Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2016/NQ-HĐND

Lạng Sơn, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 91/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, kết hợp xây dựng mới đồng bộ mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) đạt tiêu tiêu chí số 2 về giao thông, phục vụ hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Phấn đấu đến hết năm 2020 nâng tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn đạt tối thiểu 40%; nâng tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 82%, trong đó ưu tiên hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông của 72 xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

2. Nhiệm vụ: Cứng hóa thêm 1.600km mặt đường giao thông nông thôn, tương ứng mỗi năm cứng hóa được 320km, nâng tổng số mặt đường cứng hóa lên 5.380km/13.405km đường giao thông nông thôn vào năm 2020, trong đó:

a) Hệ thống đường trục xã: Cứng hóa thêm được 484km, nâng chiều dài cứng hóa đến hết năm 2020 được 1.330km/2.645km, đạt 50%.

b) Hệ thống đường trục thôn: Cứng hóa thêm được 567km, nâng chiều dài được cứng hóa đến hết năm 2020 lên 1.852/4.117km, đạt 45%;

c) Hệ thống đường ngõ xóm: Cứng hóa được 475km, nâng chiều dài được cứng hóa đến hết 2020 lên 1.978/4.947km, đạt 40%,

d) Hệ thống đường trục chính nội đồng: Cứng hóa thêm 74km, nâng chiều dài được cứng hóa lên 200/1,696km, đạt 12%.

3. Nguyên tắc thực hiện

a) Chủ thể quản lý, đầu tư phát triển mạng lưới GTNT do cấp xã chủ động, chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

b) Phát triển đường GTNT chủ yếu với phương châm “dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, trong đó Nhà nước hỗ trợ các loại vật tư, vật liệu chủ yếu hỗ trợ gồm: xi măng, cát, đá hoặc sỏi đổ bê tông; hỗ trợ chi phí quản lý, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, thanh quyết toán...; hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí máy, nhân công cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu. Chỉ hỗ trợ để thực hiện với quy mô, cấp đường đạt mức tối thiểu của tiêu chí. Nếu xã, thôn xem xét xây dựng với quy mô lớn hơn mức tối thiểu thì phải tự huy động đóng góp hoặc hỗ trợ bằng các nguồn vốn hợp pháp khác cho phù hợp.

c) Ngân sách tỉnh hỗ trợ làm đường trục xã, đường liên xã; ngân sách huyện hỗ trợ làm đường trục thôn, đường ngõ xóm, đường nội đồng; cấp xã huy động các phần do xã tự tổ chức thực hiện.

d) Các công trình do cấp xã, thôn tổ chức huy động cộng đồng dân cư tự thực hiện, có sự kiểm soát của Nhà nước về kỹ thuật và sử dụng vật tư, vật liệu.

4. Vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020:

TT

Loại đường

Mục tiêu
(km)

Đơn giá
(triệu đồng)

Thành tiền
(triệu đồng)

1

Đường trục xã (cấp A)

484

1.016

491.744

2

Đường trục thôn (cấp B)

567

726

411.642

3

Đường ngõ, xóm (cấp D)

74

398

29.452

4

Đường trục chính nội đồng (cấp C)

475

196

93.100

 

Tổng cộng

1.600

 

1.025.938

5. Cơ chế, chính sách thực hiện

a) Cơ chế thực hiện đầu tư: Trình tự, thủ tục đầu tư công trình GTNT thực hiện theo Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Áp dụng hình thức chỉ lập và phê duyệt dự toán công trình đối với công trình có tổng dự toán dưới 3 tỷ đồng đối với những công trình có quy mô kỹ thuật đơn giản, không phức tạp sử dụng “Thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn” tại Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Khuyến khích giao cho tổ thợ, nhóm thợ, cộng đồng dân cư tại địa phương trực tiếp thi công các công trình trên địa bàn.

b) Cơ chế hỗ trợ xi măng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng để xây dựng các tuyến đường trục xã, đường liên xã. Ngân sách huyện hỗ trợ toàn bộ xi măng để xây dựng các tuyến đường còn lại (trục thôn, trục chính nội đồng, đường ngõ xóm):

TT

Loại đường

Mục tiêu (km)

Khối lượng xi măng (tấn)

Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

I

Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh

 

126.808

145.829

1

Đường trục xã (cấp A)

484

126.808

145.829

II

Hỗ trợ từ ngân sách huyện

 

123.364

141.868

2

Đường trục thôn (cấp B)

567

95.256

109.544

3

Trục chính nội đồng (cấp C)

74

7.252

8.340

4

Đường ngõ, xóm (cấp D)

474

20.856

23.984

 

Tổng cộng

1.600

250.172

287.697

c) Hỗ trợ cát, đá xây dựng mặt đường bê tông xi măng: Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ khối lượng vật liệu cát, đá để xây dựng đường trục xã, đường liên xã. Ngân sách huyện hỗ trợ toàn bộ khối lượng vật liệu cát, đá  để xây dựng đường trục thôn, đường liên thôn và đường trục chính nội đồng. Cấp xã huy động nguồn lực khai thác cát, đá tại chỗ để thực hiện đối với đường ngõ xóm:

TT

Loại đường

Mục tiêu (km)

Khối lượng hỗ trợ (m3)

Thành tiền (triệu đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

Cát

Đá Bê tông

Đá móng

Cát

Đá

I

Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh

1

Đường trục xã

484

135.520

266.200

227.480

67.760

100.672

168.432

II

Hỗ trợ từ ngân sách huyện

2

Đường trục thôn

567

124.740

243.810

192.780

62.370

89.870

152.240

3

Trục chính nội đồng

74

9.620

18.500

0

4.810

4.625

9.435

II

Xã tự tổ chức huy động

4

Đường ngõ, xóm

474

37.920

69.204

0

18.960

17.301

36.261

Tổng cộng

1.600

307.800

597.714

420.260

153.900

212.468

366.368

d) Hỗ trợ thi công: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhân công, máy thi công để xây dựng đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc Vùng II (có danh sách kèm theo):

TT

Loại đường

Khối lượng thực hiện

Kinh phí hỗ trợ

Xã/thôn

(km)

(triệu đồng)

 

Ngân sách tỉnh hỗ trợ

1

Đường trục xã

111 xã

150

23.250

 

Ngân sách huyện hỗ trợ

2

Đường trục thôn

Các thôn khó khăn

170

18.700

3

Đường trục chính nội đồng

Các xã khó khăn

22

2.420

 

Tổng cộng

 

 

44.370

đ) Hỗ trợ chi phí khác: Nhà nước hỗ trợ các khoản chi khác gồm: Tư vấn kỹ thuật, quản lý thi công, lập hồ sơ dự toán công trình, lập hồ sơ thanh quyết toán... với giá trị bằng 5% tổng dự toán được duyệt:

TT

Loại đường

Kinh phí (triệu đồng)

Tỷ lệ %

Thành tiền (triệu đồng)

Ghi chú

1

Đường trục xã

491.744

5

24.587

Ngân sách tỉnh hỗ trợ

2

Đường trục thôn

411.642

5

26.709

Ngân sách huyện hỗ trợ

3

Trục chính nội đồng

29.452

5

4

Đường ngõ, xóm

93.100

5

 

Tổng cộng

1.025.938

51.296

 

 

e) Đóng góp của nhân dân: Tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng, đóng góp phần vật liệu còn lại, tự tổ chức thi công xây dựng công trình, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

g) Cơ chế giám sát: Thực hiện giám sát cộng đồng.

6. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ trong giai đoạn 2016-2020 là 713,47 tỷ đồng, trong đó:

a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ 362,098 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn sự nghiệp giao thông hỗ trợ xi măng để xây dựng các tuyến đường trục xã, đường liên xã.

- Vốn trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ vật liệu đá, cát, hỗ trợ chi phí khác và hỗ trợ thi công đường trục xã cho các xã đặc biệt khó khăn.

b) Ngân sách huyện hỗ trợ 351,372 tỷ đồng, để xây dựng các loại đường còn lại (trục thôn, ngõ xóm, trục chính nội đồng), trong đó:

- Vốn phân bổ theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng;

- Các nguồn thu từ đất, các nguồn thu hợp pháp khác hỗ trợ toàn bộ vật liệu đá, cát, hỗ trợ chi phí khác và hỗ trợ thi công đường trục thôn cho các xã đặc biệt khó khăn.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn khóa XVI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, GTVT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT,PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thành phố;
- CPVP UBND tỉnh;
- CPVP, các CV Văn phòng HĐND tỉnh;
- Báo Lạng Sơn; Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, HSKH.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiệm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 19/2016/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 19/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiệm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản