Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/NQ-HĐND | Lai Châu, ngày 10 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30/2016/NQ-HĐND NGÀY 28/7/2016 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2018; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Thành lập Đoàn giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020;
Trên cơ sở xem xét báo cáo số 490/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Đoàn giám sát; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, đồng thời nhấn mạnh:
1. Kết quả
- Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, công tác giảm nghèo đã được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực. UBND tỉnh đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và các sở, ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nội dung nghị quyết, kế hoạch của tỉnh. UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện nghiêm túc, nhiều xã đã ban hành kế hoạch giảm nghèo của địa phương mình và tổ chức thực hiện đạt kết quả các chỉ tiêu đề ra.
- Đến nay có 12/30 chỉ tiêu thành phần đạt so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra; các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện lưới quốc gia, trường lớp học, trạm y tế... từng bước được đầu tư hoàn thiện tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đời sống của nhân dân ở các xã nghèo từng bước được nâng lên, GRDP bình quân đầu người tăng từ 27,74 triệu đồng năm 2016 lên 32,92 triệu đồng vào cuối năm 2018; trong 2 năm 2016, 2017 đã có 7.837 hộ thoát nghèo, nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá.
- Cơ bản thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo, bảo hiểm, y tế; chính sách khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, hỗ trợ sản xuất phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Những kết quả đạt được sau hơn 2 năm thực hiện chương trình giảm nghèo đã góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Hạn chế
- Hoạt động chỉ đạo tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số cơ sở, một số ban chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, hành động về giảm nghèo hiệu quả chưa cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên, người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Một số chỉ tiêu thành phần đạt thấp và khó đạt kế hoạch đề ra. Một số chính sách hỗ trợ chưa sát với thực tế sản xuất của người dân. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo còn ít, chậm thực hiện; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới do phát triển nông nghiệp ở vùng này còn chậm phát triển.
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số nơi hiệu quả chưa cao, chưa gắn với nhu cầu thực tế, nhất là các nghề phi nông nghiệp như sửa chữa, điện, hàn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất; số phòng học tạm chiếm tỷ lệ cao; nhà văn hóa, các thiết bị văn hóa truyền thanh có nơi chưa được quản lý, sử dụng hiệu quả. Công tác khám, chữa bệnh và thực hiện luân phiên bác sĩ xuống cơ sở còn hạn chế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao.
- Công tác quản lý, vận hành các công trình sau đầu tư chưa được quan tâm, dẫn đến hiệu quả sử dụng của một số công trình, như nước sinh hoạt, thủy lợi chưa cao, xuống cấp nhanh.
- Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế, một số chính sách hỗ trợ về vốn cho các dự án sinh kế, y tế, giáo dục chậm được phân bổ và đạt thấp so với mục tiêu nghị quyết.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động của người dân, cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo bền vững. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
2. Huy động và tập trung nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các nguồn vốn tài trợ để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo. Tập trung chỉ đạo giải quyết, từng bước khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất, không biết cách làm ăn và lười lao động.
3. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp phù hợp với những vùng này; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, nhất là các xã, bản và các dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; hỗ trợ các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo gắn với xây dựng mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
4. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố:
- Giao kế hoạch thực hiện các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết cho từng xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện từ năm 2019; chỉ đạo quyết liệt, cụ thể từng xã, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế; phát triển mở rộng các mô hình sản xuất, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách giảm nghèo hiệu quả; mở rộng hoạt động vay vốn và sử dụng hiệu quả vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội.
- Tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn của huyện trong việc hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại chỗ đáp ứng yêu cầu hướng dẫn trực tiếp cho người dân để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện tại kỳ họp thứ chín Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIV, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 776/KH-UBND về hoạt động tăng cường nội dung, thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang năm 2018
- 2Quyết định 52/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định tạm thời về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 3Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
- 4Nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021
- 5Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu năm 2018
- 6Kế hoạch 776/KH-UBND về hoạt động tăng cường nội dung, thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang năm 2018
- 7Quyết định 52/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định tạm thời về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2018 về kết quả giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- Số hiệu: 13/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Vũ Văn Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra