Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 15/2010/NQ-HĐND

Đồng Xoài, ngày 14 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 143/TTr-UBND ngày 16/11/2010; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-VHXH ngày 19/11/2010 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bình Phước, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu của Đề án:

1. Giải quyết việc làm cho 151.000 lao động, cụ thể hàng năm, như sau:

- Năm 2011: giải quyết việc làm cho 28.000 lao động;

- Năm 2012: giải quyết việc làm cho 29.400 lao động;

- Năm 2013: giải quyết việc làm cho 30.200 lao động;

- Năm 2014: giải quyết việc làm cho 31.200 lao động;

- Năm 2015: giải quyết việc làm cho 32.200 lao động.

2. Đào tạo 30.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28 % năm 2010 lên 40% vào năm 2015, cụ thể như sau:

- Năm 2011: đào tạo nghề cho 5.000 lao động;

- Năm 2012: đào tạo nghề cho 5.500 lao động;

- Năm 2013: đào tạo nghề cho 6.000 lao động;

- Năm 2014: đào tạo nghề cho 6.500 lao động;

- Năm 2015: đào tạo nghề cho 7.000 lao động.

3. Giảm và ổn định tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 3,2% vào cuối năm 2015.

4. Giữ tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 90%.

II. Các nhóm giải pháp:

1. Đào tạo nghề gắn với việc làm; đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động.

2. Xây dựng cơ chế ưu tiên cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm đối với các đối tượng thuộc vùng được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang để phục vụ làm các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Đảm bảo việc làm, chống sa thải lao động.

4. Hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người thất nghiệp, thiếu việc làm và các đối tượng ưu tiên khác theo đề án.

5. Hỗ trợ thông tin về thị trường lao động; điều tra cập nhật biến động cung cầu lao động, thông tin tuyên truyền về giải quyết việc làm.

III. Kinh phí:

Tổng kinh phí để thực hiện đề án là : 181,655 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn Trung ương bổ sung mới: 34,900 tỷ đồng;

- Vốn địa phương bổ sung mới: 44,850 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, các ngân hàng trong tỉnh: 7,5 tỷ đồng;

- Vốn hiện đang quay vòng của các giai đoạn trước: 94,405 tỷ đồng.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ mười chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 15/2010/NQ-HĐND về thông qua Đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bình Phước do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành

  • Số hiệu: 15/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản