Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2023/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 10 tháng 10 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, THU HÚT VÀ ĐÃI NGỘ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 17 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 ngày 6 tháng 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Xét Tờ trình số 3574/TTr-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 110/BC-HĐND ngày 02 tháng 10 năm 2023 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 17 (chuyên đề) thông qua ngày 10 tháng 10 năm 2023, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2023 và thay thế Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận quy định chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế trên địa bàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Ban Công tác đại biểu - UBTV Quốc hội;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT. (CTHĐ.08b), Duyên.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoài Anh

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, THU HÚT VÀ ĐÃI NGỘ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 10/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ đào tạo đối với viên chức các chuyên ngành y tế, sinh viên được tỉnh cử đi đào tạo bác sĩ; chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội; chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ công tác tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng được cử đi đào tạo bác sĩ

a) Đào tạo đại học: Viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội có chuyên ngành phù hợp để đào tạo bác sĩ; sinh viên được tỉnh cử đi đào tạo bác sĩ.

b) Đào tạo sau đại học

Viên chức các chuyên ngành y tế đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội.

Sinh viên được tỉnh cử đi đào tạo bác sĩ nội trú.

2. Đối tượng được thu hút

a) Bác sĩ trình độ đại học.

b) Bác sĩ nội trú; bác sĩ trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I.

c) Bác sĩ trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II.

3. Đối tượng được đãi ngộ: Bác sĩ công tác tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội.

4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Danh mục chuyên ngành đào tạo, thu hút

1. Y khoa.

2. Huyết học - truyền máu.

3. Nội tổng quát; Nội tim mạch; Nội tiết; Nội thần kinh.

4. Ngoại tổng quát; Ngoại niệu; Ngoại lồng ngực; Ngoại nhi; Ngoại chấn thương chỉnh hình; Ngoại thần kinh.

5. Sản, nhi.

6. Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu.

7. Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Da liễu; Nhãn khoa.

8. Truyền nhiễm; Lão khoa; Ung bướu.

9. Y học cổ truyền; Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.

10. Chẩn đoán hình ảnh.

11. Chuyên ngành hiếm, cụ thể: Phong; Lao; Tâm thần; Pháp y; Giải phẫu bệnh.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO

Điều 4. Đào tạo đại học

1. Điều kiện cử đi đào tạo

a) Đối với viên chức

Được bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp viên chức.

Có trình độ trung cấp, cao đẳng; có chuyên ngành phù hợp để đào tạo bác sĩ.

Không trong thời hạn xử lý kỷ luật.

Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian gấp 02 lần thời gian đào tạo.

Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đào tạo hằng năm, chuyên ngành phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

b) Đối với sinh viên

Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách cử đi đào tạo bác sĩ.

Có cam kết bằng hợp đồng dân sự công tác tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn tỉnh trong 10 năm (đủ 120 tháng); ký kết hợp đồng đào tạo giữa cá nhân sinh viên, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của sinh viên và Sở Y tế. Trường hợp sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có nguyện vọng và đủ điều kiện học bác sĩ nội trú, được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục cử đi đào tạo thì thời gian cam kết công tác là 14 năm (đủ 168 tháng).

2. Nội dung và mức chi hỗ trợ

a) Đối với viên chức

Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% tiền học phí theo hóa đơn, biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo do cơ quan có thẩm quyền ký kết.

Hỗ trợ chi phí nghiên cứu, học tập: 1.500.000 đồng/tháng thực học.

Hỗ trợ thêm cho viên chức là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

b) Đối với sinh viên

Hỗ trợ 100% tiền học phí theo hợp đồng đào tạo do cơ quan có thẩm quyền ký kết với cơ sở đào tạo.

Hỗ trợ chi phí nghiên cứu, học tập: 3.000.000 đồng/tháng thực học.

Điều 5. Đào tạo sau đại học

1. Điều kiện cử đi đào tạo

a) Đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

b) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật.

c) Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đào tạo hằng năm, chuyên ngành phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

2. Nội dung và mức hỗ trợ

a) Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% tiền học phí theo hóa đơn, biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo do cơ quan có thẩm quyền ký kết.

b) Hỗ trợ chi phí nghiên cứu, học tập

Trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II: Hỗ trợ 220.000.000 đồng/học viên/khóa học.

Trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú: Hỗ trợ

120.000.000 đồng/học viên/khóa học.

c) Hỗ trợ thêm cho viên chức là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo

1. Quyền của người được cử đi đào tạo

a) Viên chức, sinh viên được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy định này.

b) Đối với sinh viên: Được tuyển dụng vào viên chức; được bố trí phù hợp với chuyên ngành đào tạo tại đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội. Sau khi hoàn thành khóa học đại học, có nguyện vọng và đủ điều kiện học bác sĩ nội trú thì được xem xét tiếp tục cử đi đào tạo. Khi được cử đi đào tạo bác sĩ nội trú thì tiếp tục cam kết, ký hợp đồng đào tạo để được hưởng các chế độ hỗ trợ về đào tạo sau đại học của tỉnh và thực hiện trách nhiệm theo các hợp đồng dân sự đã được ký kết.

2. Nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo

a) Chấp hành nghiêm quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành đúng thời gian, tiến độ của chương trình đào tạo.

b) Chịu sự quản lý và phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn thành khóa học.

Điều 7. Đền bù kinh phí hỗ trợ đào tạo

1. Đối với viên chức

a) Đào tạo đại học: Trường hợp tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo, bị kỷ luật buộc thôi học, không thực hiện cam kết sau khi tốt nghiệp thì đền bù kinh phí gấp 03 (ba) lần kinh phí được tỉnh hỗ trợ trong thời gian học khi không thực hiện theo cam kết. Trường hợp công tác không đủ thời gian theo cam kết thì đền bù một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính như sau:

S = (F/T1) x (T1 - T2) x 3.

Trong đó:

S là chi phí đền bù hỗ trợ đào tạo (đơn vị tính: đồng).

F là tổng các khoản kinh phí được hỗ trợ đào tạo (đơn vị tính: đồng).

T1 là thời gian làm việc theo cam kết tính bằng số tháng làm tròn.

T2 là thời gian đã làm việc được tính bằng số tháng làm tròn.

b) Đào tạo sau đại học: Việc đền bù kinh phí hỗ trợ đào tạo được thực hiện theo quy định từ Điều 7 đến Điều 14 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

2. Đối với sinh viên

a) Trường hợp tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo, bị kỷ luật buộc thôi học, không thực hiện cam kết sau khi tốt nghiệp, qua 02 lần liên tiếp tham gia tuyển dụng viên chức nhưng không trúng tuyển, thì thực hiện đền bù gấp 05 (năm) lần kinh phí đã được ngân sách tỉnh hỗ trợ.

b) Trường hợp công tác không đủ thời gian theo cam kết thì đền bù một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính như sau: S = (F/T1) x (T1 - T2) x 5.

Trong đó:

S là chi phí đền bù đào tạo (đơn vị tính: đồng).

F là tổng các khoản kinh phí được hỗ trợ đào tạo (đơn vị tính: đồng).

T1 là thời gian làm việc theo cam kết tính bằng số tháng làm tròn.

T2 là thời gian đã làm việc được tính bằng số tháng làm tròn.

c) Trường hợp không thể tiếp tục học tập, công tác theo cam kết vì những nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật hiện hành thì không đền bù kinh phí đào tạo.

Chương III

CHÍNH SÁCH THU HÚT BÁC SĨ

Điều 8. Điều kiện thu hút

1. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng với chuyên ngành y mà tỉnh đang cần và thiếu.

3. Còn ít nhất 120 tháng công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (đối với thu hút vào làm viên chức).

4. Có lý lịch rõ ràng; không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Điều 9. Quyền lợi của người được thu hút

1. Thu hút vào làm viên chức

a) Được hưởng chế độ thu hút, đãi ngộ theo quy định tại Điều 11, Điều 15 Quy định này.

b) Được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức theo quy định; được bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội.

2. Thu hút theo hình thức mời bác sĩ tham gia chương trình, đề tài, đề án, dự án trên lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là dự án)

a) Được hưởng chế độ thu hút theo tại Điều 12 Quy định này.

b) Được thống nhất thời gian thực hiện dự án.

c) Được quyết định các nội dung chuyên môn liên quan đến dự án.

d) Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; được đề nghị bổ sung hoặc giới thiệu nhân sự để cùng tham gia dự án.

Điều 10. Nghĩa vụ của người được thu hút

1. Thu hút vào làm viên chức

a) Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của viên chức.

b) Có cam kết bằng hợp đồng dân sự công tác lâu dài tại tỉnh trong 10 năm (đủ 120 tháng).

c) Chịu sự quản lý và phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thu hút theo hình thức mời bác sĩ tham gia dự án Thực hiện theo những nội dung đã ký kết tại hợp đồng dân sự.

Điều 11. Chế độ thu hút vào làm viên chức

Bác sĩ được thu hút vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội, hưởng chế độ thu hút theo một trong hai hình thức:

1. Trường hợp nhận chế độ một lần

a) Bác sĩ trình độ đại học: 600.000.000 đồng.

b) Bác sĩ nội trú; bác sĩ trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I: 700.000.000 đồng.

c) Bác sĩ trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II: 800.000.000 đồng.

2. Trường hợp nhận chế độ hằng năm trong thời gian 10 năm

a) Bác sĩ trình độ đại học: 60.000.000 đồng/năm.

b) Bác sĩ nội trú; bác sĩ trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I: 70.000.000 đồng/năm.

c) Bác sĩ trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II: 80.000.000 đồng/năm.

Điều 12. Chế độ thu hút theo hình thức mời bác sĩ tham gia dự án

1. Được hưởng chế độ thu hút

a) Thu hút theo tháng làm việc: 80.000.000 đồng/tháng thực tế làm việc.

b) Thu hút theo ngày làm việc: 3.636.000 đồng/ngày thực tế làm việc.

2. Được thanh toán tiền thuê chỗ ở: 1.000.000 đồng/ngày (ngày thực tế làm việc).

3. Được thanh toán chi phí đi lại 1 lượt (đi và về)/ngày (ngày thực tế làm việc) từ nơi ở đến nơi làm việc theo giá vé phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện hành tại tỉnh.

4. Được khuyến khích bằng tiền khi hoàn thành dự án: Mỗi một dự án hoàn thành, nghiệm thu đạt yêu cầu, được hưởng khuyến khích 0,5% tổng kinh phí chi trả cho dự án đó, nhưng không quá 1.000.000.000 đồng/người/dự án. Trường hợp có nhiều bác sĩ chuyên môn sâu cùng tham gia 01 dự án thì thực hiện mức khuyến khích cho nhóm bằng 0,5% tổng kinh phí chi trả cho dự án đó, nhưng không quá 1.500.000.000 đồng/nhóm/dự án.

Điều 13. Đền bù kinh phí thu hút

1. Thu hút vào làm viên chức

a) Đối với người hưởng chế độ thu hút 01 lần

Trong thời gian thực hiện cam kết, người hưởng chế độ thu hút 01 lần có năm xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ cộng thêm thời gian cam kết phục vụ tương ứng với số năm xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ.

Người hưởng chế độ thu hút tự ý bỏ việc; đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; 02 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ; không thực hiện theo sự phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền thì đền bù số tiền thu hút đã nhận. Việc thực hiện đền bù được tính theo công thức sau:

S là tổng số tiền đền bù cho ngân sách nhà nước (đơn vị tính: đồng).

F là tổng số tiền thu hút đã nhận 01 lần (đơn vị tính: đồng).

T1 là tổng số tháng đã phục vụ theo cam kết.

b) Đối với người hưởng chế độ thu hút hằng năm:

Trong thời gian thực hiện cam kết, người hưởng chế độ thu hút hằng năm có năm xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ thì không hưởng chế độ thu hút của năm đó.

Trường hợp tự ý bỏ việc; đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; không thực hiện theo sự phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền thì đền bù toàn bộ số tiền thu hút đã nhận của năm đang thực hiện cam kết. Việc thực hiện đền bù được tính theo công thức sau:

Trong đó:

S là số tiền đền bù cho ngân sách nhà nước (đơn vị tính: đồng).

F là tổng số tiền thu hút đã nhận trong năm (đơn vị tính: đồng).

T2 là tổng số tháng đã phục vụ trong năm nhận tiền thu hút để tính đền bù.

c) Trường hợp người hưởng chế độ thu hút không thể tiếp tục công tác theo cam kết vì những nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật hiện hành thì không đền bù kinh phí thu hút.

2. Thu hút theo hình thức mời bác sĩ tham gia dự án

a) Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hợp đồng, dừng áp dụng các chế độ thu hút và người được thu hút phải hoàn trả ngân sách tỉnh toàn bộ kinh phí thu hút đã được nhận khi thực hiện không đúng các nội dung đã ký kết hoặc thực hiện không đạt yêu cầu, không hiệu quả.

b) Trường hợp dự án được chia thành nhiều giai đoạn, đã hoàn thành một số giai đoạn theo ký kết thì chỉ hoàn trả ngân sách khoản kinh phí thu hút đã được nhận trong giai đoạn không đạt yêu cầu, không hiệu quả theo hợp đồng.

c) Trường hợp không thể tiếp tục thực hiện những nội dung đã ký kết hợp đồng vì những nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật hiện hành

thì không đền bù kinh phí thu hút.

Chương IV

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ BÁC SĨ

Điều 14. Điều kiện đãi ngộ

Bác sĩ công tác tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội.

Điều 15. Chế độ đãi ngộ

Bác sĩ được hưởng chế độ đãi ngộ hằng tháng hoặc ngày thực tế làm việc theo tổng mức lương hiện hưởng (bao gồm tiền lương theo hệ số, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực). Chế độ đãi ngộ không dùng để trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp theo lương khác. Chế độ đãi ngộ cụ thể như sau:

1. Bác sĩ công tác tại trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội thuộc các xã, thôn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025:

a) Hỗ trợ hằng tháng hoặc theo ngày làm việc bằng 100% tổng mức lương hiện hưởng khi công tác tại các xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Hỗ trợ hằng tháng hoặc theo ngày làm việc bằng 70% tổng mức lương hiện hưởng khi công tác tại các xã khu vực II.

c) Hỗ trợ hằng tháng hoặc theo ngày làm việc bằng 50% tổng mức lương hiện hưởng khi công tác tại các xã khu vực I.

2. Đối với bác sĩ về công tác tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội thuộc các xã còn lại (trừ các xã quy định tại khoản 1 Điều này): Hỗ trợ hằng tháng hoặc theo ngày làm việc bằng 30% tổng mức lương hiện hưởng.

3. Đối với bác sĩ về công tác tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc ngành y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội thuộc các phường và thị trấn: Hỗ trợ hằng tháng hoặc theo ngày làm việc bằng 15% tổng mức lương hiện hưởng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế do ngân sách nhà nước cấp.

Điều 17. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy định dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

Các khóa đào tạo, viên chức ngành y đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí và đang tổ chức thực hiện thì tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách của Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến khi kết thúc khóa học./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 12/2023/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

  • Số hiệu: 12/2023/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/10/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Hoài Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/10/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản