Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, THU CHI NGÂN SÁCH, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Xét các báo cáo của UBND Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kim sát nhân dân Thành phố; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự toán thu, chi ngân sách, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong 8 tháng đầu năm; thông qua nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2021 của thành phố Hà Nội như các báo cáo của UBND Thành phố trình.

HĐND Thành phố nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô cần tập trung phấn đấu cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm 2021, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Cùng với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của năm đã được xác định trong Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 7/12/2020 của HĐND Thành phố và các giải pháp, nhiệm vụ đã được UBND Thành phố xác định tại các báo cáo với HĐND Thành phố, những tháng cuối năm 2021 cần đặc biệt quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Trong công tác phòng chống dịch Covid-19: Thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp phù hợp với diễn biến tình hình để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố; đặt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quyết tâm bảo vệ an toàn, bảo đảm ngăn chặn, đẩy lùi, không để dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thống nhất quan điểm xuyên suốt “chống dịch như chống giặc”, phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tổ chức tiêm vắc xin kịp thời, an toàn theo kế hoạch, đồng thời nghiên cứu mở rộng tiêm vắc xin cho đối tượng dưới 18 tuổi khi đủ điều kiện; nâng cao hiệu quả công tác cách ly, điều trị; đảm bảo nguồn lực phòng, chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ"; đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện thành công “mục tiêu kép”; chủ động chuẩn bị các phương án cao hơn, đảm bảo công tác khám chữa bệnh và ứng phó nếu tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội; đặc biệt triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và không để xảy ra trục lợi chính sách. Căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực của Thành phố, tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác phòng chống dịch Covid-19; bổ sung các chính sách hỗ trợ, động viên các lực lượng tham gia phòng chống dịch, chính sách hỗ trợ người lao động, đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh “không để ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid-19”.

2. Xây dựng các kịch bản cụ thể trên cơ sở rà soát khả năng, nguồn lực phát triển, xác định các nhóm giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh; phân công nhiệm vụ đến từng ngành, đơn vị để triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai kịp thời có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể nhằm ổn định duy trì hoạt động, lưu thông cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào và tạo thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Thực hiện có hiệu quả và đảm bảo tiến độ kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2021; hoàn thành chỉ tiêu tăng thêm 14 xã nông thôn mới, 20 xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường công tác quản lý đất đai và khai thác tài nguyên khoáng sản; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đôn đốc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tập trung thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch; giải quyết tồn tại về cấp đất dịch vụ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp còn tồn tại.

3. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô; đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Thành phố năm 2021; tập trung triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng và các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn. Triển khai chương trình giáo dục và các nhiệm vụ năm học mới 2021-2022 phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19. Thực hiện hiệu quả kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của 5 sàn giao dịch việc làm và 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh. Thực hiện các giải pháp đồng bộ giảm nợ bảo hiểm xã hội, mở rộng diện bao phủ, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người dân.

4. Hoàn thành nhiệm vụ Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; xác định các đồ án trọng tâm, cấp thiết thực hiện trong năm 2021, phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền các cấp và đầu tư xây dựng. Đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục trồng cây tạo cảnh quan, không gian đô thị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch hạ ngầm đã được phê duyệt. Hoàn chỉnh phê duyệt Đề án cải tạo xây dựng mới chung cư cũ; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch; đôn đốc hoàn thành đầu tư xây dựng các dự án xử lý nước thải trong cụm công nghiệp; duy trì tốt hệ thống quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường tự động.

5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Thành phố; điều chỉnh Đề án vị trí việc làm. Khai thác cơ sở dữ liệu dân cư tập trung để rà soát, cắt giảm, rút gọn các thủ tục hành chính; tập trung cải thiện các chỉ tiêu thành phần các chỉ số SIPAS, PAPI. Triển khai đánh giá Luật Thủ đô và đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện theo chủ trương của Chính phủ để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo; phấn đấu giải quyết trên 85% số vụ việc thuộc thẩm quyền, tổ chức thực hiện trên 90% quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý tố cáo; chú trọng những vụ việc tồn đọng, khiếu kiện tập trung đông người tiềm ẩn mất an ninh, trật tự.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc; xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi. Đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, các chức sắc, nhà tu hành thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

6. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị trên địa bàn. Tổ chức hiệu quả các đợt tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội. Đảm bảo an ninh nông thôn, không để xảy ra điểm nóng. Đảm bảo công tác quốc phòng thường xuyên; củng cố lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Triển khai hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ gắn với thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy.

7. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nêu bật hình ảnh Thủ đô thân thiện, an toàn, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19. Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung hiệp định CPTPP, EVFTA, EVIPA. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố.

8. Tăng cường phối hợp với Thường trực HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 2. Tán thành những nhiệm vụ, giải pháp điều hành ngân sách những tháng cuối năm 2021 do UBND Thành phố trình và nhấn mạnh nội dung sau:

1. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước được giao ở mức cao nhất. Thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ưu đãi về thuế để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh: gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; miễn - giảm thuế, hoàn thuế...theo đúng quy định; đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường khai thác nguồn thu ngân sách từ thuế, phí. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ thu từ đất (nhất là vướng mắc về quy trình, thủ tục trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đất đai). Thực hiện thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa kịp thời theo quy định của Chính phủ.

2. Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, tiếp tục có phương án điều hành ngân sách chủ động, linh hoạt, đảm bảo đủ nguồn và kịp thời bố trí dự toán cho các khoản chi đầu tư, chi thường xuyên cấp thiết và dự phòng cho việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai. Thường xuyên cập nhật tình hình, đánh giá, dự báo sát khả năng thu để có phương án điều chỉnh dự toán chi, điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách phù hợp, kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tế, đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các chế độ, chính sách Thành phố mới ban hành. Kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

3. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Khẩn trương xây dựng quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, trình HĐND Thành phố quyết định tại kỳ họp cuối năm 2021 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Tán thành với đề xuất của UBND Thành phố về các nội dung:

1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn sử dụng để chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) tại Phụ lục số 04 kèm theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2021, cụ thể:

1.1- Chi ngân sách địa phương:

a) Chi đầu tư XDCB từ nguồn cải cách tiền lương là 1.464.806 triệu đồng (tăng 764.806 triệu đồng).

b) Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu thuế, phí là 13.626.325 triệu đồng (giảm 764.806 triệu đồng).

1.2- Chi ngân sách cấp Thành phố:

a) Chi đầu tư XDCB từ nguồn cải cách tiền lương là 764.806 triệu đồng (tăng 764.806 triệu đồng).

b) Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu thuế, phí là 8.047.325 triệu đồng (giảm 764.806 triệu đồng).

(Số liệu điều chỉnh theo Phụ lục số 01 kèm theo)

2. Điều chỉnh số liệu quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2019 tại Điều 1 và các Phụ lục số 01 đến 05 của Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về việc phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2019, cụ thể:

(1) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn:

270.018.836.984.599 đồng

(2) Quyết toán thu, chi ngân sách địa phương:

 

a) Tổng thu ngân sách địa phương:

182.663.296.237.124 đồng

b) Tổng chi ngân sách địa phương:

152.925.996.263.865 đồng

c) Vay của ngân sách địa phương:

1.984.219.697.583 đồng

d) Trả nợ gốc của ngân sách địa phương:

3.040.032.365.508 đồng

e) Kết dư ngân sách địa phương:

28.681.487.305.334 đồng

(3) Quyết toán thu, chi ngân sách cấp Thành phố:

 

a) Tổng thu ngân sách cấp Thành phố:

106.241.878.639.014 đồng

b) Tổng chi ngân sách cấp Thành phố:

95.928.319.604.551 đồng

c) Vay của ngân sách cấp Thành phố:

1.984.219.697.583 đồng

d) Trả nợ gốc của ngân sách cấp Thành phố:

3.040.032.365.508 đồng

c) Kết dư ngân sách cấp Thành phố:

9.257.746.366.538 đồng

(Số liệu điều chỉnh theo các Phụ lục số 02 đến 06 kèm theo)

3. Cho phép quận Thanh Xuân được sử dụng 236.380 triệu đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao UBND Thành phố xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể, phân công rõ trách nhiệm các cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành để tập trung tổ chức thực hiện trong những tháng cuối năm 2021 hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 theo Nghị quyết HĐND Thành phố.

2. Giao UBND Thành phố căn cứ các chỉ đạo mới của Chính phủ và yêu cầu của thực tế, chủ động rà soát, đề xuất các biện pháp, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, đề xuất Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân quyết định tại kỳ họp gần nhất phù hợp với thẩm quyền quy định tại Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và pháp luật có liên quan.

3. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.

4. Đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ quy định.

HĐND Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2021 của thành phố Hà Nội.

Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 23 tháng 9 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH;
- Các bộ, ngành Trung ương;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Đại biểu HĐND TP; các Ban HĐND Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy, VP Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP, VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành TP;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Cổng Giao tiếp điện tử TP, Công báo TP;
- Các cơ quan thông tấn báo chí của TP;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC SỐ 01

CHI NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ VÀ NGÂN SÁCH QUẬN HUYỆN NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Chi ngân sách địa phương

Chi ngân sách cấp Thành phố

Chi ngân sách cấp quận, huyện, thị xã (bao gồm cả cấp XPTT)

 

Chi ngân sách địa phương

108.592.991

75.074.600

53.793.761

I

Chi đầu tư phát triển

51.241.326

32.528.326

18.713.000

1

Chi đầu tư XDCB

50.541.326

31.828.326

18.713.000

1.1

Chi XDCB trong nước

42.700.725

23.987.725

18.713.000

 

Tr.đó: bổ sung có mục tiêu cho NSQH

 

4.702.750

 

 

- Nguồn XDCB tập trung

19.091.131

12.812.131

6.279.000

 

Trong đó BS từ nguồn CCTL

1.464.806

764.806

700.000

 

Trong đó BS từ nguồn CPH

4.000.000

4.000.000

 

 

- Nguồn tiền sử dụng đất

22.700.000

10.266.000

12.434.000

 

- Nguồn xổ số kiến thiết

360.000

360.000

 

 

- Nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW

549.594

549.594

 

1.2

Chi XDCB từ nguồn vốn ngoài nước

7.840.601

7.840.601

 

 

- Chi từ nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu

6.244.401

6.244.401

 

 

- Chi từ nguồn vay lại ODA

1.596.200

1.596.200

 

2

Bổ sung vốn cho các quỹ và ủy thác ngân hàng chính sách xã hội

550.000

550.000

 

3

Đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư trở lại từ tiền nhà, đất và hỗ trợ các dự án xã hội hóa, thoái trả tiền nhà đất

150.000

150.000

 

II

Chi thường xuyên

47.359.116

23.574.051

23.785.065

 

Tr.đó: bổ sung có mục tiêu cho NSQH

 

1.255.928

 

III

Chi trả nợ lãi các khoản huy động

439.900

439.900

 

IV

Bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.460

10.460

 

V

Dự phòng ngân sách

2.650.856

1.612.017

1.038.839

VI

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

6.891.333

2.843.154

4.048.179

 

Tr.đó: bổ sung có mục tiêu cho NSQH

 

250.000

 

VII

Chi từ bổ sung mục tiêu của ngân sách cấp trên

 

 

6.208.678

VIII

Chi bổ sung cân đối cho ngân sách quận, huyện, thị xã

 

14.066.692

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: đồng

STT

Nội dung

Dự toán

Quyết toán

Trung ương giao

HĐND Thành phố giao

A

Tổng thu NSNN trên địa bàn

263.111.000.000.000

263.111.000.000.000

270.018.836.984.599

1

Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)

243.776.000.000.000

243.776.000.000.000

247.764.736.182.344

2

Thu từ dầu thô

1.950.000.000.000

1.950.000.000.000

3.305.159.249.321

3

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu

17.385.000.000.000

17.385.000.000.000

18.934.517.224.407

4

Thu viện trợ

 

 

14.424.328.527

B

Thu ngân sách địa phương

102.239.878.000.000

102.239.878.000.000

182.663.296.237.124

1

Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

100.541.791.000.000

100.541.791.000.000

94.397.565.845.914

2

Bổ sung từ ngân sách Trung ương

1.698.087.000.000

1.698.087.000.000

2.636.788.561.637

 

- Bổ sung có mục tiêu

1.698.087.000.000

1.698.087.000.000

2.636.788.561.637

3

Thu kết dư ngân sách năm 2018

 

 

27.826.304.635.983

4

Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm 2018 sang năm 2019

 

 

57.802.637.193.590

C

Chi ngân sách địa phương

105.739.878.000.000

101.045.878.000.000

152.925.996.263.865

I

Chi trong cân đối ngân sách địa phương

105.739.878.000.000

101.045.878.000.000

79.706.385.949.204

1

Chi đầu tư phát triển

47.511.393.000.000

44.917.393.000.000

33.000.638.719.912

2

Chi thường xuyên

49.172.607.000.000

47.472.607.000.000

46.181.902.001.558

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

901.900.000.000

801.900.000.000

513.385.227.734

4

Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

10.460.000.000

10.460.000.000

10.460.000.000

5

Chi tạo nguồn thực hiện CCTL

5.694.334.000.000

5.694.334.000.000

 

6

Dự phòng ngân sách

2.449.184.000.000

2.149.184.000.000

 

II

Chi nộp ngân sách cấp Trung ương

 

 

19.088.000.000

III

Chi chuyển nguồn ngân sách năm 2019 sang năm 2020

 

 

73.200.522.314.661

D

Vay của NSĐP

7.310.000.000.000

2.526.000.000.000

1.984.219.697.583

E

Trả nợ gốc của NSĐP

3.810.000.000.000

3.720.000.000.000

3.040.032.365.508

F

Kết dư ngân sách địa phương

 

 

28.681.487.305.334

 

PHỤ LỤC SỐ 03

QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung

Dự toán

Quyết toán

A

Thu NSNN trên địa bàn

263.111.000.000.000

270.018.836.984.599

I

Thu nội địa

243.776.000.000.000

247.764.736.182.344

1

Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý

56.658.000.000.000

51.256.021.207.424

 

- Thuế giá trị gia tăng

16.865.000.000.000

14.720.390.927.981

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

4.600.000.000.000

4.073.428.607.849

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

34.180.000.000.000

30.410.788.452.296

 

- Thuế tài nguyên

13.000.000.000

12.977.702.500

 

- Thu từ khí và lãi khí được chia

1.000.000.000.000

2.038.435.516.798

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

3.200.000.000.000

2.920.763.610.357

 

- Thuế giá trị gia tăng

1.590.000.000.000

1.167.342.202.681

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

350.000.000.000

264.798.166.857

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.150.000.000.000

1.406.216.495.956

 

- Thuế tài nguyên

110.000.000.000

82.406.744.863

3

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

27.000.000.000.000

23.681.323.658.184

 

Thuế giá trị gia tăng

8.000.000.000.000

6.594.756.846.599

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

4.790.000.000.000

3.149.216.310.400

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

14.200.000.000.000

13.932.901.273.692

 

Thuế tài nguyên

10.000.000.000

4.449.227.493

4

Thu từ khu vực CTN, dịch vụ NQD

51.500.000.000.000

47.958.085.581.246

 

Thuế giá trị gia tăng

22.600.000.000.000

21.525.797.233.653

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.250.000.000.000

1.245.313.509.841

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

27.640.000.000.000

25.175.352.283.906

 

Thuế tài nguyên

10.000.000.000

11.622.553.846

5

Lệ phí trước bạ

6.800.000.000.000

7.721.537.975.429

6

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

108.503.923

7

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

430.000.000.000

543.736.584.303

8

Thuế thu nhập cá nhân

26.000.000.000.000

24.764.451.221.875

9

Thuế bảo vệ môi trường

8.750.000.000.000

6.510.460.705.096

10

Thu phí và lệ phí

18.300.000.000.000

17.922.772.179.721

 

Phí và lệ phí trung ương

17.100.000.000.000

16.829.620.783.017

 

Phí và lệ phí địa phương

1.200.000.000.000

1.093.151.396.704

11

Tiền sử dụng đất

25.500.000.000.000

21.974.147.805.025

12

Tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước

1.000.000.000.000

824.380.075.200

13

Tiền thuê mặt đất, mặt nước

5.000.000.000.000

6.043.229.737.840

14

Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích ... tại xã

130.000.000.000

274.401.137.521

15

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

20.000.000.000

35.282.052.603

16

Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế

412.000.000.000

2.951.805.850.028

17

Thu khác ngân sách

8.200.000.000.000

12.520.315.535.128

 

Thu khác ngân sách

8.200.000.000.000

12.309.158.521.371

 

Các khoản huy động, đóng góp

 

211.157.013.757

18

Thu Xổ số kiến thiết

376.000.000.000

277.396.344.114

19

Chênh lệch thu chi NHNN

4.500.000.000.000

19.584.516.417.327

II

Thu từ dầu thô

1.950.000.000.000

3.305.159.249.321

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

17.385.000.000.000

18.934.517.224.407

1

Thuế xuất khẩu

179.000.000.000

88.062.366.612

2

Thuế nhập khẩu

4.780.000.000.000

4.050.591.018.063

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt

220.000.000.000

191.657.911.544

4

Thuế bảo vệ môi trường XNK

6.000.000.000

9.551.960.698

5

Thuế giá trị gia tăng

12.200.000.000.000

14.464.442.696.857

6

Thu khác

 

130.211.270.633

IV

Thu viện trợ

 

14.424.328.527

B

Vay của NSNN

 

1.984.219.697.583

C

Thu kết dư NS năm trước

 

27.826.304.635.983

D

Thu chuyển nguồn

 

57.802.637.193.590

E

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

 

2.636.788.561.637

 

PHỤ LỤC SỐ 04

QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung chi

Dự toán đầu năm

Thực hiện năm 2019

 

TỔNG CHI (A B)

104.765.878.000.000

155.966.028.629.373

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

101.045.878.000.000

152.925.996.263.865

I

Chi đầu tư phát triển

44.917.393.000.000

33.000.638.719.912

1

Chi đầu tư cho các dự án

42.737.393.000.000

31.715.356.574.279

 

Trong đó: Chia theo lĩnh vực

 

 

-

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

 

7.219.036.006.835

-

Chi khoa học và công nghệ

 

235.866.296.000

2

Chi bổ sung vốn cho các Quỹ, vốn ủy thác

1.880.000.000.000

1.080.000.000.000

3

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

300.000.000.000

13.970.135.413

4

Chi đầu tư phát triển khác

191.312.010.220

II

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

801.900.000.000

513.385.227.734

III

Chi thường xuyên

47.472.607.000.000

46.181.902.001.558

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

14.998.752.000.000

14.809.329.649.166

2

Chi khoa học và công nghệ

980.805.000.000

304.232.020.565

IV

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

5.694.334.000.000

 

V

Dự phòng ngân sách

2.149.184.000.000

 

VI

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.460.000.000

10.460.000.000

VII

Chi chuyển nguồn

 

73.200.522.314.661

VIII

Chi bổ sung cho cấp dưới

 

 

1

Bổ sung cân đối

 

 

2

Bổ sung có mục tiêu

 

 

IX

Chi hoàn trả ngân sách cấp trên

-

19.088.000.000

B

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

3.720.000.000.000

3.040.032.365.508

 

PHỤ LỤC SỐ 05

QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung chi

Dự toán đầu năm

Thực hiện năm 2019

 

TỔNG CHI (A B)

56.674.612.000.000

98.968.351.970.059

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

52.954.612.000.000

95.928.319.604.551

I

Chi đầu tư phát triển

25.816.634.000.000

14.563.019.592.359

1

Chi đầu tư cho các dự án

23.636.634.000.000

13.418.460.007.371

 

Trong đó: Chia theo lĩnh vực

 

 

-

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

 

397.273.680.088

-

Chi khoa học và công nghệ

 

235.866.296.000

-

Chi quốc phòng

 

178.662.165.250

-

Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội

 

374.226.879.091

-

Chi y tế, dân số và gia đình

 

335.441.359.894

-

Chi văn hóa thông tin

 

32.850.747.501

-

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

 

 

-

Chi thể dục thể thao

 

 

-

Chi bảo vệ môi trường

 

213.079.959.208

-

Chi các hoạt động kinh tế

 

11.207.817.759.583

-

Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

 

393.617.612.942

-

Chi bảo đảm xã hội

 

8.830.513.000

-

Chi đầu tư khác

 

40.793.034.814

 

Trong đó: Chia theo nguồn vốn

 

 

-

Chi XDCB bằng nguồn vốn trong nước

19.998.478.000.000

10.007.413.259.048

-

Chi XDCB bằng nguồn vốn ngoài nước

3.638.156.000.000

3.411.046.748.323

2

Chi bổ sung vốn cho các Quỹ, vốn ủy thác

1.880.000.000.000

1.080.000.000.000

3

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

300.000.000.000

13.970.135.413

4

Chi đầu tư phát triển khác

50.589.449.575

II

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

801.900.000.000

513.385.227.734

III

Chi thường xuyên

22.192.474.000.000

18.281.189.686.691

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3.162.833.000.000

2.386.463.726.699

2

Chi khoa học và công nghệ

980.805.000.000

304.232.020.565

3

Chi quốc phòng

632.861.000.000

619.421.522.000

4

Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội

492.550.000.000

575.270.889.849

5

Chi y tế, dân số và gia đình

3.252.851.000.000

2.987.530.928.709

6

Chi văn hóa thông tin

595.537.000.000

468.608.691.176

7

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

75.032.000.000

69.028.107.000

8

Chi thể dục thể thao

600.092.000.000

601.882.213.217

9

Chi bảo vệ môi trường

502.720.000.000

489.036.029.446

10

Chi các hoạt động kinh tế

8.802.507.000.000

7.278.630.091.225

11

Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

1.688.140.000.000

1.452.252.951.586

12

Chi bảo đảm xã hội

699.666.000.000

665.852.139.097

13

Chi thường xuyên khác

706.880.000.000

382.980.376.122

IV

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

2.970.618.000.000

 

V

Dự phòng ngân sách

1.162.526.000.000

 

VI

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.460.000.000

10.460.000.000

VII

Chi chuyển nguồn

 

39.588.548.110.177

VIII

Chi bổ sung cho cấp dưới

 

22.952.628.987.590

1

Bổ sung cân đối

 

14.066.692.000.000

2

Bổ sung có mục tiêu

 

8.885.936.987.590

IX

Chi hoàn trả ngân sách cấp trên

 

19.088.000.000

B

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

3.720.000.000.000

3.040.032.365.508

 

PHỤ LỤC SỐ 06

QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ VÀ CẤP QUẬN HUYỆN THỊ XÃ NĂM 2019
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung chi

Dự toán đầu năm

Thực hiện năm 2019

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó:

NS Thành phố

NSQH (gồm cả NSXP)

NS Thành ph

NSQH (gồm c NSXP)

 

TỔNG CHI (A B)

104.765.878.000.000

56.674.612.000.000

48.091.266.000.000

155.966.028.629.373

98.968.351.970.059

88.705.900.918.610

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

101.045.878.000.000

52.954.612.000.000

48.091.266.000.000

152.925.996.263.865

95.928.319.604.551

88.705.900.918.610

I

Chi đầu tư phát triển

44.917.393.000.000

25.816.634.000.000

19.100.759.000.000

33.000.638.719.912

14.563.019.592.359

18.437.619.127.553

1

Chi đầu tư cho các dự án

42.737.393.000.000

23.636.634.000.000

19.100.759.000.000

31.715.356.574.279

13.418.460.007.371

18.296.896.566.908

 

Trong đó: Chia theo lĩnh vực

 

 

 

 

 

 

-

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

 

 

 

7.219.036.006.835

397.273.680.088

6.821.762.326.747

-

Chi khoa học và công nghệ

 

 

 

235.866.296.000

235.866.296.000

 

2

Chi bổ sung vốn cho các Quỹ, vốn ủy thác

1.880.000.000.000

1.880.000.000.000

-

1.080.000.000.000

1.080.000.000.000

 

3

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

300.000.000.000

300.000.000.000

-

13.970.135.413

13.970.135.413

 

4

Chi đầu tư phát triển khác

-

191.312.010.220

50.589.449.575

140.722.560.645

II

Chi trả nợ lãi các khon do chính quyền địa phương vay

801.900.000.000

801.900.000.000

-

513.385.227.734

513.385.227.734

 

III

Chi thường xuyên

47.472.607.000.000

22.192.474.000.000

25.280.133.000.000

46.181.902.001.558

18.281.189.686.691

27.900.712.314.867

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

14.998.752.000.000

3.162.833.000.000

11.835.919.000.000

14.809.329.649.166

2.386.463.726.699

12.422.865.922.467

2

Chi khoa học và công nghệ

980.805.000.000

980.805.000.000

-

304.232.020.565

304.232.020.565

 

IV

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương

5.694.334.000.000

2.970.618.000.000

2.723.716.000.000

 

 

 

V

Dự phòng ngân sách

2.149.184.000.000

1.162.526.000.000

986.658.000.000

 

 

 

VI

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.460.000.000

10.460.000.000

-

10.460.000.000

10.460.000.000

 

VII

Chi chuyển nguồn

 

 

 

73.200.522.314.661

39.588.548.110.177

33.611.974.204.484

VIII

Chi bổ sung cho cấp dưới

 

-

 

 

22.952.628.987.590

8.301.333.189.402

1

Bổ sung cân đối

 

 

 

 

14.066.692.000.000

3.203.860.896.975

2

Bổ sung có mục tiêu

 

 

 

 

8.885.936.987.590

5.097.472.292.427

IX

Chi hoàn trả ngân sách cấp trên

-

 

 

19.088.000.000

19.088.000.000

454.262.082.304

B

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

3.720.000.000.000

3.720.000.000.000

 

3.040.032.365.508

3.040.032.365.508

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 19/NQ-HĐND về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, phòng chống dịch bệnh Covid-19 những tháng cuối năm 2021 của thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 19/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 23/09/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản