Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/2010/NQ-HĐND | Đà Lạt, ngày 08 tháng 12 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2011.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Sau khi xem xét các Báo cáo của UBND tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí tán thành báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; thống nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu chủ yếu của năm 2011.
1. Phương hướng chung:
Năm 2011 là năm đầu triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, tạo tiền đề cho sự phát triển của cả thời kỳ 05 năm. Với phương hướng chung là thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm tạo bước phát triển nhanh; nâng cao hiệu quả của sự phát triển, khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mới, mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện chủ đề của Tỉnh ủy đề ra là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp, tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tập trung vào những khâu đột phá, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2011”:
2. Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2011
a) Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tăng trưởng GDP từ 15 - 16% so với năm 2010; trong đó: khu vực nông lâm thủy tăng 9,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 25,2%; dịch vụ tăng 20%.
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 23 - 23,5 triệu đồng/người.
- Cơ cấu kinh tế: ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46 - 47%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 21 - 22%; ngành dịch vụ chiếm 32 - 33%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD, tăng 40% so năm 2010.
- Tổng lượng khách đến du lịch, tham quan 3,5 triệu lượt người, tăng 12,9%; trong đó khách quốc tế 180 ngàn lượt khách.
- Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội từ 14.000 - 14.500 tỷ đồng, bằng 50,97% GDP, tăng 25,3% so với ước thực hiện năm 2010.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 3.800 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 13,4% GDP, bằng 116,9% so ước thực hiện năm 2010; trong đó thuế, phí tối thiểu là 2.540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8,9% GDP.
- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 dự kiến khoảng 5.401,5 tỷ đồng, bằng 119,4% so dự toán địa phương năm 2010.
b) Các chỉ tiêu xã hội:
- Giảm tỷ lệ sinh trong năm 0,05%; quy mô dân số dưới 1,225 triệu người;
- Giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 - 32.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28%; xuất khẩu 600 - 700 lao động;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3 - 4%; trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 7 - 8% (theo tiêu chí mới);
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 16%;
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt từ 98%;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,35%;
- Có 15 xã, 75% thôn, tổ dân phố, 90% cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, 85% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa;
- Có 30% số xã triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới.
c) Các chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 61 - 62%.
- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên 80%.
II. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
1. Tổ chức học tập quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015. Triển khai đồng bộ những giải pháp về nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh theo Quyết định số 1914/QĐ-TTg ngày 19/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiếp tục thực hiện chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống các loại cây trồng như chè, cà phê, điều, dâu tằm, rau, hoa, ... để tăng giá trị các nông sản hàng hóa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nhằm tăng nhanh hiệu quả sản xuất hàng hóa trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của người sản xuất. Khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản có nguyên liệu là thế mạnh của địa phương, mở rộng quy mô cơ sở sản xuất hiện có. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đưa cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở giúp đỡ nông dân phương cách làm ăn thích hợp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
3. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ mới, theo hướng hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để làm ra sản phẩm có giá thành sản phẩm hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Thực hiện đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung vào các ngành dịch vụ ưu tiên như: phát triển du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, hàng hoá, điểm vui chơi giải trí, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng,... Phát huy thế mạnh của khu vực dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề lao động, mở rộng tối đa cơ hội việc làm, đặc biệt là đối với những dịch vụ có tiềm năng phát triển của địa phương.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp đẩy mạnh phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững làm động lực thúc đẩy tăng trưởng.
5. Tháo gỡ những vướng mắc để tăng nguồn thu ngân sách. Đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch. Đầu tư hạ tầng đô thị để đấu giá giao quyền sử dụng đất, xây dựng một số dự án có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư để tổ chức đấu thầu nhằm tạo vốn cho đầu tư phát triển.
Thực hiện 5 khâu đột phá, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư 16 công trình trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất đi đôi với thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.
Tăng cường rà soát tiến độ thực hiện của các dự án đã được thỏa thuận địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư; kiên quyết thu hồi những dự án không thực hiện hoặc tiến độ quá chậm mà không có lý do chính đáng.
Tập trung chỉ đạo công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản gắn với đền bù giải phóng mặt bằng để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng tiến độ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp gian lận thuế, vi phạm pháp luật về thuế, phí. Triển khai kịp thời các chính sách về tài chính, tín dụng, ngân hàng. Đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu về vốn đầu tư các dự án, công trình Nhà nước và vốn sản xuất của nhân dân.
6. Định hướng đầu tư phát triển:
Dự báo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2011 vào khoảng 14.000 - 14.500 tỷ đồng, bằng 50,97% GDP, tăng 25,3% so với ước thực hiện năm 2010. Trong đó vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách Nhà nước năm 2011 là: 1.207,795 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước: 1.162,795 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn ngân sách tập trung: 297,5 tỷ đồng;
+ Nguồn sử dụng đất: 361,095 tỷ đồng;
+ Đầu tư theo mục tiêu: 299,2 tỷ đồng;
+ Vốn Xổ số kiến thiết: 205 tỷ đồng;
- Vốn ngoài nước: 45 tỷ đồng.
Tập trung đầu tư hoàn thành đúng tiến độ các dự án, công trình quan trọng của tỉnh; các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, công trình hòan thành trong năm 2011.
Tiếp tục chú trọng đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đi đôi với thu hút các doanh nghiệp nhằm lấp đầy hai khu công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển; đầu tư vào những ngành, sản phẩm ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, có hàm lượng công nghệ cao và tạo nhiều việc làm.
Tăng cường đầu tư để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời chú trọng đầu tư để phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao đời sống và giảm bớt chênh lệch phát triển giữa các vùng miền.
Thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai,...để chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế từng ngành, từng vùng, từng địa phương, từng sản phẩm; tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư vào các ngành, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và lĩnh vực văn hóa - xã hội (giáo dục, y tế, thể dục thể thao...).
7. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Đam Rông, 16 xã và 94 thôn buôn nghèo trên địa bàn tỉnh; tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc như giảm nghèo, việc làm, các tệ nạn xã hội. Tập trung thực hiện việc đầu tư và lồng ghép các chương trình đầu tư, tích cực vận động, tuyên truyền, khuyến khích người dân ra sức thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại 36 xã; lập và phê duyệt quy hoạch, xây dựng xã nông thôn mới đối với các xã còn lại của toàn tỉnh.
Tiếp tục tuyên truyền trong nhân dân để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng thôn, khu phố, xã, phường và hộ gia đình văn hóa gắn với việc "xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
Chỉ đạo kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực nhất là đào tạo nghề để gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đạt kế hoạch đề ra.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ đáp ứng yêu cầu dạy và học; chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, nếp sống; ứng xử trong học sinh, sinh viên, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường. Phát triển, nâng cao chất lượng mạng lưới khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu; đầu tư máy móc thiết bị và đội ngũ y, bác sỹ phục vụ khám, điều trị bệnh cho nhân dân, tăng cường phòng chống các dịch bệnh.
Tạo điều kiện để mọi người dân được cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá thuốc. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế họach hóa gia đình, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh.
Quan tâm đầu tư cơ sở thể dục, thể thao; đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, thu hút mọi đối tượng tham gia luyện tập; tổ chức các giải thể thao, chú trọng đầu tư đối với thể thao thành tích cao, nhất là những môn thể thao mà Lâm Đồng có lợi thế.
8. Cải cách hành chính:
Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại các cơ quan hành chính. Tăng cường công tác thanh kiểm tra công vụ, công tác cải cách hành chính tại các sở, ngành, địa phương để kịp thời chấn chỉnh sai sót nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao đạo đức và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong họat động của các cơ quan Nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý Nhà nước.
Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp nhằm chuẩn hóa trình độ cán bộ công chức. Xây dựng phong cách làm việc khoa học, năng động, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tiếp tục phân cấp mạnh cho cơ sở đi đôi với tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, khen thưởng kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm. Tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành thiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
9. Tiếp tục thực hiện giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, lực lượng dân quân tự vệ địa phương...; tuyên truyền về chủ trương, đường lối quốc phòng cho các tầng nhân dân; nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động phòng chống các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch. Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng lực lượng quân đội, công an đi đôi với xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng công tác điều tra phá án, hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng chống tội phạm; kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; tăng cường đối thoại và kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dân, xử lý các trường hợp lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, dân chủ để kích động gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các ngành, các cấp nâng cao trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; xác định rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo phải công tâm giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan, giữa người kinh với đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố kiện toàn bộ máy tiếp dân và cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các cơ quan, đơn vị.
11. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều nội dung hình thức phù hợp, thiết thực nhằm động viên khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, suất sắc. Chú trọng việc nêu điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng và có phương thức phù hợp để nhân rộng điển hình.
Điều 2. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện Nghị quyết này; xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết theo đề nghị của UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đồng thời gương mẫu chấp hành và vận động cán bộ, nhân dân thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Nghị quyết này đã được đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khoá VII kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2010./-
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 188/2010/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 05 năm 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 21 ban hành
- 2Nghị quyết 147/2010/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3Nghị quyết 152/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Nghị quyết 15c/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 1716/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến hết ngày 30/06/2012 hết hiệu lực và hết hiệu lực một phần
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 1914/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 188/2010/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 05 năm 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 21 ban hành
- 5Nghị quyết 147/2010/NQ-HĐND về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6Nghị quyết 152/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Nghị quyết 15c/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Nghị quyết 153/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 153/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra