Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 8
(Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét Tờ trình số 86/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua Quy hoạch đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Ủy ban nhân dân Thành phố trình tại Tờ trình số 86/TTr-UBND ngày 15/11/2013.
Giao Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của báo cáo quy hoạch trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, cụ thể:
1. Nhấn mạnh quan điểm đê sông là công trình ngăn nước lũ của sông, tiếp tục duy trì các mục tiêu kết hợp của hệ thống đê hiện nay. Xác định quan điểm, mục tiêu xây dựng hệ thống đê điều phục vụ đa mục tiêu song mục tiêu ngăn lũ là mục tiêu hàng đầu, các mục tiêu khác phải được xem xét trên cơ sở đảm bảo mục tiêu ngăn lũ và phù hợp với đặc thù địa chất, dòng chảy của sông và tính an toàn của hệ thống đê điều. Trên cơ sở đó rà soát, luận giải kỹ hơn các đề xuất mở rộng, xây dựng mới các tuyến đê để kết hợp mục tiêu giao thông; kè mới các tuyến đê để kết hợp mục tiêu cảnh quan, du lịch. Từ đó, tách kinh phí đầu tư để phục vụ mục đích giao thông hoặc mục đích cảnh quan, du lịch chuyển sang kinh phí thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư cho nhiệm vụ giao thông, phát triển du lịch.
2. Bổ sung quan điểm quy hoạch đê điều phải bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch như Luật Đê điều đã quy định. Quy hoạch đê điều trên địa bàn Thành phố phải được xem xét trong tổng thể hệ thống đê của các con sông đi qua Hà Nội và các tỉnh khác; đồng thời phải kế thừa hệ thống đê đã được hình thành từ nhiều đời nay.
3. Bổ sung mục tiêu góp phần ổn định, cải thiện đời sống nhân dân và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất ngoài đê trên cơ sở đảm bảo thoát lũ theo quy hoạch.
4. Thống nhất đề xuất phương án xây dựng bổ sung các tuyến đê chính ở phía sông của đê sông Hồng đoạn qua đô thị trung tâm bảo đảm chống lũ với mực nước thiết kế tại Hà Nội là 13,1m (phương án 1). Đề nghị bổ sung đầy đủ hơn về giải pháp đối với đê cũ và phương án sử dụng đất khi đề xuất xây dựng các đoạn đê mới.
5. Bổ sung quy định hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, đê cấp V.
6. Đánh giá kỹ hơn thực trạng, dự báo về tình hình sạt lở bãi sông; tình hình sử dụng các bãi sông; khai thác cát trên các tuyến sông; công tác quản lý nhà nước về đê điều và thực trạng các công trình xây dựng ngoài đê hiện nay để đề xuất giải pháp quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phù hợp, khả thi.
7. Bổ sung đầy đủ hơn các giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đắp đê, xây dựng đê di động, trong chống tràn đê; trong quản lý vận hành đê. Bổ sung giải pháp làm tốt công tác tuyên truyền trong lĩnh vực quản lý đê điều, thực hiện quy hoạch đê điều; xử lý các vi phạm Luật Đê điều, quy hoạch đê điều. Bổ sung giải pháp chống úng vùng ngoài đê; quan tâm giải quyết đời sống nhân dân ngoài đê; việc khai thác, sử dụng quỹ đất ngoài đê; rõ phương án, giải pháp đối với tuyến đê qua trung tâm Thành phố.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thiện Báo cáo quy hoạch theo những nội dung trên, trình phê duyệt theo quy định; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi quy hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, các Tổ đại biểu, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên năm 2014 tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2016 về bố trí kinh phí thực hiện công trình xử lý sạt lở đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 2597/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch đê điều tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên năm 2014 tỉnh Bắc Giang
- 5Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2016 về bố trí kinh phí thực hiện công trình xử lý sạt lở đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 2597/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch đê điều tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 21/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/12/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra