Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 185/2021/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Chăn nuôi 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Xét Tờ trình số 308/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2025; Báo cáo số 1185/BC-KTNS ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể như sau:

1. Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp

1.1. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Có dự án sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Quy mô sản xuất từ 2 ha tập trung trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển; từ 1 ha tập trung trở lên đối với khu vực miền núi thấp; từ 0,5 ha trở lên đối với khu vực miền núi cao (bao gồm các huyện: Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát).

- Được kiểm soát, chứng nhận và duy trì chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần chi phí nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) của vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh và nhà sơ chế rau, với mức hỗ trợ: 190 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển; 220 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi.

- Hỗ trợ hằng năm chi phí thuê kiểm soát và chứng nhận hoặc duy trì chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên, với mức hỗ trợ 17 triệu đồng/ha/năm.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi dự án sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh đi vào sản xuất, được cấp có thẩm quyền chứng nhận bảo đảm các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn từ VietGAP trở lên.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ năm thứ nhất:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 01).

+ Quyết định phê duyệt dự án sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Hợp đồng thuê kiểm soát chất lượng, biên bản kiểm soát, kết quả phân tích chất lượng mẫu sản phẩm hàng tháng (bản sao).

+ Giấy chứng nhận tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên (bản sao).

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ năm thứ 2:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 01).

+ Hợp đồng thuê kiểm soát chất lượng, biên bản kiểm soát, kết quả phân tích chất lượng mẫu sản phẩm hằng tháng (bản sao).

+ Giấy chứng nhận duy trì tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên còn hiệu lực (bản sao).

1.2. Hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung

a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã có khu trang trại chăn nuôi tập trung (trâu, bò, gà) trên địa bàn xã.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Khu trang trại chăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm khoảng cách trang trại chăn nuôi an toàn theo quy định của pháp luật.

- Tổng đàn vật nuôi của mỗi khu trang trại phải bảo đảm quy mô từ 400 con trâu, bò trở lên; hoặc từ 60.000 con gà trở lên; hoặc 200 con trâu, bò và 30.000 con gà trở lên.

- Các trang trại chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học và được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAHP.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 1 lần chi phí xây dựng hạ tầng, gồm: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước đến chân hàng rào cho khu trang trại chăn nuôi tập trung; với mức hỗ trợ 2 tỷ đồng/khu đối với miền xuôi và 3 tỷ đồng/khu đối với miền núi.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và kiểm tra, đáp ứng các điều kiện hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).

- Giấy chứng nhận VietGAHP trang trại chăn nuôi còn hiệu lực (bản sao).

1.3. Hỗ trợ phát triển rừng trồng thâm canh, tập trung

1.3.1. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng cây giống nuôi cấy mô

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng rừng sản xuất bằng cây giống nuôi cấy mô.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận khoán đất rừng sản xuất để trồng rừng sản xuất.

- Diện tích trồng rừng sản xuất bàng cây giống nuôi cấy mô phải bảo đảm từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân và từ 20 ha trở lên đối với tổ chức.

- Cây giống phải bảo đảm đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, được cung cấp từ các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống theo quy định.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 1.300 đồng/cây giống, tối đa không quá 2 triệu đồng/ha.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi hoàn thành việc trồng rừng, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 02).

- Giấy xác nhận đã trồng mới rừng sản xuất bàng cây giống nuôi cấy mô của Ủy ban nhân dân cấp xã (bản chính).

- Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (bản chính).

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán giống của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng rừng với đơn vị cung cấp giống và chứng từ hợp lệ (bản sao).

1.3.2. Hỗ trợ thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân thực hiện thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận khoán đất rừng sản xuất đã trồng luồng, nứa, vầu trên địa bàn các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân.

- Diện tích rừng trồng luồng, nứa, vầu phải bảo đảm từ 0,5 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân và từ 10 ha trở lên đối với tổ chức.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ chi phí mua phân bón, với mức 2,5 triệu đồng/ha/năm; thời gian hỗ trợ 2 năm đầu thực hiện thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách tham gia thực hiện thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 03).

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng giao, khoán đất hoặc Hợp đồng cho thuê đất (bản sao).

- Giấy xác nhận của Hạt kiểm lâm cấp huyện đã trồng thâm canh luồng, nứa, vầu trên diện tích đề nghị hỗ trợ (bản chính).

1.3.3. Hỗ trợ làm đường lâm nghiệp vùng trồng rừng sản xuất tập trung

a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã có vùng trồng rừng sản xuất tập trung.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất tập trung từ 200 ha trở lên.

- Đường lâm nghiệp bảo đảm theo tiêu chuẩn TCVN 7025:2002; các ngầm qua suối được cứng hóa bằng bê tông.

c) Mức hỗ trợ: theo tỷ lệ 200 ha rừng trồng tập trung được hỗ trợ 500 triệu đồng để làm đường lâm nghiệp (không hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng; lập hồ sơ; kiểm tra, giám sát cộng đồng và sửa chữa, bảo dưỡng).

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng đường lâm nghiệp vùng trồng rừng sản xuất tập trung được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và được kiểm tra đáp ứng các điều kiện hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ làm đường lâm nghiệp vùng trồng rừng sản xuất tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng đường lâm nghiệp vùng trồng rừng sản xuất tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).

1.3.4. Hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

a) Đối tượng hỗ trợ: chủ rừng là tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác); hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên kết hình thành nhóm hộ hoặc liên kết với các doanh nghiệp.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích rừng trồng tập trung được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) từ 300 ha trở lên.

- Có hợp đồng đánh giá, giám sát hàng năm với đơn vị tư vấn chứng nhận cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần, với mức 300.000 đồng/ha.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 04).

- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững còn hiệu lực (bản sao).

- Hợp đồng đánh giá, giám sát hằng năm với đơn vị tư vấn chứng nhận cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (bản sao).

1.4. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong đóng mới hầm bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản cho các tàu cá đánh bắt, hậu cần đánh bắt vùng khơi

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên được đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên đã được đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Hầm bảo quản phải được đóng mới và sử dụng công nghệ vật liệu mới (PU) hoặc Composite Polyurethane Foam (CPF) theo định mức kinh tế, kỹ thuật quy định tại Quyết định 663/QĐ-BNN-KN ngày 03 tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 40% tổng mức chi phí đầu tư, tối đa không quá 250 triệu đồng/tàu cá.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi hầm bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản cho tàu cá đánh bắt, hậu cằn đánh bắt vùng khơi được đóng mới và đưa vào sử dụng, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 05).

- Giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực (bản sao).

- Hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng mới hầm bảo quản sản phẩm khai thác hải sản bằng vật liệu mới của chủ tàu cá với đơn vị thi công (bản sao).

1.5. Hỗ trợ sản xuất cây ăn quả tập trung

1.5.1. Hỗ trợ chi phí mua cây giống cây ăn quả

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng cây ăn quả tập trung thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Quy mô tối thiểu liền vùng trồng một loại cây đối với hộ gia đình, cá nhân từ 1 ha trở lên; đối với tổ chức từ 10 ha trở lên.

- Cây giống phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây ăn quả và được mua từ các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống nông nghiệp theo quy định tại Luật Trồng trọt (tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây ăn quả nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đối với giống cây chưa được ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng tiêu chuẩn cơ sở).

- Có hợp đồng với tổ chức chứng nhận sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên.

c) Mức hỗ trợ:

- Nhóm cây cam, bưởi, xoài: hỗ trợ 30 triệu cồng/ha.

- Nhóm cây ổi, chuối, thanh long ruột đỏ: hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi hoàn thành việc trồng cây ăn quả, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 06).

- Giấy xác nhận diện tích đã trồng mới cây ăn quả của Ủy ban nhân dân cấp xã (bản chính).

- Hợp đồng với tổ chức chứng nhận sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên (bản sao).

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán giống của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng cây ăn quả với đơn vị cung cấp giống và chứng từ theo quy định (bản sao).

1.5.2. Hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất cây ăn quả tập trung

a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích trồng cây ăn quả tập trung thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích trồng cây ăn quả tập trung phải liền vùng từ 10 ha trở lên và thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Có phương án sản xuất cây ăn quả tập trung được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Có hợp đồng với tổ chức chứng nhận sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 1 lần chi phí xây dựng hạ tầng (bao gồm: đường giao thông, điện, hệ thống cấp nước đến vùng sản xuất cây ăn quả tập trung) với mức 5 tỷ đồng/vùng.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng hạ tầng vùng trồng cây ăn quả tập trung được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và được kiểm tra đáp ứng các điều kiện hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất cây ăn quả tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hợp đồng với tổ chức chứng nhận sản xuất cây ăn quả theo quy trình từ VietGAP trở lên (bản sao).

- Quyết định phê duyệt phương án sản xuất cây ăn quả tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).

- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng hạ tầng vùng trồng cây ăn quả tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).

1.5.3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây ăn quả tập trung

a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích trồng cây ăn quả tập trung thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích trồng cây ăn quả tập trung phải liền vùng từ 10 ha trở lên trồng các loại cây cam, bưởi, xoài, chuối, ổi, thanh long ruột đỏ thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân đủ năng lực đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây ăn quả tập trung theo quy định.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ 3 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất (trước khi trồng, giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn bắt đầu thu hoạch) với mỗi một loại cây. Mức hỗ trợ 65 triệu đồng/lớp (bao gồm cả kinh phí biên soạn tài liệu và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất).

d) Thời điểm hỗ trợ:

- Hỗ trợ lần thứ nhất: trước khi trồng cây ăn quả tập trung.

- Hỗ trợ lần thứ hai: sau khi trồng mới 20 tháng đối với cam, bưởi, xoài; 12 tháng đối với chuối, ổi, thanh long ruột đỏ.

- Hỗ trợ lần thứ ba: sau vụ thu hoạch cây ăn quả đầu tiên.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây ăn quả tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hợp đồng thuê chuyên gia đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản cây ăn quả (bản sao).

1.5.4. Hỗ trợ kinh phí hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật

a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích trồng cây ăn quả tập trung thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích trồng cây ăn quả tập trung phải liền vùng từ 10 ha trở lên và thuộc phạm vi Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kỹ thuật viên chuyên sâu về trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã hợp đồng thuê 1 hướng dẫn kỹ thuật với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, tối đa không quá 12 tháng, thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm cây ăn quả.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ký hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật của Ủy ban nhân dân cấp xã (bản sao).

1.6. Hỗ trợ khi ngừng hoạt động hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

a) Đối tượng hỗ trợ: tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ (có từ 5.000 kg đến dưới 15.000 kg khối lượng vật nuôi sống); trang trại chăn nuôi quy mô vừa (có từ 15.000 kg đến dưới 150.000 kg khối lượng vật nuôi sống); trang trại chăn nuôi quy mô lớn (có từ 150.000 kg khối lượng vật nuôi sống trở lên).

- Trang trại chăn nuôi có trước ngày Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi, phải ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ 1 lần, thời gian hỗ trợ 3 tháng: 4 triệu đồng/tháng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ; 5 triệu đồng/tháng đối với trang trại chăn nuôi quy mô vừa; 8 triệu đồng/tháng đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

- Ngoài ra trang trại chăn nuôi có nhu cầu di dời đến địa điểm mới để tiếp tục chăn nuôi, bên cạnh mức hỗ trợ nêu trên thì mỗi trang trại chăn nuôi được hỗ trợ thêm một phần chi phí vận chuyển (di chuyển chuồng trại, vật nuôi, thiết bị chăn nuôi), cụ thể:

+ Di chuyển dưới 30 km (tính từ địa điểm trang trại chăn nuôi cũ đến địa điểm trang trại mới): hỗ trợ 3 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, 4 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô vừa và 5 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

+ Di chuyển trên 30 km (tính từ địa điểm trang trại chăn nuôi cũ đến địa điểm trang trại mới): hỗ trợ 5 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, 6 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô vừa và 7 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi trang trại chăn nuôi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 07).

- Biên bản nghiệm thu khối lượng, số lượng, quy mô chăn nuôi của trang trại phải ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ trang trại chăn nuôi (bản chính).

- Giấy xác nhận đã cơ sở chăn nuôi đã di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của Ủy ban nhân dân cấp xã (bản chính).

- Đối với nội dung hỗ trợ chi phí vận chuyển:

+ Nếu chủ trang trại thuê vận chuyển: hóa đơn theo quy định của pháp luật, hợp đồng, thanh lý hợp đồng vận chuyển của cơ sở chăn nuôi với đơn vị vận chuyển (bản sao).

+ Nếu chủ trang trại tự vận chuyển: có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

1.7. Hỗ trợ phát triển sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

1.7.1. Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền, xây dựng thương hiệu; chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa cho các sản phẩm OCOP

a) Đối tượng hỗ trợ: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất có đăng ký kinh doanh.

b) Điều kiện hỗ trợ: có sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần, với mức 75 triệu đồng/sản phẩm để hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền; thiết kế mẫu mã, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 08).

- Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa (bản sao).

- Hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, hợp đồng, thanh lý hợp đồng (bản sao).

1.7.2. Khen thưởng cho sản phẩm đạt chuẩn OCOP

a) Đối tượng khen thưởng: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất có đăng ký kinh doanh.

b) Điều kiện khen thưởng: sản phẩm OCOP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

c) Mức khen thưởng: khen thưởng 1 lần/sản phẩm với mức 20 triệu đồng/sản phẩm đạt 3 sao, 40 triệu đồng/sản phẩm đạt 4 sao, 80 triệu đồng/sản phẩm đạt 5 sao.

d) Thời điểm nhận khen thưởng: sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Văn bản đề nghị khen thưởng (theo mẫu 09).

- Quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa (bản sao).

2. Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

2.1. Hỗ trợ xây dựng các công trình: Trạm y tế xã; Trung tâm văn hóa, thể thao xã (Nhà văn hóa đa năng + sân thể thao xã); Nhà lớp học (hoặc phòng chức năng) các cấp trường: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở hoặc liên trường Tiểu học - Trung học cơ sở

a) Đối tượng hỗ trợ: các xã khu vực miền núi nằm trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022 - 2025 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Trạm y tế xã, trung tâm văn hóa, thể thao xã (nhà văn hóa đa năng + sân thể thao xã) chưa có, hoặc đã có nhưng xuống cấp, không thể sử dụng.

- Các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở chưa đủ phòng học, phòng chức năng phục vụ dạy và học; chưa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

- Mỗi xã chỉ được hỗ trợ 1 công trình và công trình sau khi xây dựng phải đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

c) Mức hỗ trợ:

- Trạm y tế xã: xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 3,5 tỷ đồng; xã (khu vực I, II) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 3 tỷ đồng; xã còn lại, mức hỗ trợ 2,5 tỷ đồng.

- Trung tâm văn hóa, thể thao xã: xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 5 tỷ đồng; xã (khu vực I, II) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 4,5 tỷ đồng; xã còn lại, mức hỗ trợ 4 tỷ đồng.

- Nhà lớp học (hoặc phòng chức năng): xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 4 tỷ đồng; xã (khu vực I, II) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 3,5 tỷ đồng; xã còn lại: 3 tỷ đồng.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định giao kinh phí hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ công trình.

- Văn bản cam kết nguồn vốn đối ứng cho công trình của Ủy ban nhân dân cấp xã (bản chính).

2.2. Hỗ trợ xây dựng hệ thống mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư có nắp đậy

a) Đối tượng hỗ trợ: các xã nằm trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2022 - 2025 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Điều kiện hỗ trợ: hệ thống mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư trên địa bàn xã chưa đạt chuẩn theo yêu cầu tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

c) Mức hỗ trợ: hỗ trợ xi măng, với mức hỗ trợ 1.000 tấn xi măng/xã.

d) Thời điểm nhận hỗ trợ: sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao khối lượng xi măng hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ công trình mương, rãnh thoát nước thải khu dân cư trên địa bàn xã.

2.3. Khen thưởng cho huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

a) Đối tượng khen thưởng: các huyện nằm trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2022 - 2025.

b) Điều kiện khen thưởng: huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

c) Mức khen thưởng: hỗ trợ 1 lần, với mức 5 tỷ đồng/huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 10 tỷ đồng/huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

d) Thời điểm nhận khen thưởng: sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao kinh phí hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

- Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của Thủ tướng Chính phủ (bản sao).

2.4. Khen thưởng cho các xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu để thanh toán khối lượng hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hoặc bảo trì, nhằm nâng cao chất lượng các công trình, các nội dung tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã đầu tư thuộc đối tượng hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước

a) Đối tượng khen thưởng: các xã trên địa bàn tỉnh thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; các thôn (bản) thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2022 - 2025.

b) Điều kiện khen thưởng:

- Các thôn, bản (thuộc xã miền núi chưa đạt chuẩn nông thôn mới) và các xã trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Các xã trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Các xã, thôn (bản) trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

c) Mức khen thưởng:

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới: 500 triệu đồng/xã.

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 800 triệu đồng/xã.

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 1.000 triệu đồng/xã.

- Thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới: 100 triệu đồng/thôn (bản).

- Thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 100 triệu đồng/thôn (bản).

d) Thời điểm nhận khen thưởng: sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao kinh phí hỗ trợ.

đ) Thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị hỗ trợ xã, thôn (bản) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hỗ trợ xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao).

- Quyết định công nhận thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới và thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).

Điều 2. Trình tự, thủ tục thực hiện chính sách

1. Đối với các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp

1.1. Xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện chính sách đăng ký kế hoạch khối lượng và dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ năm sau gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch; Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15 tháng 7 năm trước năm kế hoạch.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch khối lượng và dự toán kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 7 năm trước năm kế hoạch.

Đối với chính sách tại điểm 1.7 khoản 1 Điều 1, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đồng thời cho Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 30 tháng 7 năm trước năm kế hoạch. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổng hợp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 8 năm trước năm kế hoạch.

- Trước ngày 30 tháng 8 năm trước năm kế hoạch, Sở Tài chính có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng dự toán ngân sách tinh để thực hiện chính sách cho năm kế hoạch.

- Trên cơ sở kế hoạch khối lượng và dự toán kinh phí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Văn bản về dự kiến tổng dự toán ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách cho năm kế hoạch của Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng kế hoạch về khối lượng và dự toán chi tiết thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 9 năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở kế hoạch về khối lượng và dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào dự toán ngân sách tỉnh hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương hằng năm (trong đó có phân bổ dự toán chi tiết cho các chính sách), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm (trong đó, có dự toán chi tiết cho các chính sách).

- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương hàng năm (trong đó có dự toán chi tiết cho các chính sách), Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

1.2. Trình tự thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ

1.2.1. Đối với các chính sách tại điểm 1.1, điểm 1.2, điểm 1.3, điểm 1.4, điểm 1.5, điểm 1.6 khoản 1 Điều 1

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã kết quả tiếp nhận hồ sơ. Trong 3 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nêu rõ yêu cầu bổ sung hoặc lý do trả lại hồ sơ.

Đối với các chính sách quy định tại điểm 1.2; tiết 1.3.3, điểm 1.3; tiết 1.5.2, tiết 1.5.3, tiết 1.5.4, điểm 1.5 khoản 1 Điều 1, Ủy ban nhân dân cấp xã có Văn bản đề nghị hỗ trợ kèm theo 1 bộ hồ sơ gửi về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn 2 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Tổ công tác thẩm định hồ sơ.

Tổ công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, thành phần gồm: đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế), phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đối tượng đề nghị thụ hưởng chính sách, đại diện Hội Nông dân huyện hoặc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, Tổ công tác tiến hành thẩm định và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thẩm định. Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo rõ lý do.

- Bước 3: Sau khi có kết quả thẩm định đu điều kiện được hỗ trợ, Tổ công tác thực hiện việc niêm yết công khai kết quả thẩm định và danh sách tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được hưởng chính sách tại hội trường Nhà văn hóa thôn và trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 5 ngày.

- Bước 4: Sau khi kết thúc thời gian niêm yết công khai mà không có ý kiến khác về nội dung thẩm định và danh sách tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được hường chính sách, trong thời hạn 2 ngày làm việc Tổ công tác báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ.

Trường hợp sau thời gian niêm yết công khai mà có ý kiến khác về nội dung thẩm định và danh sách tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được hưởng chính sách, trong thời hạn 2 ngày làm việc Tổ công tác kiểm tra, thẩm định lại và hoàn chỉnh kết quả thẩm định, báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

- Bước 5: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Tổ công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ, phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chi trả cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

1.2.2. Đối với chính sách tại điểm 1.7 khoản I Điều 1

- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ, khen thưởng tại Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh.

- Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ, khen thưởng Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, khen thưởng; trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, khen thưởng thì Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh có văn bản thông báo rõ lý do.

- Bước 3: Sau thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh ban hành quyết định khen thưởng, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách, đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đối với các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

2.1. Xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ

2.1.1. Đối với chính sách tại điểm 2.1, điểm 2.2 khoản 2 Điều 1

- Hằng năm, căn cứ Đề án, Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; các xã lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ hạng mục công trình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong 3 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra thực địa, xác nhận sự cần thiết (bằng văn bản) cho từng xã; tổng hợp, lập danh sách các công trình, nội dung đề nghị hỗ trợ (kèm theo cam kết vốn đối ứng cho từng công trình của Ủy ban nhân dân cấp xã); danh sách công trình đề nghị hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm các nội dung: sự cần thiết phải đầu tư, tên chủ đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, dự kiến địa điểm xây dựng (đánh giá sơ bộ về hiện trạng và xác định nhu cầu sử dụng đất), dự kiến tổng mức đầu tư, xác định nguồn vốn, gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong 15 ngày làm việc, kể từ này nhận đủ hồ sơ, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; trong 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí hỗ trợ, làm cơ sở tổng hợp vào kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn để triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.

2.1.2. Đối với chính sách tại điềm 2.3 khoản 2 Điều 1

- Hằng năm, căn cứ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 30 tháng 7 năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở để nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí hỗ trợ, làm cơ sở tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ để triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.

2.1.3. Đối với chính sách tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 1

- Hằng năm, căn cứ Quyết định công nhận xã, thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới theo các mức độ: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của cấp có thẩm quyền; các xã lập dự toán kinh phí đề nghị khen thưởng gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở đề nghị khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp xã; trong thời hạn 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, gi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước 30 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cắp huyện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp danh sách đề nghị khen thưởng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định đối tượng, mức độ, nguồn kinh phí khen thưởng, làm cơ sở tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

- Căn cứ kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau 15 ngày làm việc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình phân bổ kế hoạch kinh phí khen thưởng để triển khai thực hiện, đảm bảo theo quy định.

2.2. Trình tự thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ

2.2.1. Đối với chính sách tại điểm 2.1, điểm 2.2, điểm 2.4 khoản 2 Điều 1

Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; trong thời hạn 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bổ sung dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

2.2.2. Đối với chính sách tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 1

Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Sở Tài chính thông báo bổ sung ngân sách cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí theo quy định, tránh để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách

Từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm ngân sách tỉnh.

Điều 4. Thời gian thực hiện chính sách

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực T
nh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH v
à HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tnh;
- TTr HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đỗ Trọng Hưng

 

PHỤ LỤC:

CÁC LOẠI MẪU THỦ TỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025)

Mẫu 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ……;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ………

I. Thông tin chung

1. Tôn tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân: .........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức); ....................................................................................

3. Số CMND/Thẻ căn cước:…………… Ngày cấp: ………… Nơi cấp ...............................

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp:……………………………… Nơi cấp ...................................................................

4. Địa ch: ……………………………………………… Số điện thoại: ...................................

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh với nội dung như sau: Diện tích sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh đề nghị hỗ trợ:...ha; trong đó, vùng đồng bằng, ven biển... ha, vùng miền núi...ha.

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

1. Kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng của vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh....đồng.

2. Kinh phí kiểm soát quá trình sản xuất rau an toàn và chứng nhận/duy trì chứng nhận VietGAP...đồng.

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ................................................................................. đồng.

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố , Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………….xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí mua cây giống nuôi cấy mô để trồng rừng sản xuất

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố …………..;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………………

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân: .........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ....................................................................................

3. Số CMND/Thcăn cước: ……………… Ngày cấp: ……………… Nơi cp ...................

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp: ……………………………………….. Nơi cấp .....................................................

4. Địa ch: …………………………………………… Số điện thoại: ......................................

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí mua cây giống nuôi cấy mô để trồng rừng sản xuất với các nội dung như sau:

1. Diện tích trồng rừng sản xuất bằng cây giống nuôi cấy mô: ……… ha; mật độ cây đã trồng: …………cây/ha.

2. Số lượng cây giống nuôi cấy mô đã đưa vào trồng rừng sản xuất: ......................... cây.

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ……………đồng/cây x …………cây = ......................... đồng.

(Bằng chữ: ......................................................................................................................... )

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ………, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ……………xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 03

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ phân bón để thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố…………;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân:..........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ....................................................................................

3. Số CMND/Thẻ căn cước: ……………………….Ngày cấp: ………………Nơi cấp..........

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp: …………………………..Nơi cấp ........................................................................

4. Địa chỉ: …………………………………………….. Số điện thoại:......................................

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ phân bón để thâm canh rừng trồng luồng, nứa, vầu với các nội dung như sau:

1. Diện tích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận khoán đất rừng sản xuất đã trồng luồng, nứa, vầu: ……………… ha.

2. Diện tích rừng trồng luồng, nứa, vầu đề nghị hỗ trợ thực hiện thâm canh...ha; trong đó:

- Diện tích năm thứ nhất...ha.

- Diện tích năm thứ hai... ha.

III. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ......................................................................... đồng.

(Bằng chữ: ........................................................................................................... đng).

Trong đó:

1. Kinh phí đề nghị hỗ trợ thực hiện thâm canh năm thứ nhất: ................................. đồng.

(Bằng chữ: ................................................................................................................. đồng).

2. Kinh phí đề nghị hỗ trợ thực hiện thâm canh năm thứ hai: .................................... đồng.

(Bằng chữ: ................................................................................................................. đồng).

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ……………, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ……………………xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 04

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố …………….;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ……………………..

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:..........................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ..................................................................................

3. Số CMND/Thcăn cước: ………………………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp........

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) ...............................................................

Ngày cấp: …………………………… Nơi cấp ....................................................................

4. Địa chỉ: ......................................................................... Số điện thoại:…………………..

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với các nội dung như sau:

1. Diện tích được Nhà nước giao đất, liên kết hình thành nhóm hộ, hợp tác xã, hoặc liên kết với các doanh nghiệp: ………………ha.

2. Diện tích đã được cấp chứng chỉ FSC: ………………ha.

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: .................................................................................. đồng.

(Bằng chữ: .............................................................................................................. đồng).

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố…………,  Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………….xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 05

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HỖ TRỢ KINH PHÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MỚI TRONG ĐÓNG MỚI HẦM BẢO QUẢN SẢN PHẨM KHAI THÁC THỦY SẢN CHO CÁC TÀU CÁ ĐÁNH BẮT, HẬU CẦN ĐÁNH BẮT VÙNG KHƠI

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ……………..;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ……………………

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân: .........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ....................................................................................

3. Số CMND/Thẻ căn cước: ……………………. Ngày cấp: ……………. Nơi cấp ..............

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp: ......................................................................... Nơi cấp ………………………….

4. Địa chỉ: ...................................................................... Số điện thoại: ……………………..

5. Là chủ tàu cá số đăng ký: ...............................................................................................

6. Công suất máy chính: …………KW (CV): Kích thước tàu: chiều dài ……m, chiều rộng ……m, chiều cao ……m.

7. Nghề chính: .....................................................................................................................

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong đóng mới hầm bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản cho các tàu cá đánh bắt, hậu cần đánh bắt vùng khơi với nội dung sau: Thời điểm đã đóng mới hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu mới theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định 663/QĐ-BNN-KN ngày 03/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và đưa vào sử dụng: kể từ ngày....tháng... năm.

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ...................................................................................... đồng.

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ………, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 06

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí mua giống cây ăn quả

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ……………;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………………

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân: .........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ....................................................................................

3. Số CMND/Thcăn cước: ................................... Ngày cấp: ……………Nơi cấp ………

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp: …………………………………… Nơi cấp ...........................................................

4. Địa chỉ: ............................................................................ Số điện thoại: …………………

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí mua giống cây ăn quả với các nội dung như sau:

1. Diện tích cây ăn quả tập trung đã trồng: ………… ha.

- Nhóm cây cam, bưởi, xoài: …………ha.

- Nhóm cây ổi, chuối, thanh long ruột đỏ và các loại cây ăn quả khác: …………ha.

(Diện tích trên đã được xác định để phát triển cây ăn quả tập trung theo Quyết định số      /QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh).

2. Lượng giống đã sử dụng:

- Nhóm cây cam, bưởi, xoài: ………ha x       cây/ha = …………cây.

- Nhóm cây ổi, chuối, thanh long ruột đỏ và các loại cây ăn quả khác: …………ha.

……… ha x      cây/ha = …………cây.

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: .................................................................................. đồng.

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố…, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn... xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 07

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của chủ cơ sở chăn nuôi

Kính gửi:

- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố ……………;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn …………………

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân: .........................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ....................................................................................

3. Số CMND/Thcăn cước: ................................... Ngày cấp: ……………Nơi cấp ………

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) .................................................................

Ngày cấp: …………………………………… Nơi cấp ...........................................................

4. Địa chỉ: ............................................................................ Số điện thoại: …………………

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi với những nội dung sau:

1. Đề nghị ngừng hoạt động chăn nuôi:

- Số lượng gia súc, gia cầm hiện có (con) ........................................................................

- Quy đổi ra tng khối lượng vật nuôi sống của cơ sở chăn nuôi hiện có, (kg)/bằng s…………………………………………. (bằng chữ) ...........................................................................................................................

2. Đề nghị di dời (vật nuôi, chuồng trại, thiết bị chăn nuôi) ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến địa đim mới phù hợp để chăn nuôi (nếu có):

- Số lượng gia súc, gia cầm hiện có (con) ........................................................................

- Quy đi ra tổng khi lượng vật nuôi sống của cơ sở chăn nuôi hiện có, (kg)/bằng s…………………………………………. (bằng chữ) ...........................................................................................................................

- Khoảng cách phải di dời từ địa điểm cũ (thôn/xã) ……………………………… đến địa điểm mới (thôn/xã) ……………………………………; số (km) di chuyển đến ..........................................................

III. Kinh phí đề nghị hỗ tr

1. Kinh phí ngừng hoạt động chăn nuôi: ................................................................. đồng.

2. Kinh phí hỗ trợ di dời (nếu có) ............................................................................ đồng.

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: .................................................................................. đồng.

Đề nghị Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn….. xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 08

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí quảng bá, tuyên truyền; chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Kính gửi:

- Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh;
- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố…………;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ………………

I. Thông tin chung

1. Tên Chủ thể OCOP: ......................................................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ..................................................................................

3. Số CMND/Thẻ căn cước: ................................... Ngày cấp: ……………Nơi cấp ……..

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) ...............................................................

Ngày cấp: …………………………………… Nơi cấp .........................................................

4. Địa chỉ: ............................................................................ Số điện thoại: …………………

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí quảng bá, tuyên truyền; chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP với những nội dung sau:

1. Tên sản phẩm thứ nhất đề nghị hỗ trợ

- Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền (như: xây dựng video clip, phóng sự, tờ rơi, quảng cáo....), gồm:…………………………………………………………………….

- Hỗ trợ chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa, gồm: .......................................

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP (như: bộ nhận diện thương hiệu, lôgô nhận diện, Website, facebook, fanpage...), gồm: .........................................................

2. Tên sản phẩm thứ 2 đề nghị hỗ trợ

- Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền (như: xây dựng video clip, phóng sự, tờ rơi, quảng cáo....), gồm:………………………………………………………………………..

- Hỗ trợ chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa, gồm: ......................................

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP (như: bộ nhận diện thương hiệu, lôgô nhận diện. Website, facebook, fanpage...), gồm: ................................................................................................................

3. Tên sản phẩm thứ……………………… đề nghị hỗ trợ

III. Kinh phí đề nghị hỗ trợ

1. Kinh phí đề nghị hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền: ................................................. đồng.

2. Kinh phí hỗ trợ thiết kế, bao bì, nhãn mác hàng hóa: ......................................... đồng.

3. Kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: ....................................... đồng.

Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: .................................................................................. đồng.

Đề nghị Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố………, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn……………… xem xét/.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu 09

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Khen thưởng cho sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Kính gửi:

- Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh;
- Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố …………;
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn ………………

I. Thông tin chung

1. Tên Chủ thể OCOP: ......................................................................................................

2. Người đại diện (đối với tổ chức): ..................................................................................

3. Số CMND/Thcăn cước: ....................................... Ngày cấp:………… Nơi cấp …….

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức) ...............................................................

Ngày cp: ........................................................... Nơi cấp ……………………………………

4. Địa chỉ: ........................................................... Số điện thoại: …………………………….

II. Nội dung

Đề nghị hỗ trợ kinh phí khen thưởng cho sản phẩm đạt chuẩn OCOP với những nội dung sau:

1. Số lượng sản phẩm OCOP 3 sao đề nghị khen thưởng:...sản phẩm.

2. Số lượng sản phẩm OCOP 4 sao đề nghị khen thưởng:...sản phẩm.

3. Số lượng sản phẩm OCOP 5 sao đề nghị khen thưởng:...sản phẩm.

(Lưu ý: Mỗi chủ thể đề nghị khen thưởng không quá 02 sản phẩm/năm).

III. Kinh phí đề nghị khen thưởng

1. Kinh phí khen thưởng sản phẩm OCOP 3 sao: ………… đồng.

2. Kinh phí khen thưởng sản phm OCOP 4 sao: ………… đồng.

3. Kinh phí khen thưởng sản phẩm OCOP 5 sao: ………… đồng.

Tổng kinh phí đề nghị khen thưởng: ……………..…………. đồng.

Đề nghị Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tnh, Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố……, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn……… xem xét./.

 

 

…………, ngày…… tháng ……năm……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))