Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 16 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14, ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

Xét Tờ trình số 46/TTr-HĐND, ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 12/BC-PC, ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

1. Vị trí, chức năng

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan tương đương cấp sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Cơ cấu, tổ chức

a) Lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh gồm: Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

b) Các phòng chuyên môn: Gồm 04 phòng

Phòng Công tác Quốc hội;

Phòng Công tác Hội đồng nhân dân;

Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị;

Phòng Thông tin - Dân nguyện.

c) Phòng thuộc Văn phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng. Số lượng Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

d) Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh gồm biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; biên chế hàng năm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn

Tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 2, Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng thuộc Văn phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

4. Chế độ làm việc, kinh phí hoạt động và mối quan hệ công tác

a) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên. Căn cứ các quy định của pháp luật, Chánh Văn phòng ban hành quy chế làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chánh Văn phòng làm chủ tài khoản. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh do ngân sách địa phương đảm bảo.

c) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối quan hệ công tác với các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thời điểm thực hiện: Từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan có liên quan thực hiện Nghị quyết đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIV, Kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 16 tháng 3 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH (b/c);
- Chính phủ (b/c);
- VP Quốc hội; VP Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu - UBTVQH;
- Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu QH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, TP;
- Cổng TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- LĐ, CV Văn phòng HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lò Văn Muôn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 216/NQ-HĐND năm 2021 về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 216/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 16/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lò Văn Muôn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản