- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2016/NQ-HĐND | An Giang, ngày 03 tháng 8 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 383/Tr-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đề nghị thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn và bảo vệ sinh cảnh cũng như các loài động thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thiết lập được bản đồ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 góp phần vào việc quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.
a) Mục tiêu đến năm 2020:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh làm cơ sở phân chia các vùng sinh thái, các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh góp phần vào việc quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, khai thác bền vững các giá trị đa dạng sinh học dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
- Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
- Nhận dạng, phân tích và đánh giá các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh.
- Đề xuất các khu vực phù hợp nâng cao độ che phủ rừng, hạn chế các tác động do xâm hại đến diện tích rừng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, hạn chế các vụ xâm hại đến các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Kiểm soát việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái. Sử dụng kinh phí thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.
- Xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học đối với các khu bảo tồn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
- Hoàn thành quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch ngành khác. Quy hoạch chi tiết và đề xuất thành lập các khu bảo tồn, ưu tiên bảo tồn tại chỗ các hệ sinh thái đặc thù, các loài động - thực vật quý, hiếm, đặc hữu; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái, sinh cảnh tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã.
- Đảm bảo đạt các chỉ tiêu như sau: (1) Bảo tồn các loài động - thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã và đang hiện diện trên địa bàn tỉnh (trừ các loài di trú), đặc biệt là các giống cây trồng cổ truyền, các loài đặc hữu và từng bước đưa vào bảo tồn một cách hiệu quả tại các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn thú; (2) Khoanh vùng hiện trạng các khu đất ngập nước trên địa bàn tỉnh để quy hoạch khai thác và bảo tồn theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008; (3) Ban hành danh mục các loài đặc hữu của tỉnh cần được ưu tiên bảo tồn (theo tiêu chí của Sách đỏ Thế giới IUCN và Sách đỏ Việt Nam); (4) Bảo tồn được hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng trên địa bàn tỉnh; (5) Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng sinh sống xung quanh các khu bảo tồn, khu du lịch về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động - thực vật hoang dã; (6) Hoàn thiện việc cắm mốc ranh giới khu bảo tồn và công bố rộng rãi cho cộng đồng dân cư biết.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học và hình thành hệ thống hành lang đa dạng sinh học kết nối các hệ sinh thái.
- Triển khai phương thức bảo tồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, vườn động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã xác định được của từng khu bảo tồn của tỉnh.
- Nâng cao độ che phủ rừng, giảm các vụ xâm hại đến rừng và khai thác trái phép tài nguyên sinh vật (chặt phá, đốt rừng, cháy rừng, săn bắt động vật hoang dã,…); xử phạt nghiêm các vụ vi phạm đến rừng.
- Giải quyết ổn định từng bước sinh kế cho người dân vùng đệm các khu bảo tồn thông qua các giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách phân công trách nhiệm và chia sẻ lợi ích giữa khu bảo tồn và người dân trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khai thác tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học và chiến lược quốc gia.
- Xây dựng cơ chế chính sách tài chính để thiết lập mạng lưới các tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo tồn.
3. Tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh
a) Hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo):
Hệ sinh thái tự nhiên:
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh nửa rụng lá ở vùng Thất Sơn và các núi nhỏ (Núi Cấm, Tà Pạ, Cô Tô, núi Dài, Phú Cường, Dài Năm Giếng, núi Két, núi Sam, núi Ba Thê) tại 4 địa phận: huyện Thoại Sơn, huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc.
- Hệ sinh thái rừng tràm - đất ngập nước:
+ Hệ sinh thái rừng tràm: 7 khu tập trung ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc (rừng tràm Tỉnh đội, Bưu Điện, Bình Minh, Vĩnh Gia, Afiex, Nhơn Hưng, Thị đội).
+ Hệ sinh thái đất ngập nước: 7 khu tập trung ở huyện An Phú, Phú Tân (Búng Bình Thiên lớn, Búng Bình Thiên nhỏ, Lung Bào nâu, Phú Hội, rạch cỏ lau, lòng hồ Tân Trung, ngọn Cả Mây).
- Hệ sinh thái đất ngập nước theo kênh rạch tự nhiên: ven bờ sông Tiền, sông Hậu và cồn cát.
Hệ sinh thái nhân tạo: hệ sinh thái nông nghiệp và đô thị.
b) Hiện trạng hệ thực vật:
- Thực vật vùng đồi núi: có gần 1.000 loài (trong đó có 136 loài chưa được ghi nhận trước đây trên địa bàn tỉnh; có 1 loài mới đang gửi đi định danh; có 33 loài quý hiếm, nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và danh mục sách đỏ Thế giới; 4 loài đặc hữu địa phương). Số liệu điều tra năm 2003 An Giang có 815 loài.
- Thực vật rừng tràm: rừng trồng chủ yếu là Tràm.
- Thực vật đất ngập nước: chủ yếu là trảng cỏ tự nhiên.
c) Hiện trạng hệ động vật:
- Khu hệ chim: có 86 loài tại đồi núi và đồng bằng, trong đó có 5 loài trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
- Thú hoang dã: có trên 15 loài, trong đó có 7 loài thú quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
- Khu hệ cá: có 144 loài, trong đó có 36 loài di cư quan trọng và 7 loài trong sách đỏ Việt Nam.
- Khu hệ lưỡng cư - bò sát: có 11 loài lưỡng cư; 36 loài bò sát (4 loài bò sát trong sách đỏ Việt Nam).
- Khu hệ côn trùng: có 112 loài (có 5 loài trong danh mục sách đỏ; 53 loài có ích; 43 loài có khả năng gây hại).
- Phiêu sinh thực vật: có 149 loài.
- Phiêu sinh động vật: có 93 loài.
- Động vật đáy: có 39 loài.
4. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
a) Các Khu/hệ đề xuất của quy hoạch:
- Hai khu bảo tồn loài và sinh cảnh, tổng diện tích 2.668 ha, trong đó gồm: Khu Cô Tô - Tức Dụp - Tà Pạ: 2.168 ha; Búng Bình Thiên (đất ngập nước): 500 ha.
- Năm khu bảo vệ cảnh quan, tổng diện tích 6.279,5 ha, trong đó gồm: (1) Khu Núi Sam: 171 ha; (2) Khu Núi Cấm: 4.188 ha; (3) Thoại Sơn (cụm Núi Sập, Núi Ba Thê, Núi Tượng, Núi Nhỏ): 370,5 ha; (4) Rừng tràm Trà Sư (đất ngập nước): 1.050 ha; (5) Rừng tràm huyện Tri Tôn (đất ngập nước): 500 ha.
- Một khu bảo vệ kết hợp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổng diện tích 4.075 ha, gồm cụm Núi Phú Cường: 328 ha, Núi Dài: 2.701 ha, Núi Dài Năm Giếng 855 ha, Núi Ông Két: 191 ha.
- Hành lang đa dạng sinh học thủy nội địa: Mỹ Hoà Hưng - Vàm Nao - Châu Đốc: 5.056 ha.
- Hệ thống vườn thực vật, tổng diện tích 40 ha gồm: Núi Tô (20 ha), Núi Cấm (20 ha).
- Hệ thống nhà bảo tàng thiên nhiên: 30 ha tại Núi Ba Thê.
- Hệ thống vườn cây thuốc: khu vực núi Cấm.
b) Các chương trình, dự án đề xuất của quy hoạch:
Quy hoạch đã đề xuất và phân kỳ đầu tư 08 nhóm chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch với tổng kinh phí lập dự án, chương trình, kế hoạch để thực hiện đến năm 2030 là 64,5 tỷ đồng (chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
5. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Phân định rõ hệ thống cơ quan và chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Thực hiện việc phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, thể chế, chế tài xử lý các hành vi vi phạm Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học các cấp, các ngành của tỉnh.
- Nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong khu bảo tồn và vùng đệm nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chính sách hỗ trợ, đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn.
- Điều tra, xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi, tập trung các vùng có tiềm năng về dịch vụ sinh thái. Điều tra, đánh giá sự phù hợp và nhu cầu thực tế về quỹ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện việc quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn mới theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Triển khai kế hoạch phát triển, củng cố hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất các biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh cùng với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
- Huy động các nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, bao gồm ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và trên phạm vi cả nước, hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và hỗ trợ kỹ thuật.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tập trung chú trọng các chính sách bảo vệ rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, giải quyết sinh kế và nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
- Thực hiện khen thưởng các cá nhân, tổ chức có công bảo vệ, gây nuôi các loài động - thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thực hiện Điều 1 Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 03 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016)
STT | Tên chương trình, dự án ưu tiên | Mục tiêu | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí thực hiện theo giai đoạn (tỷ đồng) | Tổng kinh phí (tỷ đồng) | ||
2016 -2020 | 2021 -2025 | 2026 -2030 | ||||||
I | TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC | 7,5 | ||||||
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang | Đưa thông tin đến người dân thông qua việc công bố danh mục các loài quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn. Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của ĐDSH và trách nhiệm của người dân về bảo tồn, ngăn chặn các loài xâm hại. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ngành, hội đoàn thể; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 3,0 | 2,5 | 2,0 | 7,5 |
II | HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC | 3,0 | ||||||
2 | Rà soát điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn và khai thác, sử dụng đa dạng sinh học tỉnh An Giang | Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang hướng tới chính sách xã hội hóa công tác bảo tồn. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Tư pháp; Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan | 3,0 |
|
| 3,0 |
III | QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN THEO LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC | 24,0 | ||||||
3 | Lập quy hoạch chi tiết hành lang đa dạng sinh học Mỹ Hòa Hưng - Vàm Nao - Châu Đốc. Diện tích: 5.056 ha | Thành lập hành lang đa dạng sinh học kết hợp kiểm soát khai thác, bảo tồn thủy sản. Đề xuất, triển khai một số biện pháp bảo tồn. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học. | 4,0 |
|
| 4,0 |
4 | Lập quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài sinh cảnh Cô Tô - Tức Dụp - Tà Pạ. Diện tích: 2.168 ha | Thành lập khu bảo tồn loài và cảnh quan đi vào hoạt động theo Luật Đa dạng sinh học. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 4,0 |
|
| 4,0 |
5 | Lập quy hoạch chi tiết chuyển đổi và mở rộng Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Diện tích: 1.050 ha | Chuyển đổi khu bảo tồn theo các tiêu chí quy định của Luật Đa dạng sinh học. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch ; Khoa học và Công nghệ; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 2,0 |
|
| 2,0 |
6 | Lập quy hoạch chi tiết các khu bảo vệ cảnh quan: Núi Sam, Cụm núi Thoại Sơn, núi Cấm. Diện tích: 4.729,5 ha | Thành lập khu bảo vệ cảnh quan và đi vào hoạt động theo Luật Đa dạng sinh học. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 6,0 |
|
| 6,0 |
7 | Lập dự án khả thi quy hoạch Khu bảo tồn loài sinh cảnh Búng Bình Thiên. Diện tích: 500 ha | Chuyển đổi khu bảo tồn theo các tiêu chí quy định của Luật Đa dạng sinh học. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 2,0 |
|
| 2,0 |
8 | Lập quy hoạch chi tiết khu bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững đa dạng sinh học (Núi Dài, Núi Két, Núi Dài Năm Giếng, núi Phú Cường). Diện tích: 4.075 ha | Thành lập vùng bảo vệ rừng và canh tác dưới tán rừng bền vững. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở, ngành, địa phương liên quan có liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học | 4,0 |
|
| 4,0 |
9 | Lập quy hoạch chi tiết khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Tri Tôn. Diện tích: 500 ha. | Phục hồi và bảo vệ tài nguyên đất ngập nước. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và địa phương có liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học. | 2,0 |
|
| 2,0 |
IV | NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÁN BỘ THỰC HIỆN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC | 3,0 | ||||||
10 | Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. | Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong tình hình mới. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và địa phương có liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học. | 3,0 |
|
| 3,0 |
V | PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGUỒN GEN | 10,0 | ||||||
11 | Nghiên cứu, lập kế hoạch bảo tồn và giá trị kinh tế các loài đặc hữu, quý hiếm; thuần hóa và chuyển giao công nghệ nhân nuôi các loài hoang dã, quý hiếm phục vụ phát triển kinh tế | Bảo tồn các loài đặc hữu, thuần hóa và chuyển giao công nghệ cho người dân. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Khoa học Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương có liên quan | 4,0 | 3,0 | 3,0 | 10,0 |
VI | TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC | 4,0 | ||||||
12 | Khảo sát, xây dựng các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các vườn thực vật trong các khu bảo tồn của tỉnh An Giang | Thành lập các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (02 cơ sở) và các vườn thực vật theo Luật Đa dạng sinh học thuộc Nhà nước quản lý. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành và địa phương có liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học. |
| 2,0 | 2,0 | 4,0 |
VII | XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM CÁC DỰ ÁN BẢO TỒN NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ KỸ THUẬT TÀI CHÍNH - NHÂN DÂN THỰC HIỆN | 4,0 | ||||||
13 | Xây dựng Vườn thực vật, động vật, mạng lưới bảo tồn do Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện | Bảo tồn các loài động - thực vật quý hiếm, có giá trị dược liệu, kinh tế do nhân dân thực hiện, Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở, ngành có liên quan, địa phương có liên quan; Viện nghiên cứu; Trường đại học. |
| 2,0 | 2,0 | 4,0 |
VIII | DỰ ÁN HỖ TRỢ LIÊN NGÀNH | 9,0 | ||||||
14 | Nghiên cứu và ban hành mẫu nhà truyền thống, hướng dẫn thiết kế, xây dựng các kiểu nhà truyền thống, nhà thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh | Hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng thí điểm cho dân cư sống tại vùng đệm khu bảo tồn, hướng dẫn xây dựng các kiểu nhà truyền thống, nhằm giữ gìn không gian văn hóa bản địa, thúc đẩy du lịch, bảo vệ môi trường. | Sở Xây dựng | Các Sở: Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện nghiên cứu; Trường đại học; các địa phương liên quan | 4,0 |
|
| 4,0 |
15 | Xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh An Giang về đa dạng sinh học | Điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của tỉnh An Giang. Chia sẻ và tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cấp quốc gia. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ngành, địa phương; Viện nghiên cứu; Trường đại học có liên quan | 2,0 | 1,5 | 1,5 | 5,0 |
Tổng cộng |
|
|
| 64.5 |
- 1Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 523/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 21/2016/NQ-HĐND về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 21/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Võ Anh Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết