Hệ thống pháp luật

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2012/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU NHẰM GIẢM THIỂU ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PH HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 5

(Từ ngày 10/7/2012 đến ngày 13/7/2012)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 37/TTr-UBND ngày 18/6/2012 của UBND Thành ph Hà Nội về việc đ nghị HĐND Thành phố thông qua chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế; Ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố,

QUYT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua "Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2015", nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tng quát:

- Tập trung triển khai đồng bộ quyết liệt một số nội dung và dự án đầu tư để giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại một số nút giao thông, một số tuyến đường trên địa bàn Thành phố, nhất là khu vực từ vành đai 3 trở vào và trên các trục đường hướng tâm. Từng bước thực hiện theo đúng lộ trình, chỉ tiêu của quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân; Phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.

- Thiết lập lại kỷ cương trật tự trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là trong công tác quản lý vỉa hè, lòng đường, hành lang an toàn giao thông, quản lý vận tải và quản lý các bến, bãi đỗ xe.

- Tạo được sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và bền bỉ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền, các đoàn thể và các Bộ, Ngành có liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể: Đến cuối năm 2015 giảm tối thiểu 27 điểm ùn tắc giao thông và giảm 40% thời gian ùn tắc tại các điểm còn lại trong giai đoạn 2012-2015. Duy trì không để phát sinh điểm ùn tắc mới trên địa bàn Thành phố.

II. PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Bao gồm những nội dung, giải pháp về quản lý và điều hành giao thông; về tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; về giải tỏa vỉa hè, lòng đường và hành lang an toàn giao thông; đặc biệt là lựa chọn một số dự án đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả rõ rệt làm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố để ưu tiên bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông

- Tuyên truyền, phổ biến về các nội dung của chương trình; về công tác phân làn, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, giải tỏa lòng đường, vỉa hè và sắp xếp các điểm trông giữ xe trên hè phố, lòng đường...

- Tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “toàn dân giữ gìn trật tự an toàn giao thông” và triển khai thêm các mô hình thí điểm về văn hóa giao thông trên địa bàn các quận, huyện...

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng tham gia phối hợp điều hành tổ chức giao thông cho lực lượng tự quản của các phường, lực lượng thanh niên tình nguyện...

- Tuyên truyền về ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho học sinh tiểu học, trung học và sinh viên các trường cao đẳng và đại học.

- Tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

2. Công tác t chức quản lý và điều hành giao thông

- Thực hiện dự án nâng cấp Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi giai đoạn 1 để nâng cao hiệu quả tổ chức điều hành giao thông nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. Cải tạo, lắp đặt hệ thống camera tại 200 nút giao nhằm giám sát tình trạng ùn tắc giao thông, tình trạng vi phạm của phương tiện để phục vụ cho việc xử lý các vi phạm bằng hình ảnh.

- Triển khai khảo sát, thực hiện đếm xe tại các trục giao thông chính và tại một số nút giao thông quan trọng để đề ra các giải pháp tổ chức giao thông mang tính tổng thể theo mạng; đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư cải tạo hoặc xây cầu vượt đối với các nút giao đã quá tải trầm trọng.

- Khảo sát, đánh giá tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực các trường học, khu vực kết nối ra vào các khu đô thị để có các giải pháp cải tạo hạ tầng, tổ chức sắp xếp nơi dừng đỗ xe hoặc bố trí lực lượng điều tiết giao thông cho phù hợp.

- Xây dựng bản đồ điện tử kỹ thuật số để theo dõi, đánh giá tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố theo thời gian thực (nhất là khu vực trong vành đai 3 và các trục giao thông hướng tâm).

- Rà soát các tuyến đường, các nút giao thông có nguy cơ ùn tắc cao, các đỉểm đen có nguy cơ gây mất an toàn giao thông để xác định nguyên nhân và có giải pháp tổ chức giao thông, giải pháp cải tạo sửa chữa và nâng cấp cho phù hợp.

- Tiếp tục tổ chức phân làn tách dòng phương tiện trên một số tuyến đường chính có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao và có đủ điều kiện về mặt cắt.

- Tổ chức lực lượng tình nguyện bao gồm: thanh niên xung kích, cựu chiến binh, dân phòng ... tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, tham gia điều tiết giao thông tại các khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc.

- Tổ chức quản lý tốt các hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải khách bằng taxi, thực hiện cấm xe tải theo giờ trong khu vực vành đai 3 và tổ chức triển khai một số tuyến đi bộ theo các đề án được phê duyệt.

- Triển khai xây dựng bổ sung một số cầu kết cấu thép lắp ghép tải trọng nhẹ ở các sông Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu, Sét kết hợp với mở rộng mặt cắt ngang cầu cũ cho phương tiện xe máy, xe đạp hoặc cho cả xe ô tô con qua lại.

- Triển khai thực hiện đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” theo quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại điểm, bãi đỗ xe một cách hợp lý.

3. Giải tỏa hành lang an toàn giao thông, giải tỏa việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

- Tập trung giải tỏa hành lang an toàn giao thông, giải tỏa các lấn chiếm lòng đường vỉa hè trên các tuyến đường hướng tâm quan trọng như QL1, QL6, QL32, QL5, QL21, QL21B, đường Mai Dịch - Nội Bài, trên một số tuyến đường trục chính đô thị và trên các tuyến thực hiện phân làn phương tiện.

- Rà soát, sắp xếp các điểm đỗ xe trên hè và lề đường để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giao thông đi lại và tổ chức duy trì kiểm tra thường xuyên đối với các tuyến phố không cho phép trông giữ xe trên vỉa hè theo quyết định của UBND Thành phố.

4. Giải quyết cục bộ một số điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng

- Xây dựng 8 cầu vượt kết cấu thép tại một số nút giao thông quan trọng thường xuyên ùn tắc như nút Kim Mã - Liễu Giai (Daewo), nút Bạch Mai - Đại Cồ Việt, nút Nguyễn Chí Thanh, nút Lê Văn Lương, xây dựng cầu cho người đi bộ qua đường khu nhà ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Xây dựng bổ sung thêm cầu mới cạnh cầu cũ để tăng năng lực thông hành chống ùn tắc giao thông tại vị trí các cầu: Cống Mọc, cầu Yến Vĩ, cầu Mỹ Hưng...

IV. DANH MỤC DỰ ÁN VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

(chi tiết tại phụ lục kèm theo)

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Huy động vốn

Các dự án, nội dung công việc thuộc Chương trình mục tiêu này cần được ưu tiên bố trí đủ vốn và tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện đúng tiến độ. Ngoài kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu này, đối với các dự án giao thông quan trọng nằm trong các chương trình, kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố như kế hoạch số 54-KH/TU, kế hoạch số 81/KH-UBND cần ưu tiên cân đối, huy động các nguồn lực để thực hiện phục vụ mục tiêu chung là giảm ùn tắc giao thông. Ngoài nguồn vốn ngân sách thành phố, cần phải tranh thủ nguồn vốn ODA và huy động các nguồn vốn ngoài xã hội để đầu tư theo các hình thức BT, PPP, BOT. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác các bến, bãi đỗ xe và cung cấp các dịch vụ vận tải hành khách công cộng.

2. Các cơ chế, chính sách cần xây dựng

- Tập trung xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo hình thức xã hội hóa, BT, PPP và BOT, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng. Đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác quỹ đất đô thị để tạo vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách về giá vé, giá cung cấp dịch vụ đỗ xe nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới giao thông tĩnh của Thành phố.

- Đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù nhằm tăng thêm thẩm quyền xử lý của lực lượng Thanh tra giao thông, Thanh tra xây dựng và Cảnh sát Giao thông trong việc chế tài xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư nhằm tạo được sự đồng thuận cao của người dân, tạo thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình giao thông trọng điểm.

- Tăng cường phân cấp về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, quản lý trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị cho chính quyền cơ sở. Quy đinh cụ thể về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với chính quyền cơ sở trong việc quản lý đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

- Các cơ quan chức năng từ Thành phố đến cơ sở tập trung thực hiện việc đổi mới phương thức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; Từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương an toàn giao thông, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, nhất là các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

- Các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch được duyệt.

4. Nguồn nhân lực

- Triển khai thực hiện đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường và bổ sung thêm lực lượng cảnh sát giao thông, đảm bảo thực hiện tốt được nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

- Các đơn vị được phân công tham gia thực hiện chương trình cần chủ động huy động nguồn nhân lực nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

5. Khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức điều hành giao thông, từng bước thiết lập hệ thống điều khiển giao thông thông minh (ITS) cho Thành phố Hà Nội, bao gồm: Trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng, Trung tâm điều hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông, Trung tâm điều hành mạng lưới đường cao tốc trên địa bàn Thành phố.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định để cụ thể hóa các giải pháp, biện pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và các văn bản đã ban hành đảm bảo đồng bộ, có hiệu quả; đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm. Hàng năm báo cáo tiến độ thực hiện tại kỳ họp cuối năm của HĐND Thành phố để kịp thời xem xét, điều chỉnh những nội dung cần thiết.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban Hội đồng Nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ QH;
- Ban công tác đại biểu UBTV Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Ngành Trung ương;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn ĐB Quốc hội Thành phố Hà Nội;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- VP: TU, các ban Đảng TU; VP Đoàn ĐBQH& HĐND, VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan thông tấn báo chí;
- Lưu.

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

Khải toAdi (Tỷ đồng)

 

Glti

chú

 

1.944

 

444

 

20

 
PHỤ LỤC

NỘI DUNG, KINH PHÍ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

TT

Nội dung công việc

Khối lượng thực hiện giai đoạn 2012 – 2015

Khái toán (Tỷ đồng)

Ghi chú

I

Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế:

 

1.944

 

1.

Tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân, tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng:

 

444

 

1.1

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông và tuyên truyền về nội dung chương trình: Phối hợp với các Đài Phát thanh, truyền hình, các đơn vị: Ban tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Thủ đô, UBMTTQ và các tổ chức Chính trị-xã hội Thành phố, thành đoàn Hà Nội, UBND các quận, tổ chức tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ

 

20

 

1.2

Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

 

 

 

1.3

Tổ chức hội thảo đưa ra các đề xuất, giải pháp giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố (với các chuyên gia, các Sở, ngành, các Hội nghề nghiệp...).

 

 

 

1.4

Tổ chức tập huấn cho các lực lượng tự quản, thanh niên tình nguyện, Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ về pháp luật giao thông, các kỹ năng trong quản lý đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị

 

 

 

2.

Công tác tổ chức và điều hành giao thông

 

386

 

2.1

Khảo sát, cập nhật số liệu đếm xe tại các trục giao thông chính, tại các nút giao thông và đề xuất các giải pháp giảm ùn tắc giao thông:

50 nút

4

 

 

- Các nút giao thông: Cầu Giấy, Tôn Thất Tùng - Trường Chinh; Ngã Tư Vọng; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Phố Huế; Kim Mã - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, Láng - Trần Duy Hưng; Ngã Tư Sở; Phạm Ngọc Thạch - Xã Đàn; Lò Đúc - Kim Ngưu; Yên Phụ - Thanh Niên; Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng; Điện Biên Phủ - Trần Phú; Cửa Nam; Lê Duẩn - Khâm Thiên; Đào Tấn - Bưởi; Bưởi - Thụy Khuê; Láng - Lê Văn Lương; Ô Chợ Dừa; Giảng Võ - La Thành; Nguyễn Chí Thanh - La Thành; Chợ Mơ; Mai Động; Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng; Trần Cung - Cổ Nhuế; cầu vượt Mai Dịch; Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng; Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi; Pháp Vân - Giải Phóng...

 

 

 

 

- Khảo sát tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường học khu vực trong vành đai 3

200 trường học

 

 

 

- Khảo sát tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực ra, vào các khu đô thị, khu dân cư

10 khu đô thị, khu dân cư

 

 

2.2

Tổ chức giao thông các nút bằng đèn tín hiệu có gắn camera giám sát;

Các nút: Trương Định - Nguyễn Đức Cảnh; Trương Định - Nguyễn An Ninh; nút Mai Dịch; Phạm Hùng – Mễ Trì; Nguyễn Tuân - Nguyễn Huy Tưởng; đường Láng giao với đường cống hóa mương; Phùng Hưng - cầu Đen (Hà Đông); Lê Trọng Tấn - Trục phía Bắc Hà Đông; Xuân Thùy - Trần Đăng Ninh; Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu; Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh, đường Nguyễn Khoái - đường vào cảng Khuyến Lương, đường Nguyễn Khoái – đường vào cảng Hà Nội... và các nút khác

40 nút

120

 

2.3

Cải tạo hạ tầng giao thông:

40 nút và tuyến đường

140

 

 

- Một số nút, tuyến đường thường xuyên ùn tắc giao thông: nút Cầu Giấy; Lê Trọng Tấn – Trường Chinh – Tôn Thất Tùng; cải tạo TCGT nút Cầu Giẽ, nút Nguyễn Khoái – Lĩnh Nam – Thúy Lĩnh, dốc Minh Khai…

 

 

 

 

- Các giao cắt đường ngang với đường sắt (20 vị trí):

20 vị trí

 

 

 

+ Trên QL1: lối rẽ vào chùa Nhị Dâu, lối rẽ vào ngõ 54, Km189+700 (UBND xã Nhị Khê), Km193+895 (lối rẽ vào Chùa Đậu), Km194+760 (đi thôn Quất Lâm), Km194+540 (rẽ thôn Quất Tỉnh), Km197+150 (Trường dạy nghề Thái Việt), Km197+600 (thôn Phương Cù - Xã Thắng Lợi), Km198+500 (thôn Khoái Nội), Km199+800 (rẽ làng Tía – xã Tô Hiệu), Km199+990 (rẽ làng Tía – xã Tô Hiệu), Km202+001 (UBND Xã Văn Tự), Km202+200 (Phố Nguộn) Km202+500 (Vào làng), Km204+100 (rẽ làng T.Phú - xã Minh Cường), Km205+730 (Vào khu CN), Km207+750 (Trường chuyên Phú Xuyên), Km210+280 (thôn ứng Hòa)…

+ Giao cắt với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên: Km1+150 đường Trại Gà, Km0+850 đường 16...

 

 

 

2.4

Tổ chức phân làn, phân luồng cho các phương tiện trên các tuyến đường: Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Lê Văn Lương, đường Trục phía Bắc Hà Đông, Kim Mã, Hoàng Quốc Việt, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Bắc Thăng Long - Nội Bài; Quốc lộ 5; đường Pháp Vân – cầu Giẽ, đường Quốc lộ 1 cũ; Quốc lộ 32; đường Xuân Thúy; đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Khánh Toàn, Chu Văn An (Hà Đông), Vạn Phúc (Hà Đông), đường Phúc La - Văn Phú, đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), cầu Vĩnh Tuy...

25 tuyến

50

 

2.5

Xây dựng một số cầu thép lắp ghép, dàn Benley qua các sông tại một số vị trí cần thiết qua các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét:

- Trên sông Tô Lịch: đoạn từ Bưởi đến Ccầu Giấy (1 cầu), đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã tư Sở (3 cầu), đoạn nối Khương Đình - Khương Trung, đoạn gần cầu Định Công, cầu Đền Lừ...

8 cầu

72

 

3.

Giải tỏa hành lang an toàn giao thông

 

38

 

 

- Giải tỏa 268 điểm đỗ xe trên địa bàn Thành phố theo văn bản số 796/UBND-GT và thực hiện quản lý đồng bộ lòng đường, vỉa hè theo quyết định số 5963/QĐ-UBND của UBND Thành phố và các tuyến phố khác theo đề án đã được UBND Thành phố phê duyệt; Giải tòa ùn tắc giao thông trước các cổng trường học trên địa bàn các quận nội thành.

 

 

 

 

- Giải tỏa vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông quan trọng như các tuyến đường huớng tâm, các tuyến đường vành đai (QL1, QL6, QL32, QL5, đường Phạm Văn Đồng...). Duy trì, chống tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và vi phạm hành lang đường bộ.

 

 

 

II

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc chương trình mục tiêu giải quyết cục bộ 1 số điểm ùn tc giao thông nghiêm trọng:

 

1.500

 

 

- Xây dựng 08 cầu vượt tại các nút giao đường Chùa Bộc - Thái Hà; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; Bạch Mai - Lê Thanh Nghị; Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh (nút DEAWOO); Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn và xây dựng cầu cho người đi bộ qua đường khu nhà ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long

 

1.000

 

 

- Xây dựng thêm các cầu để tăng năng lực thông hành tại cầu Mọc, cầu Yến Vĩ, cầu Mỹ Hưng

 

300

 

 

- Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi (giai đoạn I)

 

200

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2015 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 ban hành

  • Số hiệu: 17/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/07/2012
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản