 75.000 |
| - Cây xoài | ha | 4.500 | 4.574 | 4.200 | 5.000 | 5.000 |
| - Cây khóm | ha | 14.000 | 15.085 | 14.000 | 15.000 | 15.000 |
| - Cây sầu riêng | ha | 5.500 | 9.013 | 7.200 | 12.000 | 12.000 |
| - Cây thanh long | ha | 4.600 | 4.494 | 5.000 | 7.150 | 10.000 |
c) | Diện tích cây rau | ha | 42.900 | 45.454 | 45.200 | 57.000 | 67.000 |
2 | Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
|
| - Đàn heo | con | 655.000 | 602.634 | 780.000 | 780.000 | 800.000 |
| - Đàn bò | con | 81.300 | 88.297 | 88.100 | 130.000 | 150.000 |
| - Đàn gia cầm | 1000 con | 6.740 | 8.906 | 7.080 | 12.747 | 14.000 |
3 | Thủy sản |
|
|
|
|
|
|
| - Nuôi trồng | ha | 14.690 | 15.618 | 15.000 | 15.820 | 15.830 |
4 | Lâm nghiệp | ha | 8.598 | 2.970 | 9.707 | 4.595 | 4.595 |
a) | Rừng phòng hộ |
| 2.965 | 1.346 | 3.695 | 3.695 | 3.695 |
b) | Rừng sản xuất |
| 5.633 | 1.624 | 6.012 | 900 | 900 |
- Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển
+ Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Thực hiện Chương trình hành động số 188/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy Tiền Giang về phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Các dự án phát triển kinh tế nội ngành, thu hút đầu tư…
2. Các nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện
a) Giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Tổ chức công bố quy hoạch; triển khai thực hiện quy hoạch tạo sự đồng thuận từ các cấp chính quyền và nhân dân để thực hiện quy hoạch và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án.
b) Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Triển khai, thực hiện kịp thời các chính sách của Trung ương hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo Điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực như khoa học công nghệ; nguồn vốn... để sản xuất hàng hóa.
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách đặc thù khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững: chính sách hỗ trợ thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025. Chính sách hỗ trợ đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
c) Giải pháp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản
- Hình thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác an toàn sinh học, quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, mô hình trồng trọt an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; đặc biệt tại các vùng chuyên canh trọng điểm gắn kết các xã thực hiện chương trình nông thôn mới.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn và kỹ thuật công nghệ cao để tăng sản lượng, chất lượng thịt, trứng, sữa; đồng thời hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật phù hợp nhằm tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất giống và nuôi thủy sản góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị các mặt hàng thủy sản. Gia tăng hiệu quả khai thác thủy hải sản theo hướng tăng tỷ trọng đánh bắt xa bờ và nâng cao chất lượng thủy hải sản.
d) Giải pháp phát triển liên kết chuỗi giá trị; tổ chức lại sản xuất và nâng cao nguồn nhân lực
- Hình thành vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Tập trung tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; phát triển liên kết ngang giữa các tác nhân (giữa nông dân với nông dân, hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác) và liên kết dọc theo toàn chuỗi giá trị giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra để đảm bảo sản xuất hàng hóa lớn đồng bộ trong cả chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp.
- Kiện toàn và tăng cường năng lực của hệ thống tổ chức ngành theo hướng đồng bộ, tinh gọn, ổn định, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Nâng cao năng lực cán bộ qua công tác đào tạo về kỹ năng quản lý; về nghiệp vụ chuyên môn…
e) Giải pháp về vốn và huy động vốn đầu tư
- Huy động nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ; thực hiện lồng ghép đẩy nhanh phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Nguồn vốn từ ngân sách: ưu tiên đầu tư cho thủy lợi, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới...
- Thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến. (thực hiện hình thức liên kết công - tư để tăng hiệu quả đầu tư công).
- Tăng cường thu hút các nguồn vốn ODA để nâng cao năng lực hoạt động ngành nông nghiệp (về thủy lợi, về đầu tư phát triển các ngành hàng…).
g) Giải pháp về đầu tư hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật:
- Ưu tiên đầu tư hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật cho các vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn gắn kết với các xã xây dựng nông thôn mới; đặc biệt hệ thống đê bao cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái.
- Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, ngăn mặn, tưới tiêu, thoát lũ và hệ thống cấp, thoát nước nhằm hạn chế tác động do xâm nhập mặn, triều cường, tình trạng thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.
h) Giải pháp về xúc tiến thương mại; liên kết vùng:
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới; xây dựng hàng hóa có nhãn hiệu. thương hiệu, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.
- Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng để kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ; cung cấp thông tin về định hướng thị trường tiềm năng để điều chỉnh sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và thời gian.
- Chủ động liên kết với 02 tiểu vùng (tiểu vùng Đồng Tháp Mười; tiểu vùng giữa sông Tiền và sông Hậu) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; liên kết tiểu vùng duyên hải phía Đông các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Hợp tác phát triển trong vùng sẽ khai thác được lợi thế mà các bên có tiềm năng phát triển. Do đó, Tiền Giang cần có kế hoạch hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ phía Nam và các tỉnh vùng ĐBSCL để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho cả vùng.
i) Giải pháp về ứng phó biến đổi khí hậu:
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ sinh thái Đồng Tháp Mười và rừng sản xuất; triển khai các dự án gây bồi tại vùng bãi triều, mở rộng đất rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở bờ biển.
- Chủ động đặt hàng hoặc khai thác, sử dụng các thành tựu công nghệ sinh học đã có về các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, thích ứng và thích nghi cao với biến đổi khí hậu.
3. Nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn
Ưu tiên nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp với tổng mức đầu tư:
a) Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng mức đầu tư 9.796,09 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trung ương hỗ trợ: 2.651,36 tỷ đồng, chiếm 27,06%;
- Vốn ODA: 688,28 tỷ đồng, chiếm 7,02%;
- Vốn ngân sách tỉnh: 1.706,89 tỷ đồng, chiếm 17,42%;
- Vốn khác: 4.749,56 tỷ đồng, chiếm 48,48%.
b) Giai đoạn 2021 - 2030: tổng mức đầu tư 100.830 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 19%.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt Quy hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 85/2016/NQ-HĐND Quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020
- 2Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020
- 3Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án "Đổi mới, phát triển tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp" tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 113/NQ-HĐND năm 2018 điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1823/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 1Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 117/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2016-2020
- 5Nghị quyết 85/2016/NQ-HĐND Quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020
- 6Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020
- 7Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án "Đổi mới, phát triển tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp" tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 3320/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 113/NQ-HĐND năm 2018 điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 1823/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2017 thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 23/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực