HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 07 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP LẦN THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 43/BC-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân về kết quả giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:
Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Ủy ban nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án dân sự.
Trong thời gian qua, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết cơ bản tăng về số việc và số tiền, đạt chỉ tiêu Quốc hội và Tổng cục Thi hành án dân sự giao. Công tác xác minh phân loại, kê biên, định giá, xử lý tài sản được thực hiện chặt chẽ, cơ bản đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Một số việc phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết; việc phân loại án ngày càng chính xác; trình tự, thủ tục giải quyết các việc thi hành án dân sự được đơn giản hóa; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã dần đi vào nề nếp; tổ chức bộ máy của cơ quan thi hành án dân sự cơ bản được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra; công tác phối hợp liên ngành giữa cơ quan thi hành án dân sự với Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân ngày càng được tăng cường. Công tác kiểm sát đã cơ bản thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự. Những kết quả đạt được đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định đã nêu tại báo cáo giám sát của Đoàn giám sát.
Điều 2. Để nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác thi hành án dân sự, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan Thi hành án dân sự cùng các đơn vị có liên quan khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự bằng nhiêu hình thức, biện pháp khác nhau, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
b) Tăng cường phối hợp, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự; xác định công tác thi hành án dân sự là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, gắn công tác thi hành án dân sự với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương.
c) Tập trung chỉ đạo việc phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án, giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, phức tạp, ảnh hưởng an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, các vụ án về tham ô, tham nhũng và các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ, trốn tránh, cố tình không chấp hành án.
2. Đối với Cục Thi hành án dân sự tỉnh:
a) Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Luật thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác thi hành án dân sự.
b) Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trực tiếp là Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tiến hành đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi hành các vụ án lớn, các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng, án trọng điểm tham nhũng, kinh tế, các vụ việc phức tạp kéo dài nhằm giảm án tồn đọng ở mức thấp nhất.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm nhất là vi phạm trong kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Chú trọng các biện pháp giáo dục đương sự tự nguyện thi hành án nhằm hạn chế việc thực hiện cưỡng chế thi hành án. Tăng cường phối hợp liên ngành với Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong hoạt động thi hành án dân sự; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
3. Đối với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Viện Kiểm sát nhân dân cần tăng cường kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án và phân loại việc thi hành án; việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhất là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, các tài sản có giá trị lớn.
b) Việc tuyên án của Tòa án nhân dân phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế để bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm túc.
c) Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo cho vay.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ thẩm định, xử lý nợ.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cùng các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 7 năm 2019./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 397/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Chỉ thị 08/2004/CT-UB về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Quảng Bình
- 4Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác Thi hành án dân sự do tỉnh Kon Tum ban hành
- 7Quyết định 07/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Thi hành án dân sự do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Chỉ thị 8/CT-UBND năm 2020 về tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2023 về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác xét xử các vụ án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Quyết định 397/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Chỉ thị 08/2004/CT-UB về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Quảng Bình
- 7Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác Thi hành án dân sự do tỉnh Kon Tum ban hành
- 10Quyết định 07/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Thi hành án dân sự do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 11Chỉ thị 8/CT-UBND năm 2020 về tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 12Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2023 về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác xét xử các vụ án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An
Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2019 về kết quả giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018
- Số hiệu: 15/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Lê Trường Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực