Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 197/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2022 và Tờ trình số 221/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2022 về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-VHXH ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ban Văn hóa-Xã hội; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-BĐT ngày 02 tháng 7 năm 2022 của Ban Đô thị; Báo cáo giải trình số 242/BC-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của UBND Thành phố và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư của 35 dự án (gồm: 21 dự án nhóm B, 14 dự án nhóm C), tổng mức đầu tư dự kiến 6.818.237 triệu đồng.

(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

Điều 2. Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của 07 dự án (gồm 03 dự án nhóm B, 04 dự án nhóm C), tổng mức đầu tư dự kiến 691.355 triệu đồng.

(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết:

a) Chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện: Rà soát, chuẩn xác quy mô, nội dung đầu tư, có giải pháp đấu nối thích hợp, khớp nối đồng bộ, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo không trùng lặp và tiết kiệm, hiệu quả và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; xác định nguồn gốc đất đai, xây dựng phương án, kinh phí giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện hành; trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan; trong công tác lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cần lưu ý thực hiện (hoặc giải trình việc không thực hiện) ý kiến của các sở, ngành đã đóng góp tại bước lập, trình, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

b) Chỉ đạo các sở, ngành liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao: Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư của các dự án. Tăng cường kiểm tra nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư xây dựng công trình; hướng dẫn, phối hợp cùng Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án; giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi giúp Chủ đầu tư hoàn thành dự án đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng công trình.

c) Trong công tác xây dựng, cập nhật kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và hàng năm cần cân đối nguồn vốn ngân sách cấp Thành phố và ngân sách cấp huyện (đối với các dự án sử dụng ngân sách cấp huyện) theo tiến độ đảm bảo hoàn thành các dự án theo thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt. Việc sử dụng các nguồn vốn có thể huy động thêm (nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng, vốn vay nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính,...) cần được lập đề án cụ thể, trình cấp có thẩm quyền và HĐND Thành phố quyết định theo đúng quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân và các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu Quốc hội;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Thường trực Thành ủy; Thường trực HĐND TP;
- UBND, UB MTTQ Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy Hà Nội;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các vị Đại biểu HĐND TP;
- Các VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND TP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo Thành phố; Cổng GTĐT TP;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN HĐND THÀNH PHỐ PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ TẠI KỲ HỌP THỨ 7 CỦA HĐND THÀNH PHỐ KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2021-2026
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Dự án

Nhóm dự án

Tổng mức đầu tư

Chủ đầu tư

Ghi chú

A

B

C

Tổng số

NS Thành phố

NS cấp huyện

Trong đó tăng thêm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng cộng (A B)

 

24

18

7.509.592

3.529.407

3.980.185

7.074.367

 

 

A

Phê duyệt chủ trương đầu tư

 

21

14

6.818.237

2.876.458

3.941.779

6.818.237

 

 

I

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

 

1

 

81.555

81.555

 

81.555

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn

 

1

 

81.555

81.555

 

81.555

UBND huyện Sóc Sơn

Phụ lục 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực Văn hóa Thông tin

 

4

 

1.210.534

912.132

298.402

1.210.534

 

 

1

Bảo tồn, tôn tạo di tích đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu tại khu di tích Thành Cổ Loa

 

1

 

61.308

61.308

 

61.308

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Phụ lục 2

2

Tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền An Dương Vương tại khu di tích Thành Cổ Loa

 

1

 

58.082

58.082

 

58.082

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Phụ lục 3

3

Bảo tồn khu vực Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu

 

1

 

792.742

792.742

 

792.742

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Phụ lục 4

4

Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh

 

1

 

298.402

 

298.402

298.402

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Lĩnh vực Thể dục - Thể thao

 

2

 

339.395

339.395

 

339.395

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp Nhà ở vận động viên đơn nguyên 1,2,3,4 Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội

 

1

 

271.060

271.060

 

271.060

Ban QLDA ĐTXD công trình Dân dụng Thành phố

Phụ lục 6

2

Cải tạo, nâng cấp công trình khu nhà tập luyện 3 tầng

 

1

 

68.335

68.335

 

68.335

Ban QLDA ĐTXD công trình Dân dụng Thành phố

Phụ lục 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Lĩnh vực đê Điều, thủy lợi

 

2

8

1.124.735

1.124.735

 

1.124.735

 

 

a

Lĩnh vực đê điều

 

1

2

535.367

535.367

 

535.367

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp tuyến đê tả Hồng đoạn từ K48 165 đến K64 126 thuộc địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

 

1

 

478.000

478.000

 

478.000

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 8

2

Xử lý sự cố sạt lở bờ hữu sông Hồng tương ứng từ K94 010 đến K94 389 đê hữu Hồng, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

 

 

1

23.981

23.981

 

23.981

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 9

3

Xử lý sạt lở khu vực thượng lưu kè Thanh Am (tương ứng K4 200 đến K4 500 đê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên và hạ lưu kè Tình Quang (tương ứng từ K6 500 đến K6 900 dê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

 

 

1

33.386

33.386

 

33.386

UBND quận Long Biên

Phụ lục 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Lĩnh vực thủy lợi

 

1

6

589.368

589.368

 

589.368

 

 

1

Nạo vét, gia cố bờ kênh tiêu trạm bơm Vĩnh Mộ trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

 

 

1

77.635

77.635

 

77.635

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 11

2

Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu dẫn vào các trạm bơm; tiêu Trại Ro, tiêu Thông Đạt, tiêu Cấn Hạ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

 

 

1

66.354

66.354

 

66.354

UBND huyện Quốc Oai

Phụ lục 12

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Vực Giang - sông Tích, huyện Thạch Thất.

 

 

1

47.657

47.657

 

47.657

UBND huyện Thạch Thất

Phụ lục 13

4

Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu N22 kết hợp làm đường giao thông, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

 

 

1

79.500

79.500

 

79.500

UBND huyện Chương Mỹ

Phụ lục 14

5

Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu trạm bơm Đầm Mới, huyện Chương Mỹ.

 

 

1

60.000

60.000

 

60.000

UBND huyện Chương Mỹ

Phụ lục 15

6

Kiên cố mái, mặt tả bờ sông Lương kết hợp giao thông từ trạm bơm Đồng Lạc đến cầu Hòa Thượng, huyện Phú Xuyên

 

 

1

34.949

34.949

 

34.949

Ban QLDA ĐTXD CT Hạ tầng kỹ thuật và Nông nghiệp

Phụ lục 16

7

Nạo vét, gia cố bờ sông Tô Lịch huyện Thường Tín (khơi thông dòng chảy, kè, nâng cấp mặt đê tạo cảnh quan, bộ hành 2 bờ sông Tô lịch dài 7km trên địa bàn huyện Thường Tín)

 

1

 

223.273

223.273

 

223.273

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Lĩnh vực giao thông

 

11

4

3.930.132

418.641

3.511.491

3.930.132

 

 

a

Ngân sách cấp Thành phố

 

1

3

418.641

418.641

 

418.641

 

 

1

Đầu tư, xây dựng lắp đặt hệ thống cửa chắn ke ga tại các nhà ga trên tuyến Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông

 

 

1

7.968

7.968

 

7.968

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội

Phụ lục 18

2

Hỗ trợ quản lý vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Giai đoạn sau khi bàn giao trên cao)

 

 

1

70.378

70.378

 

70.378

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội

Phụ lục 19

3

Xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị cân kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ thuộc địa bàn Thành phố

 

1

 

315.695

315.695

 

315.695

Sở Giao thông vận tải

Phụ lục 20

4

Cải tạo, bổ sung kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với đường sắt để đảm bảo an toàn giao thông các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt

 

 

1

24.600

24.600

 

24.600

Sở Giao thông vận tải

Phụ lục 21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách cấp huyện

 

10

1

3.511.491

 

3.511.491

3.511.491

 

 

1

Xây dựng tuyến đường gom chạy dọc Quốc lộ 3 mới từ địa phận huyện Đông Anh đến giao tuyến đường quy hoạch 20,5m, huyện Gia Lâm

 

1

 

134.992

 

134.992

134.992

UBND huyện Gia Lâm

Phụ lục 22 Ngân sách Huyện

2

Xây dựng tuyến đường từ đường 179, huyện Gia Lâm đến khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

 

1

 

61.139

 

61.139

61.139

UBND huyện Gia Lâm

Phụ lục 23 Ngân sách Huyện

3

Xây dựng tuyến đường 179 theo quy hoạch từ đê Phù Đổng đến hết địa phận huyện Gia Lâm

 

1

 

179.749

 

179.749

179.749

UBND huyện Gia Lâm

Phụ lục 24 Ngân sách Huyện

4

Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch từ đường quy hoạch 40m Đinh Xuyên - Ninh Hiệp đến nút giao đê tả Đuống với đường Quốc lộ 1, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm

 

 

1

73.245

 

73.245

73.245

UBND huyện Gia Lâm

Phụ lục 25 Ngân sách Huyện

5

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Cao Lỗ đoạn từ UBND xã Uy Nổ đến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, huyện Đông Anh (theo quy hoạch)

 

1

 

128.520

 

128.520

128.520

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 26 Ngân sách Huyện

6

Xây dựng tuyến đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 1)

 

1

 

215.762

 

215.762

215.762

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 27 Ngân sách Huyện

7

Xây dựng tuyến đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 2)

 

1

 

473.651

 

473.651

473.651

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 28 Ngân sách Huyện

8

Xây dựng tuyến đường ngoài hàng rào kết nối khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh (tuyến 3)

 

1

 

166.442

 

166.442

166.442

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 29 Ngân sách Huyện

9

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn từ cầu Lộc Hà đến dốc Vân, huyện Đông Anh

 

1

 

392.092

 

392.092

392.092

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 30 Ngân sách Huyện

10

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 23B đoạn từ ngã tư Biến Thế đến hết địa phận huyện Đông Anh

 

1

 

1.186.196

 

1.186.196

1.186.196

UBND huyện Đông Anh

Phụ lục 31 Ngân sách Huyện

11

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Km191 700 đến Km193 300 qua địa bàn thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín

 

1

 

499.703

 

499.703

499.703

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 32 Ngán sách Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật

 

1

2

131.886

 

131.886

131.886

 

 

 

Ngân sách Quận

 

1

2

131.886

 

131.886

131.886

 

 

1

Nạo vét cửa âu xuồng tại khu biệt thự Tây Hồ

 

 

1

14.981

 

14.981

14.981

UBND quận Tây Hồ

Phụ lục 33 Ngân sách Quận

2

Gia cố bờ mương thoát nước liên phường trên địa bàn phường Tứ Liên (đoạn từ ngõ 238 Âu Cơ đến ngõ 124 Âu Cơ) kết hợp trồng cây xanh chống tái lấn chiếm đất công

 

1

 

74.353

 

74.353

74.353

UBND quận Tây Hồ

Phụ lục 34 Ngân sách Quận

3

Cải tạo vỉa hè và hạ tầng kỹ thuật hè đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân

 

 

1

42.552

 

42.552

42.552

UBND quận Thanh Xuân

Phụ lục 35 Ngân sách Quận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương

 

3

4

691.355

652.949

38.406

256.130

 

 

I

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

 

1

 

57.221

57.221

 

14.745

 

 

1

Xây dựng, cải tạo trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh

 

1

 

57.221

57.221

 

14.745

Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng Thành phố

Phụ lục 36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Lĩnh vực văn hóa Thông tin

 

 

1

21.875

21.875

 

6.983

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp Cung Thanh niên Hà Nội tại số 37, phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

 

1

21.875

21.875

 

6.983

Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng Thành phố

Phụ lục 37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Lĩnh vực Thủy lợi

 

 

1

54.956

54.956

 

5.956

 

 

1

Nâng cấp, mở rộng hệ thống công trình và trạm bơm Đình Thông, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

 

 

1

54.956

54.956

 

5.956

UBND huyện Sóc Sơn

Phụ lục 38. Ngân sách Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Lĩnh vực giao thông

 

2

2

557.303

518.897

38.406

228.446

 

 

1

Cải tạo, nâng cấp ngõ 66 Thanh Am, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội

 

 

1

38.406

 

38.406

15.545

UBND Quận Long Biên

Phụ lục 39 Ngân sách Quận

2

Đầu tư xây dựng công trình cầu 72-II trên đường tỉnh 423

 

1

 

260.278

260.278

 

141.835

Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình GT Thành phố

Phụ lục 40

3

Đầu tư xây dựng công trình cầu Tân Phú bắc qua sông Đáy, huyện Quốc Oai

 

 

1

58.009

58.009

 

25.544

Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình GT Thành phố

Phụ lục 41

4

Cải tạo, chỉnh trang đường tỉnh 427, đoạn từ QL21 B đến nút giao Khê Hồi (đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) trên địa bàn huyện Thường Tín

 

1

 

200.610

200.610

 

45.522

UBND huyện Thường Tín

Phụ lục 42

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học của Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến):

Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất đáp ứng quy mô đào tạo 43 lớp học - 1.935 học sinh. Phá dỡ 02 khối nhà học cũ xây dựng năm 1987 và 1996; Xây mới: nhà học (26 phòng học và 14 phòng học bộ môn), nhà hành chính quản trị và phục vụ học tập; Cải tạo: nhà thể chất, nhà hiệu bộ cũ (chuyển đổi công năng thành thư viện và nhà học 06 phòng bộ môn); hoàn thiện hệ thống sân vườn, đường nội bộ, công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật, thiết bị.

Các hạng mục phá dỡ phải được kiểm định chất lượng công trình và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; Quy mô dự án chỉ được xác định chính xác khi có đầy đủ tài liệu khảo sát, thiết kế tính toán và so sánh, lựa chọn giải pháp thiết kế trên cơ sở tối ưu về kinh tế và đảm bảo phù hợp với các quy định chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, không để thất thoát lãng phí đầu tư.

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 81.555 triệu đồng

(Tám mươi mốt tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu đồng)

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Tại khu đất hiện có của Trường THPT Đa Phúc, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: 2022 - 2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Sóc Sơn.

 

PHỤ LỤC 2

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN BẢO TỒN, TÔN TẠO DI TÍCH ĐÌNH NGỰ TRIỀU DI QUY VÀ AM MỴ CHÂU TẠI KHU DI TÍCH THÀNH CỔ LOA
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của di tích đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 3/7/2015; góp phần nâng cao giá trị của Di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ khách tham quan du lịch, giáo dục truyền thống uống nước, nhớ nguồn cho nhân dân địa phương và du khách thập phương.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến):

- Tu bổ, tôn tạo các hạng mục chính gồm: Nghi môn, Đại đình, Nhà tả vu, Am thờ Mỵ Châu.

- Tu bổ, tôn tạo sân vườn trong và ngoài nội tự, di chuyển bể hóa vàng, nhà bán vé sang vị trí phù hợp, tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, tường rào, khu phụ trợ công cộng, chống mối, PCCC....

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 61.308 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố

6. Địa điểm thực hiện dự án: trong khuôn viên di tích Đình Ngự Triều Di Quy - xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

9. Nội dung khác: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Đông Anh rà soát và xác định cụ thể phạm vi, ranh giới trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyệt đối không để xảy ra trùng lặp hạng mục đầu tư. Trường hợp có sự chồng lấn dự án, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có trách nhiệm cắt giảm quy mô đảm bảo không để xảy ra thất thoát lãng phí ngân sách và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc để xảy ra chồng lẫn dự án dẫn đến thất thoát lãng phí ngân sách.

 

PHỤ LỤC 3

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN TU BỔ, TÔN TẠO CỤM DI TÍCH ĐỀN AN DƯƠNG VƯƠNG TẠI KHU DI TÍCH THÀNH CỔ LOA
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích đền An Dương Vương theo quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành Cổ Loa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 3/7/2015; góp phần nâng cao giá trị của Di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ được khách tham quan du lịch, giáo dục truyền thống uống nước, nhớ nguồn cho nhân dân địa phương và du khách thập phương.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến):

- Tu bổ, tôn tạo Hồ nước và Giếng ngọc.

- Tu bổ, tôn tạo các hạng mục trong khuôn viên đền An Dương Vương gồm: Nghi môn, Tiên từ đệ nhất, Đền Thượng, Nhà Tả - Hữu vu, Nhà Tả - hữu mạc, Nhà bia, Mắt rồng, Hố khảo cổ lò đúc đồng, Nhà bếp và Nhà vệ sinh.

- Tu bổ, tôn tạo sân vườn, tường rào, cây xanh, kè đá và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bổ sung hệ thống PCCC, phòng chống mối mọt công trình.

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 58.082 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố

6. Địa điểm thực hiện dự án: trong khuôn viên cụm di tích đền An Dương Vương - xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

 

PHỤ LỤC 4

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN BẢO TỒN KHU VỰC KHẢO CỔ HỌC 18 HOÀNG DIỆU
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư:

- Bảo tồn lâu dài các dấu tích kiến trúc, hiện vật, di chỉ khảo cổ học đã được phát lộ, tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cho các thế hệ mai sau, cùng với khu Thành cổ trở thành công viên văn hóa - lịch sử nhằm phát huy những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của khu di tích, thể hiện được ý nghĩa của khu di sản thế giới có lịch sử tồn tại và phát triển liên tục từ hon 1.000 năm trước

- Phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục, quảng bá và phát triển du lịch; tạo điều kiện cho người dân, khách tham quan trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu giá trị ý nghĩa của khu di tích và nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam; Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về trách nhiệm đối với việc giữ gìn di sản của Thế giới và của dân tộc.

- Tạo lập một không gian văn hóa cộng đồng hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với khu vực Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến)

- Bảo tồn các hố khai quật A-B có diện tích xây dựng, nhà trưng bày khu D4-D6. Các nhà trưng bày có chức năng như không gian sảnh đón, không gian lối đi kết hợp trưng bày các hiện vật khảo cổ, thông tin dưới dạng bản vẽ, hình ảnh, mô hình, sa bàn...

- Khu kỹ thuật, phục vụ và quản lý gồm các không gian như khu làm việc của bộ phận quản lý thuyết minh, khu vận hành kỹ thuật, khu vực đón tiếp... khu vực bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như bể ngầm, trạm bơm nước, khu vệ sinh và khu kỹ thuật điện. Các khu trên được bố trí hợp khối trong nhà trưng bày theo hướng hạ ngầm để giảm mật độ xây dựng.

- Lựa chọn hình thức bảo quản, trưng bày thích hợp cho các di chỉ khảo cổ học quan trọng tại các hố D2-3, A6, D7, C3 để bảo tồn trưng bày tại chỗ.

- Khu vực C4-C6: bảo quản theo phương án lấp đất, sau đó có thể phỏng dựng, đánh dấu theo đúng vị trí vết tích kiến trúc gốc trên bề mặt lấp. Trưng bày một số dấu tích chân tảng và một phần nền lát gạch dưới dạng hầm kính.

- Chiều cao tối đa các công trình xây mới trong khu tích là 5m

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 792.742 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố

6. Địa điểm thực hiện dự án: Số 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

9. Một số nội dung khác: Trong quá trình lập dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm: (i) kiểm tra, rà soát, tính toán, lập phương án kiến trúc, thiết kế đảm bảo phù hợp Quy hoạch tổng mặt bằng khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 (ii) Trường hợp có sự điều chỉnh so với quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận (iii) Trường hợp hủy bỏ kết quả thi tuyển, cần thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc năm 2019, Luật Đấu thầu năm 2013.

 

PHỤ LỤC 5

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỀN THỜ NGÔ QUYỀN TẠI DI TÍCH CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại di tích Thành Cổ Loa với mục tiêu bảo tồn, tôn tạo xây dựng khu di tích Thành Cổ Loa thành công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn của Thủ đô Hà Nội; từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành Cổ Loa; góp phần nâng cao giá trị di tích và đời sống văn hóa cho nhân dân, phục vụ du khách thập phương tới thăm quan Khu di tích.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến): gồm 02 hạng mục đầu tư chính như sau:

- Khu vực xây dựng đền thờ Ngô Quyền với diện tích đất khoảng 5.500 m2 bao gồm: đền thờ chính; lầu chuông; lầu trống; nghi môn tứ trụ; tam quan; nhà tả mạc; nhà hữu mạc; nhà từ đền; khu bếp, vệ sinh; am hóa vàng; ban thờ thần linh; tượng đài Ngô Vương; hồ nước;

- Tu bổ, tôn tạo, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch với diện tích khoảng 37.900 m2 gồm: sân khấu ngoài trời, quảng trường, công viên cây xanh, phục dựng tường thành đất, phục dựng hào nước tại khu vực vòng thành Nội; cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật tại khuôn viên xung quanh đền thờ Cao Lỗ, đền Quan trấn Nam, trục cảnh quan phía trước và bên cạnh đình Ngự Triều Di Quy.

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 298.402 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách huyện Đông Anh và nguồn XHH

6. Địa điểm thực hiện dự án: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Tp Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh.

9. Nội dung khác: UBND huyện Đông Anh có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội rà soát và xác định cụ thể phạm vi, ranh giới trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyệt đối không để xảy ra trùng lặp hạng mục đầu tư. Trường hợp có sự chồng lấn dự án, UBND huyện Đông Anh có trách nhiệm cắt giảm quy mô đảm bảo không để xảy ra thất thoát lãng phí ngân sách và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc để xảy ra chồng lẫn dự án dẫn đến thất thoát lãng phí ngân sách.

 

PHỤ LỤC 6

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP NHÀ Ở VẬN ĐỘNG VIÊN ĐƠN NGUYÊN 1, 2, 3, 4 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo, nâng cấp Nhà ở vận động viên số 1, 2, 3, 4 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội phục vụ đào tạo vận động viên thành phố Hà Nội đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng công trình đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của các vận động viên trong quá trình tập luyện.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến):

Điều chỉnh công năng một số phòng kho thành phòng ở cho phù hợp với công năng sử dụng; Dóc vữa, trát vá lại phần vữa trát tường rêu mốc, bong tróc vữa trát; Sơn lại toàn bộ công trình; Ốp gạch toàn bộ tường trong các phòng cao đến sát trần; Làm mới toàn bộ trần các phòng bằng trần thạch cao, tháo dỡ và làm mới trần thạch cao hành lang sảnh các tầng; Cải tạo, chống thấm mái, sê nô, lô gia, ban công; Bóc dỡ, lát mới lớp gạch chống nóng, thay mới toàn bộ mái tôn và mái nhựa; Phá dỡ bể nước ngầm đã nứt vỡ và xây dựng mới bể nước ngầm bê tông cốt thép, bổ sung máy bơm nước sinh hoạt và PCCC; Cải tạo cửa đi ra lô gia của các phòng đơn nguyên 1 đảm bảo đồng bộ với cửa đi, cửa sổ của đơn nguyên 2, 3, 4; Thay thế toàn bộ các cửa sắt, cửa nhôm kính cũ, các cửa đi vào các phòng; Vệ sinh toàn bộ bậc cầu thang bộ; Sửa chữa, sơn lại toàn bộ lan can thang, lan can hành lang, hoa sắt ban công; Làm mới toàn bộ hệ thống cấp điện, bổ sung các đèn chiếu sáng bảo vệ gắn trên tường nhà; Thay mới toàn bộ thiết bị nội thất phục vụ sinh hoạt của vận động viên; Bổ sung hệ thống rèm che cho các phòng; Các phòng vệ sinh: Phá dỡ, làm mới hộp kỹ thuật, làm mới hệ thống cấp thoát nước, chống thấm khu vệ sinh, Ốp lát lại toàn bộ gạch lát nền sàn và gạch ốp tường các khu vệ sinh, thay mới toàn bộ thiết bị vệ sinh, thay mới trần nhựa thành trần thạch cao chống ẩm; Hạng mục PCCC, điện nhẹ và điều hòa không khí: Thay mới toàn bộ hệ thống điều hòa, thông gió, thông gió hỏng; Cải tạo, sửa chữa hệ thống PCCC, thay mới các thiết bị PCCC hỏng.

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 271.060 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố

6. Địa điểm thực hiện dự án: Trong khuôn viên Trung tâm huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội - Phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình Dân dụng Thành phố.

 

PHỤ LỤC 7

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH KHU NHÀ TẬP LUYỆN 3 TẦNG
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo, nâng cấp công trình khu nhà tập luyện 3 tầng đảm bảo về cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, tập luyện các vận động viên thành phố Hà Nội.

2. Quy mô đầu tư (dự kiến):

- Công trình nhà 03 tầng: bóc, lát lại toàn bộ gạch lát nền, chống mối tầng 1; dóc vữa, trát, bả và sơn hoàn thiện tường, trần; tháo dỡ cửa đi, cửa sổ và thay mới bằng cửa nhôm lđnh; cải tạo hệ thống điện; cải tạo hệ thống vì kèo thép mái.

- Công trình tập luyện Pencak silat, cử tạ và thể dục dụng cụ: Tháo dỡ, thay toàn bộ tôn lợp mái, thay mới hệ thống thu thoát nước mái; sơn lại hệ thống vì kèo thép, thay mới vách kính, cửa chóp bằng nhôm kính; tróc vữa, trát lại toàn bộ tường nhà, thay mới 05 cửa D1 ra vào; làm lại hệ thống điện, chiếu sáng; cải tạo nền bê tông cho phù hợp với khu vực luyện tập cử tạ; bóc, thay mới lớp gỗ sàn bằng sàn cao su chuyên dụng; bóc, làm lại toàn bộ gạch bậc granito của 4 sảnh; xây tường ngăn chia khu vực cử tạ và Pencak silat, ốp toàn bộ tường mới; lắp thêm một số bóng chiếu sáng, thay mới thảm tập; sơn lại hệ thống công trình cửa sổ, lắp đặt hệ thống camera an ninh.

- Các phòng vệ sinh: Bóc, lát hoàn thiện lại toàn bộ gạch lát nền cũ; bóc, ốp hoàn thiện toàn bộ vữa trát và gạch ốp tường; tháo dỡ, thay mới đường ống, thiết bị vệ sinh, tháo dỡ, thay thế trần cũ bằng trần nhôm.

- Hạng mục PCCC, điện nhẹ và điều hòa không khí: bổ sung hệ thống chữa cháy bằng nước, thay thế bình chữa cháy, hộp đựng, nội quy, tiêu lệnh, nội quy PCCCC, tủ báo cháy trung tâm, dây tín hiệu báo cháy, thiết bị báo cháy, thiết bị đèn exit, sự cố xuống cấp, cửa chống cháy; thay mới hệ thống điều hòa hỏng, không hoạt động, kém mát, thay mới đường ống, bảo dưỡng điều hòa còn sử dụng được; thay mới hệ thống thông gió, bổ sung điều hòa trung tâm cho công trình phòng tập; bổ sung hệ thống điện nhẹ.

3. Nhóm dự án: B.

4. Tổng mức đầu tư (dự kiến): 68.335 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư dự án: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Trong khuôn viên Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT - Phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình Dân dụng Thành phố.

 

PHỤ LỤC 8

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐÊ TẢ HỒNG ĐOẠN TỪ K48 165 ĐẾN K64 126 THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Dự án nhằm đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống lụt bão, chống lấn chiếm hành lang đê, tạo cảnh quan môi trường, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Đông Anh, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, từng bước hoàn thiện mạng lưới đường giao thông theo quy hoạch, tăng chỉ tiêu, mật độ đường giao thông, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, đáp ứng một trong những tiêu chí trong đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành Quận và các đề án thành phần trong giai đoạn 2020-2025.

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp tuyến đê tả Hồng đoạn từ K48 165 đến K64 126 thuộc địa bàn huyện Đông Anh,với tổng chiều dài tuyến khoảng 16km.

Đoạn 1: Từ K48 165 đến K56 415 (từ ranh giới huyện Mê Linh và huyện Đông Anh đến ngã ba vào UBND xã Hải Bối), chiều dài khoảng 8,25km, mở rộng mặt đê B= 11m.

Đoạn 2: Từ K56 415 đến K58 165 (nối tiếp đoạn 1 đến cuối làng Phương Trạch), chiều dài khoảng 1,75km, mở rộng mặt đê B=18,5m.

Đoạn 3: Từ K58 165 đến K59 265 (nối tiếp đoạn 2 đến đường Võ Nguyên Giáp), chiều dài khoảng 1,1 km, mở rộng mặt đê B= 7,5m, xây dựng đường chân đê phí dân cư B=28m.

Đoạn 4: Từ K59 265 đến K62 465 (nối tiếp đoạn 3 đến ngã ba đường vào vào UBND xã Xuân Canh), chiều dài khoảng 3,2km, mở rộng mặt đê B=18,5m.

Đoạn 5: Từ K62 465 đến K64 126 (nối tiếp đoạn 4 đến cuối tuyến nối với đê sông Đuống), chiều dài khoảng 1,66km, mở rộng mặt đê B= 11m.

- Các hạng mục đầu tư: Xây dựng nền, mặt đường, xây dựng các công trình phục vụ quản lý, hệ thống chiếu sáng, các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông, khớp nối đồng bộ các công trình hạ tầng liên quan.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 478.000 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2026.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh.

 

PHỤ LỤC 9

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XỬ LÝ SỰ CỐ BỜ SẠT LỞ BỜ HỮU SÔNG HỒNG TƯƠNG ỨNG TỪ K94 010 ĐẾN K94 389 ĐÊ HỮU HỒNG, HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Chống sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác phòng, chống thiên tai; bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng, quỹ đất canh tác và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án.

2. Quy mô đầu tư:

- Công trình bảo vệ bờ cấp III;

- Kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng tương ứng từ K94 010 đến K94 389 đê hữu Hồng, huyện Thường Tín với hình thức hộ chân, lát mái, chiều dài khoảng 320m.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 23.981 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.

 

PHỤ LỤC 10

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XỬ LÝ SẠT LỞ KHU VỰC THƯỢNG LƯU KÈ THANH AM (TƯƠNG ỨNG K4 200 ĐẾN K4 500 ĐÊ HỮU ĐUỐNG), THUỘC ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN VÀ HẠ LƯU KÈ TÌNH QUANG (TƯƠNG ỨNG TỪ K6 500 ĐẾN K6 900 ĐÊ HỮU ĐUỐNG), THUỘC ĐỊA BÀN PHƯỜNG GIANG BIÊN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Ngăn chặn tình trạng sạt lở, ổn định thế sông; tăng cường khả năng chống lũ, đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài cho tuyến đê hữu Đuống cũng như các công trình giao thông trong khu vực; bảo vệ người và tài sản của nhà nước, nhân dân; tạo cảnh quan, cải thiện môi trường trong khu vực.

2. Quy mô đầu tư:

- Công trình bảo vệ bờ cấp III;

- Xử lý sạt lở khu vực thượng lưu kè Thanh Am (tương ứng K4 200 đến K4 500 đê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên và hạ lưu kè Tình Quang (tương ứng từ K6 500 đến K6 900 đê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên với hình thức hộ chân, lát mái, chiều dài khoảng 700m, trong đó:

Đoạn 1 khu vực thượng lưu kè Thanh Am (tương ứng K4 200 đến K4 500 đê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên dài khoảng 300m.

Đoạn 2 khu vực hạ lưu kè Tình Quang (tương ứng từ K6 500 đến K6 900 đê hữu Đuống), thuộc địa bàn phường Giang Biên, dài khoảng 400m.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 33.386 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Long Biên.

 

PHỤ LỤC 11

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NẠO VÉT, GIA CỐ BỜ KÊNH TIÊU TRẠM BƠM VĨNH MỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo chủ động tiêu úng cho 1.946ha đất tự nhiên thuộc xã Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Chương Dương, Quất Động, Thắng Lợi thuộc huyện Thường Tín; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; kiên cố hóa bờ kênh đảm bảo an toàn, thuận lợi cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án.

2. Quy mô đầu tư:

- Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thủy lợi) cấp IV;

- Nạo vét, gia cố bờ kênh chống sạt lở, cứng hóa mặt bờ kênh Vĩnh Mộ kết hợp giao thông nông thôn đoạn từ Quốc lộ 1A đến công trình đầu mối tại K38 460 bờ tả sông Nhuệ, dài khoảng 2.700m

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 77.635 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.

 

PHỤ LỤC 12

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP KÊNH TIÊU DẪN VÀO CÁC TRẠM BƠM: TIÊU TRẠI RO, TIÊU THÔNG ĐẠT, TIÊU CẤN HẠ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo dẫn nước tiêu thoát kịp thời cho diện tích 2.677ha thuộc hệ thống tiêu vùng trũng gồm các xã: Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp, Liệp Tuyết; đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả phục vụ của các trạm bơm tiêu đầu mối như trạm bơm Trại Ro, Thông Đạt, Cấn Hạ; khớp nối với hạ tầng các tuyến đường giao thông chính trong huyện tạo mạng lưới giao thông khép kín, thúc đẩy dịch vụ vận tải phát triển, tạo diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng nông thôn khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai.

2. Quy mô đầu tư:

- Cải tạo, nâng cấp tổng chiều dài tuyến công trình khoảng 7.040 m; trong đó tuyến kênh tiêu trạm bơm Trại Ro tổng chiều dài 1.240m, tuyến kênh tiêu trạm bơm Thông Đạt tổng chiều dài 2.750m, tuyến kênh tiêu trạm bơm cấn Hạ tổng chiều dài 3.050 m. Cải tạo nâng cấp các công trình trên kênh, tuyến phụ đấu nối đồng bộ hệ thống công trình.

- Các hạng mục đầu tư chủ yếu: Nạo vét bùn đắp, đắp tu bổ bờ kênh, cứng hóa mặt bờ kênh kết hợp giao thông, kè gia cố bờ kênh, cải tạo, nâng cấp công trình trên tuyến kênh và các công trình phụ trợ phục vụ quản lý và vận hành.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 66.354 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Quốc Oai

 

PHỤ LỤC 13

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG KÊNH TIÊU VỰC GIANG- SÔNG TÍCH, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo việc thoát nước 3.200 ha đất tự nhiên của khu công nghệ cao Hoà Lạc và các vùng lân cận, cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 380ha các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, khắc phục tình trạng ngập úng về mùa mưa, hạn hán về mùa kiệt, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Quy mô đầu tư:

Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Vực Giang - sông Tích chiều dài khoảng 5km; nạo vét tuyến kênh từ cống xả trạm bơm Hạ Bằng đến cầu cống Đầm chiều dài khoảng 1,5km; xây dựng 02 cầu: cầu Cống Đầm và cầu Đồng Trúc; xây dựng đập tràn Vai Ngòi; cải tạo, nâng cấp 02 tuyến đường thuộc xã Hạ Bằng và 01 tuyến đường quản lý, vận hành đập tràn Vai Ngòi.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 47.657 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thạch Thất.

 

PHỤ LỤC 14

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN KÊNH TIÊU N22 KẾT HỢP LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo chủ động tiêu cho 2.234 ha khu tiêu trạm bơm tiêu An Vọng, chống ngập úng, ổn định sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Quy mô đầu tư:

Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu N22 với chiều dài khoảng 6.395m; nâng cấp gia cố bờ kênh kết hợp làm đường giao thông với chiều dài khoảng 5.357m; cải tạo, nâng cấp các công trình trên kênh.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 79.500 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Chương Mỹ.

 

PHỤ LỤC 15

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU TRẠM BƠM ĐẦM MỚI, CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo tiêu chủ động cho 394 ha đất tự nhiên, cấp nước tưới cho 124 ha đất nông nghiệp, nâng cấp mặt bờ kênh kết hợp giao thông nông thôn, tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Quy mô đầu tư:

Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu trạm bơm Đầm Mới, đảm bảo tiêu chủ động cho 394 ha đất tự nhiên, cấp nước cho 124 ha đất nông nghiệp, bao gồm các hạng mục: Xây dựng công trình đầu mối tưới, tiêu trạm bơm Đầm Mới; cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh tưới, kênh tiêu kết hợp làm đường giao thông nông thôn; cải tạo, sửa chữa các công trình trên kênh đảm bảo yêu cầu quản lý, vận hành. (Phương án kỹ thuật được xem xét cụ thể trong quá trình lập Dự án).

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 60.000 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Chương Mỹ.

 

PHỤ LỤC 16

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN KIÊN CỐ MÁI, MẶT TẢ BỜ SÔNG LƯƠNG KẾT HỢP GIAO THÔNG TỪ TRẠM BƠM ĐỒNG LẠC ĐẾN CẦU HÒA THƯỢNG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Ngăn chặn tình trạng sạt lở, giữ ổn định tuyến bờ tả sông Lương; đảm bảo yêu cầu cấp nước tưới cho 1.238ha đất nông nghiệp và tiêu cho 4.500ha đất tự nhiên của huyện Phú Xuyên; kiên cố hóa đoạn bờ sông đảm bảo an toàn, thuận lợi cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án.

2. Quy mô đầu tư:

- Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thủy lợi) cấp III;

- Kiên cố mái, mặt tả bờ sông Lương đoạn từ trạm bơm Đồng Lạc đến cầu Hòa Thượng thuộc xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, chiều dài khoảng 950m; khớp nối đồng bộ hai đầu tuyến công trình với hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi trong khu vực; xây dựng 01 cống tiêu tại K0 350.

3. Dự án nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 34.949 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội.

 

PHỤ LỤC 17

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NẠO VÉT, GIA CỐ BỜ SÔNG TÔ LỊCH HUYỆN THƯỜNG TÍN (KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY, KÈ, NÂNG CẤP MẶT ĐÊ TẠO CẢNH QUAN, BỘ HÀNH 2 BỜ SÔNG TÔ LỊCH DÀI 7KM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo chủ động tưới, tiêu cho 2.226ha đất tự nhiên (gồm 1.100ha các xã Văn Điển, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Đông Mỹ thuộc huyện Thanh Trì; 1.126ha các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Nhị Khê, Khánh Hà, Hòa Bình thuộc huyện Thường Tín); chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; kiên cố hóa bờ kênh đảm bảo an toàn, thuận lợi cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án.

2. Quy mô đầu tư:

- Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thủy lợi) cấp IV;

- Nạo vét đoạn sông Tô Lịch dài khoảng 2,2km (đoạn từ cống Nội Am đến cống qua Quốc lộ 1A); gia cố mái bờ sông bằng hình thức kè hộ chân, lát mái tại các đoạn xung yếu, đảm bảo chống sạt lở, kiên cố hóa đường đỉnh kè phục vụ quản lý kết hợp giao thông nông thôn với chiều dài khoảng 6,0km.

3. Dự án nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 223.273 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Thường Tín.

 

PHỤ LỤC 18

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CỬA CHẮN KE GA TẠI CÁC GA TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI, TUYẾN CÁT LINH-HÀ ĐÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư lắp đặt hệ thống cửa chắn ke ga nhằm hoàn chỉnh công năng sử dụng của các nhà ga trong quá trình vận hành khai thác thương mại, nâng cao độ an toàn cho hành khách trong quá trình lên xuống tàu giúp hoạt động tác nghiệp của nhân viên vận hành ga được thuận lợi đồng thời góp phần mang lại sự văn minh, hiện đại cho các nhà ga, khuyến khích hành khách đi tàu nhiều hơn.

2. Quy mô dự kiến: Xây dựng, lắp đặt hệ thống cửa chắn ke ga cố định với cấu tạo dạng Panel cao l,5m tại 12 nhà ga trên tuyến đường sắt số 2A Cát Linh- Hà Đông.

3. Nhóm dự án: Nhóm C, có cấu phần xây dựng

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 7.968 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố

6. Địa điểm thực hiện dự án: Trong phạm vi của khu vực ke ga nằm dọc 2 bên vị trí đỗ dừng tàu cho khách lên xuống tại các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh-Hà Đông.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2023.

8. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội

 

PHỤ LỤC 19

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH, KHAI THÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÍ ĐIỂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI, ĐOẠN NHỔN - GA HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN SAU KHI BÀN GIAO TRÊN CAO)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Dự án nhằm mục tiêu lựa chọn ra đơn vị tư vấn, ưu tiên liên danh tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước (việc có tư vấn trong nước và các chuyên gia Việt Nam tham gia dự án nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho người Việt, học hỏi các kinh nghiệm của nước ngoài để từng bước làm chủ các công nghệ, hỗ trợ sâu hơn ở các dự án sau này) có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện hỗ trợ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội trong quá trình vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội trong thời gian đầu, bao gồm ứng phó, giải quyết các sự cố và đảm bảo an toàn, nâng cao độ tin cậy; Hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ của công ty kiện toàn hệ thống quản lý, vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội.

2. Quy mô dự kiến: Tuyển chọn thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế để thuê nhà thầu Tư vấn cung cấp dịch vụ hỗ trợ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội đoạn trên cao. Tổng số chuyên gia sẽ tham gia hỗ trợ 28 chuyên gia cả trong nước và nước ngoài có năng lực, trình độ kinh nghiệm phù hợp. Trong đó, các vị trí bố trí từ 2 chuyên gia trở lên thì yêu cầu chỉ bố trí 1 chuyên gia nước ngoài còn lại là các chuyên gia Việt Nam. Các chuyên gia này sẽ được bố trí để hỗ trợ 14 vị trí công việc. Thời gian các chuyên gia hỗ trợ vận hành, bảo trì sửa chữa là 12 tháng.

3. Nhóm dự án: Nhóm C, không có cấu phần xây dựng

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 70.378 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội (giai đoạn sau khi bàn giao đoạn trên cao), thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2023.

8. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội

 

PHỤ LỤC 20

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÂN KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƯỜNG BỘ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng, lắp đặt thí điểm hệ thống thiết bị cân để kiểm soát tải trọng xe một cách tự động, hạn chế tình trạng quá tải nhằm bảo vệ và duy trì tuổi thọ khai thác của các tuyến đường hiện có, đảm bảo mạng lưới giao thông được thông suốt, giảm tai nạn giao thông, và sớm lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Quy mô dự án: Xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị cân tự động kiểm soát tải trọng xe tại 04 vị trí:

- Khu vực đầu cầu phía Bắc cầu Thăng Long và các nhánh lên xuống đường dẫn cầu, huyện Đông Anh;

- Khu vực nút giao Nguyễn Khoái - Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai;

- Khu vực Km 41 00 đường Quốc Lộ 32, Thị xã Son Tây;

- Khu vực Km 4 800 đường Quốc lộ 21, Thị xã Sơn Tây;

Bao gồm các thiết bị đo (cân động WIN, hệ thống thu nhập và dữ liệu cân WIN, camera), hệ thống phần mềm quản lý, phân tích, lưu trữ và xuất kết quả đo; xây dựng mặt đường bê tông xi măng tại vị trí lắp đặt cân để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng vùng cân; lắp đặt hệ thống giá long môn, cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ điều khiển giao thông tại các trạm cân.

3. Dự án nhóm: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự án: 315.695 triệu đồng.

5. Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách thành phố Hà Nội.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Các quận, huyện, thị xã (Hoàng Mai, Đông Anh, Sơn Tây).

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.

8. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội.

 

PHỤ LỤC 21

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, BỔ SUNG KẾT NỐI TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VỚI ĐƯỜNG SẮT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG CÁC ĐIỂM GIAO CẮT GIỮA ĐƯỜNG BỘ VỚI ĐƯỜNG SẮT
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông để kết nối hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

2. Quy mô dự án: Bổ sung, cải tạo hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông hiện có, kết nối tín hiệu điều khiển giao thông đường bộ với tín hiệu đường sắt tại 15 nút giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Dự án nhóm: Nhóm C

4. Tổng mức đầu tư dự án: 24.600 triệu đồng.

5. Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách Thành phố.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội (Đại diện chủ đầu tư: Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông)

 

PHỤ LỤC 22

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG GOM CHẠY DỌC QUỐC LỘ 3 MỚI TỪ ĐỊA PHẬN HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN GIAO TUYẾN ĐƯỜNG QUY HOẠCH 20,5M, HUYỆN GIA LÂM
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông của huyện Gia Lâm theo các quy hoạch được duyệt, góp phần hiện thực hóa việc phát triển huyện Gia Lâm thành Quận theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường khả năng kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến đường giao thông khung của Thành phố nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Quy mô dự án: GPMB; Xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài khoảng L=2,308km, quy mô mặt cắt ngang B = 16m (bao gồm B mặt đường B=7m, B = 8m, B lề đường đất = 1m) Bao gồm các hạng mục nền đường, mặt đường, vỉa hè, cây xanh, tổ chức giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng.

3. Dự án nhóm: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự án: 134.992 triệu đồng.

5. Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách huyện Gia Lâm.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm.

 

PHỤ LỤC 23

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TỪ ĐƯỜNG 179, HUYỆN GIA LÂM ĐẾN KHU CÔNG NGHIỆP TÂN QUANG, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông theo các quy hoạch đã được phê duyệt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển dịch kinh tế theo cơ cấu đô thị hóa. Tăng cường giao lưu kinh tế-xã hội giữa huyện Gia Lâm, Hà Nội và huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

2. Quy mô dự kiến: Giải phóng mặt bằng, xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài tuyến khoảng L=0,308km, quy mô mặt cắt ngang B=30m (bao gồm B mặt đường B=14m, B hè = 2x8m=16m). Đầu tư các hạng mục: nền, mặt đường, vỉa hè, cây xanh, tổ chức giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, hào kỹ thuật.

3. Nhóm dự án: Nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 61.139 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách huyện Gia Lâm.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Gia Lâm.

 

PHỤ LỤC 24

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG 179 THEO QUY HOẠCH TỪ ĐÊ PHÙ  ĐỔNG ĐẾN HẾT ĐỊA PHẬN HUYỆN GIA LÂM
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông của huyện Gia Lâm theo các quy hoạch được duyệt, góp phần hiện thực hóa việc phát triển huyện Gia Lâm thành Quận, tăng cường khả năng kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến đường giao thông khung của Thành phố và huyện Gia Lâm nói riêng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

2. Quy mô dự kiến: Giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình ngầm nổi. Xây dựng tuyến đường với điểm đầu từ đường hành lang chân đê tả Đuống (Trạm bơm tiêu Phù Đổng), điểm cuối Khu công nghiệp Vsip, tổng chiều dài khoảng L=1.650m, B=23m. Đầu tư các hạng mục đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch: Đường giao thông, hè, vỉa, cây xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước... Hoàn trả mương tiêu Cầu Trạc-Phù Đổng theo quy hoạch và vuốt nối với tuyến đường hiện trạng B=33m thuộc khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh, và các hạng mục khác.

3. Nhóm dự án: Nhóm B

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 179.749 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách huyện Gia Lâm.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Gia Lâm

 

PHỤ LỤC 25

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN TƯỜNG THEO QUY HOẠCH TỪ ĐƯỜNG QUY HOẠCH 40M ĐÌNH XUYÊN - NINH HIỆP ĐẾN NÚT GIAO ĐÊ TẢ ĐUỐNG VỚI ĐƯỜNG QUỐC LỘ 1, XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng tuyến đường nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông theo các quy hoạch đã được phê duyệt, cải thiện giao thông đi lại, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

2. Quy mô dự kiến: Giải phóng mặt bằng, xây dựng tuyến đường gồm các hạng mục: nền, mặt đường, vỉa hè, cây xanh, tổ chức giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng,...với tổng chiều dài khoảng L=0,5km, quy mô mặt cắt ngang B=25m.

3. Nhóm dự án: Nhóm C

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 73.245 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách huyện Gia Lâm

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Gia Lâm

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Gia Lâm

 

PHỤ LỤC 26

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ ĐOẠN TỪ UBND XÃ UY NỖ ĐẾN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - THÁI NGUYÊN, HUYỆN ĐÔNG ANH
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện cảnh quan, môi trường; tạo ra bộ mặt đô thị văn minh - hiện đại.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=1,35Km, mặt cắt ngang rộng B=25m (Bmặt=15m, B=2x5=10m); xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,..

3. Loại, nhóm công trình: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư: 128.520 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện Đông Anh.

6. Địa điểm: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2026.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh.

 

PHỤ LỤC 27

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG NGOÀI HÀNG RÀO KẾT NỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, HUYỆN ĐÔNG ANH (TUYẾN 1)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu dự án: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt, kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc; tai nạn giao thông trong khu vực; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện cảnh quan môi trường; tạo ra bộ mặt văn minh - hiện đại; hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Bắc Thăng Long góp phần thu hút đầu tư...

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L = 1,984 Km, mặt cắt ngang B = 25,5m (Mmặt = 7,5m, Bhè trái = 3,0m; Bhè phải = 15,0m); xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước)

3. Nhóm Dự án: Nhóm B

4. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Đông Anh.

5. Tổng mức đầu tư dự án: 215.762 triệu đồng.

6. Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách huyện Đông Anh.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2026.

8. Chủ đầu tư: UBND Huyện Đông Anh.

 

PHỤ LỤC 28

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG NGOÀI HÀNG RÀO KẾT NỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, HUYỆN ĐÔNG ANH (TUYẾN 2)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện cảnh quan, môi trường; tạo ra bộ mặt đô thị văn minh - hiện đại; hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Bắc Thăng Long góp phần thu hút đầu tư.

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L = 2,9Km, mặt cắt ngang rộng B=50m (B mặt = 2x11,25 = 22,5m, B hè = 2x8 = 16,0m, B phân cách = 11,5m); xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...).

3. Loại, nhóm công trình: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư: 473.651 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện Đông Anh;

6. Địa điểm: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2026.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh

 

PHỤ LỤC 29

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG NGOÀI HÀNG RÀO KẾT NỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, HUYỆN ĐÔNG ANH (TUYẾN 3)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trong khu vực; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện cảnh quan, môi trường; tạo ra bộ mặt đô thị văn minh - hiện đại;...

2. Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=0,94Km, mặt cắt ngang rộng B=50m (Bmặt = 2x(7-:-7,5)m, B = 2x(7,5-:-8)m, Bphân cách =20,0m); xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...).

3. Loại, nhóm công trình: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư: 166.442 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện Đông Anh;

6. Địa điểm: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh

 

PHỤ LỤC 30

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 3 ĐOẠN TỪ CẦU LỘC HÀ ĐẾN DỐC VÂN, HUYỆN ĐÔNG ANH
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần phát triển kinh tế-xã hội; cải thiện cảnh quan, môi trường; tạo bộ mặt đô thị văn minh-hiện đại.

2. Quy mô dự kiến: Xây dựng tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=1,85km, mặt cắt ngang rộng B=50m (B mặt đường chính =2x7,5m, B hè=2x8m, B phân cách chính=3m, B mặt đường gom = 2x7m, B phân cách gom=2x1m); xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...).

3. Nhóm dự án: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 392.092 triệu đồng.

5. Nguồn vốn: Ngân sách huyện Đông Anh.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh.

 

PHỤ LỤC 31

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG 23B ĐOẠN TỪ NGÃ TƯ BIẾN THẾ ĐẾN HẾT ĐỊA PHẬN HUYỆN ĐÔNG ANH
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông trong khu vực và tạo điều kiện đi lại thuận lợi; giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện cảnh quan, môi trường; tạo ra bộ mặt đô thị văn minh - hiện đại;...

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường theo quy hoạch với chiều dài khoảng L=8,3Km, mặt cắt ngang rộng B=(25÷50)m; xây dựng và lắp đặt hệ thống an toàn giao thông; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...); xây dựng cầu vượt qua đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển.

3. Loại, nhóm công trình: Nhóm B.

4. Tổng mức đầu tư: 1.186.196 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện Đông Anh;

6. Địa điểm: Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2023-2026.

8. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh

 

PHỤ LỤC 32

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1A ĐOẠN KM191 700 ĐẾN KM193 300 QUA ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo nâng cấp mở rộng tuyến đường theo quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống giao thông theo quy hoạch của Thành phố, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao năng lực phục vụ của tuyến đường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cửa ngõ phía Nam của Thành phố.

2. Quy mô dự án: Cải tạo và nâng cấp tuyến đường dài khoảng 1,6km; Quy mô: thiết kế ½ mặt cắt ngang còn lại theo quy hoạch: Bnền = 19,0m; Công trình cầu Thường tín tại Km 193 60,46; ½ bề rộng mặt cầu B= 18,0m. Các hạng mục chủ yếu: Nền, mặt đường, cầu, vỉa hè, thoát nước, hào kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng, an toàn giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ khác.

3. Dự án nhóm: Nhóm B

4. Tổng mức đầu tư dự án: 499.703 triệu đồng.

5. Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách huyện Thường Tín.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2025.

8. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín.

 

PHỤ LỤC 33

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NẠO VÉT CỬA ÂU XUỒNG TẠI KHU BIỆT THỰ TÂY HỒ
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư: Tăng khả năng hoạt động của xuồng cao tốc để phục vụ việc di chuyển và bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

2. Quy mô đầu tư:

- Nạo vét khu vực trong ao âu xuồng phía trong biệt thự Tây Hồ với diện tích 1.395m2 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng tại số 43 đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ;

- Nạo vét lòng Hồ Tây tạo luồng cho thuyền di chuyển (từ bờ ra lòng hồ): BxL 50x150 đến cao trình 4.00m;

- Phá dỡ chân tường kè phía trong âu xuồng: dài 4m bằng đá xây mở rộng lối ra vào âu thuyền;

- Thay cánh cổng lối ra vào âu xuồng (cống BxH=3.40x3.00m).

3. Loại, nhóm dự án: Nhóm C.

4. Tổng mức đầu tư: 14.981 triệu đồng.

5. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách quận Tây Hồ.

6. Địa điểm: 43 đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Tây Hồ.

 

PHỤ LỤC 34

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIA CỐ BỜ MƯƠNG THOÁT NƯỚC LIÊN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TỨ LIÊN (ĐOẠN TỪ NGÕ 238 ÂU CƠ ĐẾN NGÕ 124 ÂU CƠ) KẾT HỢP TRỒNG CÂY XANH CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng cống hóa mương thoát nước liên phường trên địa bàn phường Tứ Liên nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng của Quận để đảm bảo mạng lưới thoát nước, tạo đô thị văn minh hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý đất công, chống tái lấn chiếm.

2. Quy mô dự án: Gia cố bờ mương với chiều dài tuyến khoảng 550m. Bề rộng theo hiện trạng rộng từ 6-60m. Diện tích đất khoảng 14.192m. Trong đó đất mặt nước khoảng từ 10.233,2m2. Đất lưu không 3.957,7m2.

3. Dự án nhóm: Dự án nhóm C

4. Tổng mức đầu tư dự án: 74.353 triệu đồng.

5. Nguồn vốn thực hiện dự án: vốn ngân sách quận Tây Hồ.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.

8. Chủ đầu tư: UBND Quận Tây Hồ

 

PHỤ LỤC 35

CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
CẢI TẠO VỈA HÈ VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT HÈ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

1. Mục tiêu đầu tư:

a. Xây dựng tuyến đường giao thông có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn chỉnh; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đi lại của người dân trong khu vực.

b. Tạo cảnh quan đô thị với kiến trúc hiện đại, tăng cường chất lượng vệ sinh môi trường và góp phần thay đổi bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, sạch đẹp.

2. Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hai bên hè đường có tổng chiều dài khoảng 2.900m (hè bên trái khoảng 1.450m, hè bên phải khoảng 1.450m).

3. Tổng mức đầu tư: 42.552 triệu đồng.

4. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách quận Thanh Xuân.

5. Loại, nhóm công trình: Nhóm C.

6. Địa điểm: Phường Nhân Chính, phường Thanh Xuân Trung, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân.

7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.

8. Chủ đầu tư: UBND quận Thanh Xuân.

 

PHỤ LỤC 36

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG, CẢI TẠO TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG, HUYỆN MÊ LINH
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(tại văn bản số 497/HĐND-KTNS ngày 06/9/2018 của HĐND Thành phố)

Nay chỉnh

1

Tổng mức đầu tư

42.476 triệu đồng

57.221 triệu đồng

2

Thời gian thực hiện

Năm 2019-2012

Hoàn thành năm 2023

Các nội dung khác giữ nguyên theo văn bản số 497/HĐND-KTNS ngày 06/9/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Đề nghị Cơ quan thẩm định dự án, Chủ đầu tư xem xét trách nhiệm, nít kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý Dự án đối với nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án.

 

PHỤ LỤC 37

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
TÊN DỰ ÁN: CẢI TẠO, NÂNG CẤP CUNG THANH NIÊN HÀ NỘI (SỐ 37, PHỐ TRẦN BÌNH TRỌNG)
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Theo Quyết định số 5708/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND Thành phố

Nay chỉnh

1

Tên dự án

Cải tạo, sửa chữa Nhà Văn hóa Học sinh - Sinh viên Hà Nội

Cải tạo, nâng cấp Cung Thanh niên Hà Nội

2

Tổng mức đầu tư

14.892 triệu đồng

21.875 triệu đồng

3

Thời gian thực hiện dự án

Năm 2017-2019

Năm 2022-2023

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 5708/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND Thành phố (các hạng mục chi tiết thuộc dự án đảm bảo tuân thủ theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

 

PHỤ LỤC 38

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH VÀ TRẠM BƠM ĐÌNH THÔNG, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 17/01/2017)

Đề nghị chỉnh

1

Mục tiêu đầu tư

Phục vụ tưới cho 640ha đất nông nghiệp trên địa bàn các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Phù Linh, huyện Sóc Sơn

Phục vụ tưới cho 368ha đất nông nghiệp trên địa bàn các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Phù Linh, huyện Sóc Sơn

2

Quy mô đầu tư

- Xây dựng thêm 01 trạm bơm đầu mối (trạm bơm Đình Thông 2) hình thức kết cấu tương tự trạm bơm hiện có với công suất 1.800m3/h.

- Xây dựng mới 01 trạm bơm cấp 2, bơm trục ngang công suất 1.200m3/h.

- Xây dựng mới 02 trạm biến áp 250KVA và 350KVA.

- Cải tạo, xây mới tuyến kênh chính Đình Thông và các tuyến kênh nhánh với tổng chiều dài 8.500m

- Cải tạo trạm bơm Đình Thông lắp đặt bổ sung thêm 01 máy bơm công suất 1.000m3/h.

- Xây dựng mới 01 trạm bom cấp 2, công suất 500m3/h.

- Xây dựng mới trạm biến áp 320KVA.

- Cải tạo, nâng cấp và xây mới tuyến kênh chính Đình Thông và các tuyến kênh nhánh với tổng chiều dài 10.284m.

- Xây dựng các cửa chia nước và các công trình trên kênh.

3

TMĐT

49.000 triệu đồng

54.956 triệu đồng

4

Thời gian thực hiện dự án

Năm 2017-2018

Năm 2022-2024

5

Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư; kinh phí chuẩn bị đầu tư; thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư

Thực hiện theo quy định hiện hành

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

 

PHỤ LỤC 39

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP NGÕ 66 THANH AM, PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(Quyết định số 1732/QĐ- UBND ngày 09/4/2019)

Đề nghị chỉnh

1

Tổng mức đầu tư

22.861 triệu đồng

38.406 triệu đồng

2

Thời gian thực hiện dự án

Năm 2019-2021

Hoàn thành năm 2023

Các nội dung khác giữ nguyên theo các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: Số 1732/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; số 1953/QĐ-UBND ngày 12/5/2020 về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Đề nghị Cơ quan thẩm định dự án, Chủ đầu tư xem xét trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý Dự án đối với nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án.

 

PHỤ LỤC 40

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU 72-II ĐƯỜNG TỈNH 423 TRÊN ĐỊA BÀN 02 HUYỆN: QUỐC OAI VÀ HOÀI ĐỨC
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 25/10/2019)

Đề nghị chỉnh

1.

Mục tiêu đầu tư

Xây dựng công trình cầu 72-II đường tỉnh 423 nhằm thay thế cầu cũ đã hư hỏng

Đồng bộ quy mô đầu tư cầu kết nối đồng bộ với tuyến đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai và đường đi UBND xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.

2.

Quy mô đầu tư

Đầu tư xây dựng cầu với quy mô mặt cắt ngang B=12m, chiều dài toàn cầu khoảng L=235m; xây dựng đường hai đầu cầu; hệ thống thoát nước; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch.

Đầu tư xây dựng cầu với chiều dài L=172,5m, bề rộng B=15m và xây dựng đường hai đầu cầu với chiều dài khoảng L=700m (phía huyện Quốc Oai dài khoảng L= 650m kết nối đồng bộ với tuyến đường phát triển phía Tây Nam; phía huyện Hoài Đức dài khoảng L=50m kết nối đường đi UBND xã Vân Côn, huyện Hoài Đức), bề rộng B=21m; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...)

3.

TMĐT

118.443 triệu đồng

260.278 triệu đồng

4.

Thời gian thực hiện

Năm 2019-2022

Năm 2022 - 2025

Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 25/10/2019 của HĐND thành phố Hà Nội.

 

PHỤ LỤC 41

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU TÂN PHÚ BẮC QUA SÔNG ĐÁY, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 17/4/2019)

Đề nghị chỉnh

1.

Quy mô đầu tư

Chiều dài toàn cầu khoảng L=120,4m (tính đến đuôi mố); chiều rộng toàn cầu B=8,0m (trong đó chiều rộng phần xe chạy 7,0m, chiều rộng gờ lan can 2x0,5m); xây dựng đường hai đầu cầu dài khoảng 180m khớp nối với đường hiện trạng; lắp đặt hệ thống chiếu sáng; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ)

Đầu tư xây dựng công trình cầu Tân Phú bằng kết cấu bê tông cốt thép DWL; chiều dài toàn cầu khoảng L=120,4m (tính đến đuôi mố); chiều rộng toàn cầu B=9,0m; xây dựng đường hai đầu cầu khớp nối với đường hiện trạng; lắp đặt đồng bộ hệ thống chiếu sáng; tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch...

2.

TMĐT

32.464,992 triệu đồng

58.009 triệu đồng

3.

Thời gian thực hiện

Năm 2019 -2020

Năm 2022 - 2024

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND thành phố Hà Nội.

 

PHỤ LỤC 42

CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO CHỈNH TRANG ĐƯỜNG TỈNH 427, ĐOẠN TỪ QL 21B ĐẾN NÚT GIAO KHÊ HỒI (ĐƯỜNG CAO TỐC PHÁP VÂN - CẦU GIẼ) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Đã phê duyệt

(Văn bản 488/HĐND-KTNS ngày 06/9/2018)

Đề nghị chỉnh

1

TMĐT

155.088 triệu đồng

200.610 triệu đồng

2

Quy mô (hướng tuyến)

 

Nắn cục bộ hướng tuyến mới dịch chuyển lên phía Bắc từ km0 366,37 đến km 1 182,7, tăng chiều dài tuyến thêm L = 12m (để tránh khu vực nghĩa trang Hà Hồi). Việc thay đổi hướng tuyến đã được UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh chỉ giới đường đỏ tại Quyết định số 4834/QĐ-UBND ngày 12/11/2021)

3

Thời gian thực hiện

Năm 2018 -2022

Hoàn thành năm 2023

Các nội dung khác giữ nguyên theo Văn bản số 488/HĐND-KTNS ngày 06/9/2018 của HĐND Thành phố; các Quyết định: số 5951/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 về phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, số 4082/QĐ-UBND ngày 06/9/2021, số 4834/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND Thành phố của UBND thành phố Hà Nội.

Đề nghị Cơ quan thẩm định dự án, Chủ đầu tư xem xét trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý Dự án đối với nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 14/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/07/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản