Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/2009/NQ-HĐND | Điện Biên Phủ, ngày 11 tháng 12 năm 2009 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số: 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, ngày 01/3/2007 của Liên tịch Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 38/2006/NĐ-CP ngày, 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1729/TTr-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh Điện Biên V/v thành lập Bảo vệ dân phố và chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố; Báo cáo thẩm tra số: 45/BC-BPC ngày 05/12/2009 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ :
Điều 1. Nhất trí thông qua việc thành lập Bảo vệ dân phố và chế độ, chính sách của bảo vệ dân phố như sau:
1. Tại các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy thành lập 01 Ban bảo vệ dân phố; mỗi Ban bảo vệ dân phố gồm có Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và các Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố.
2. Mỗi thôn, bản, tổ dân phố tại các phường có Ban bảo vệ dân phố thành lập một Tổ bảo vệ dân phố. Mỗi tổ bảo vệ dân phố gồm có Tổ trưởng và 02 Tổ viên Tổ Bảo vệ dân phố.
3. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng như sau:
- Trưởng Ban bảo vệ dân phố hưởng mức phụ cấp bằng 0,7 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phó trưởng Ban bảo vệ dân phố hưởng mức phụ cấp bằng 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
- Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố hưởng mức phụ cấp bằng 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
- Tổ viên Tổ bảo vệ dân phố được hưởng mức phụ cấp bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
4. Nguồn kinh phí chi trả:
a) Năm 2010.
- Đối với Thành phố Điện Biên Phủ: Nguồn ngân sách chi trả cho lực lượng Bảo vệ dân phố lấy từ nguồn tăng thu để lại cho Thành phố Điện Biên Phủ.
- Đối với thị xã Mường Lay và các huyện: Nguồn kinh phí chi trả cho lực lượng Bảo vệ dân phố do ngân sách tỉnh đảm bảo.
b) Từ năm 2011.
Ngân sách chi trả cho lực lượng Bảo vệ dân phố sẽ được cân đối hàng năm vào dự toán ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 2. Giao cho UBND tỉnh quy định cụ thể và chỉ đạo hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Điện Biên khoá XII, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2009./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 81/2008/QĐ-UBND cho phép thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố tại phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND điều chỉnh chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã và Bảo vệ dân phố do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 63/2014/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 Quy định về tổ chức, chế độ chính sách và trang bị đối với lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 07/2012/QĐ-UBND
- 4Nghị quyết 368/2015/NQ-HĐND quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 93/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015 (tính đến hết ngày 31/12/2015)
- 6Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Nghị quyết 368/2015/NQ-HĐND quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 93/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015 (tính đến hết ngày 31/12/2015)
- 3Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố
- 2Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 38/2006/NĐ-CP về bảo vệ dân phố do Bộ Công an- Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 81/2008/QĐ-UBND cho phép thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố tại phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND điều chỉnh chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã và Bảo vệ dân phố do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 63/2014/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 Quy định về tổ chức, chế độ chính sách và trang bị đối với lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 07/2012/QĐ-UBND
Nghị quyết 176/2009/NQ-HĐND về thành lập Bảo vệ dân phố và chế độ, chính sách của bảo vệ dân phố do Tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 176/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Mùa A Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Ngày hết hiệu lực: 18/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra