Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2016/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH THU HÚT CHUYÊN GIA, TỔ CHỨC CÓ NĂNG LỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;
Xét Tờ trình số 7023/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định chế độ, chính sách thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng và chính sách thu hút
Quy định chế độ, chính sách thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khuyến khích Văn phòng giám định tư pháp phát triển, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2. Đối tượng được hưởng chính sách thu hút
a) Những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, chuyên gia trong các lĩnh vực, ngành nghề.
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
c) Người giúp việc cho người giám định tư pháp.
d) Văn phòng giám định tư pháp.
3. Điều kiện được hưởng chính sách
a) Những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, chuyên gia trong các lĩnh vực, ngành nghề được bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoặc công bố là người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của pháp luật và tham gia thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y và kỹ thuật hình sự tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định theo sự phân công của thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định.
d) Văn phòng giám định tư pháp được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập và đảm bảo các tiêu chí về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giám định tư pháp và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
4. Các chính sách cụ thể
Chính sách hỗ trợ đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và người giúp việc cho người giám định tư pháp:
a) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được hỗ trợ 50% mức bồi dưỡng được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp (sau đây gọi là Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg).
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực khác khi thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được hỗ trợ 100% mức bồi dưỡng được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg .
c) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y và kỹ thuật hình sự tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định được hỗ trợ 20% mức bồi dưỡng được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg .
d) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về giám định tư pháp do Trung ương, ngành hoặc địa phương tổ chức được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành của tỉnh Thừa Thiên Huế.
đ) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được cơ quan, đơn vị nơi làm việc tạo điều kiện về thời gian, phương tiện, trang thiết bị để phục vụ công tác giám định tư pháp.
e) Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp: Văn phòng giám định tư pháp được hưởng các ưu đãi thuộc chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, kỳ họp thứ 3 thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 5715/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế thực hiện thí điểm chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc tại 4 đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 05/2016/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 33/2016/QĐ-UBND sửa đổi tiết 2, tiết 6, điểm a, khoản 2 và khoản 3, Điều 5 của Quy định thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 4117/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thu hút chuyên gia, nhà khoa học của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
- 1Luật giám định tư pháp 2012
- 2Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 3Quyết định 01/2014/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 5715/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế thực hiện thí điểm chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc tại 4 đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Nghị quyết 05/2016/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 33/2016/QĐ-UBND sửa đổi tiết 2, tiết 6, điểm a, khoản 2 và khoản 3, Điều 5 của Quy định thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 4117/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thu hút chuyên gia, nhà khoa học của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND quy định chế độ, chính sách thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 15/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Lê Trường Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra