Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 11 (BẤT THƯỜNG)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;

Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 58/TTr-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh công bố công khai quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, kỳ họp lần thứ 11 (bất thường) thông qua ngày 01 tháng 10 năm 2014./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Lực

 

PHỤ LỤC SỐ 01

CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)

1. Quan điểm, nội dung và mục tiêu của quy hoạch:

a) Quan điểm của quy hoạch:

- Quy hoạch tài nguyên nước phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

- Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải hướng đến phát triển bền vững, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực.

- Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là định hướng, cơ sở cho quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích và tăng cường sự tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước trong tỉnh của các thành phần kinh tế.

b) Nội dung của quy hoạch:

- Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước.

- Phân vùng chức năng của nguồn nước.

- Xác định tỷ lệ phân bố tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bố trong từng trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

- Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước; giám sát khai thác, sử dụng, sử dụng nước.

- Khai thác, sử dụng nước phải gắn liền với công tác bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

- Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.

c) Mục tiêu của quy hoạch:

* Mục tiêu chung:

- Phân bổ tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất) cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, bảo đảm tài nguyên nước được bảo vệ, phát triển bền vững.

- Chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, đảm bảo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp có giá trị cao, sử dụng ít nước, hạn chế xung đột giữa các đối tượng sử dụng nước. Khai thác, sử dụng nước phải đi đôi với bảo vệ nguồn nước, hạn chế tới mức thấp nhất của các nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng quy hoạch:

- Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020 (khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày và khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày): Năm 2015: 43.641.937 m3/năm; năm 2020: 46.202.686 m3/năm và tầm nhìn đến năm 2030: 53.837.518 m3/năm.

- Đảm bảo cấp nước cho công nghiệp: Năm 2015: 134.277.344 m3/năm; năm 2020: 230.253.991 m3/năm và tầm nhìn đến năm 2030: 931.505.819 m3/năm.

- Đảm bảo đủ nước cho mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp trên 5% /năm giai đoạn 2011- 2015 và đạt 4% - 4,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020: Năm 2015: 1.151.144.763 m3/năm; năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: 1.174.155.649 m3/năm;

- Đảm bảo 300.000.000 m3/năm để ổn định diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 3.400 ha.

- Đảm bảo nước cho hoạt động du lịch: Năm 2015: 534.606 m3/năm; năm 2020: 881.370 m3/năm và tầm nhìn đến năm 2030: 1.762.740 m3/năm;

- Đáp ứng nhu cầu về nước nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

- Đảm bảo nhu cầu về nước cho các thành phần kinh tế theo tỷ trọng tăng trưởng bình quân: Năm 2015: 1.483 triệu m3/năm; năm 2020: 1.649 triệu m3/năm và tầm nhìn đến năm 2030: 2.359 triệu m3/năm.

* Mục tiêu cụ thể cho từng tiểu vùng quy hoạch:

TT

Tiểu vùng quy hoạch

Mục tiêu cụ thể

1

Tp. Vĩnh Long

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 144.432 người vào năm 2015 và 151.892 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày.

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015 là 95% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2011 - 2020.

2

Long Hồ

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 167.991 người vào năm 2015 và 176.600 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày.

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015 là 90% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 9,54%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 12,18%/năm

3

Mang Thít

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 111.450 người vào năm 2015 và 116.186 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015 là 90% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020.

4

Vũng Liêm

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 170.700 người vào năm 2015 và 179.250 người vào năm 2020

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015 là 95% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 9,54%/năm, giai đoạn 2006 - 2020 tăng 12,18%/năm.

5

Tam Bình

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 162.870 người vào năm 2015 và 171.140 người vào năm 2020

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015 là 90% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 12,23%/năm, giai đoạn 2006 - 2020 tăng 12,06%/năm.

6

TX. Bình Minh

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 93.600 người vào năm 2015 và 97.700 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày.

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2015 là 90 - 95% và năm 2020 là 100%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,5%/năm, giai đoạn 2006 - 2020 tăng 14,5%/năm.

7

Trà Ôn

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 137.958 người vào năm 2015 và 139.340 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày.

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2015 là 85 - 90% và năm 2020 là 95%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 12%/năm, giai đoạn 2006 - 2020 tăng 11,5%/năm.

8

Bình Tân

Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 99.480 người vào năm 2015 và 104.040 người vào năm 2020.

Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020: Khu vực đô thị 120 - 150 l/ngày, khu vực nông thôn 60 - 100 l/ngày.

Đảm bảo tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2015 là 85 - 90% và năm 2020 là 95%.

Đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 tăng 12%/năm, giai đoạn 2006 - 2020 tăng 11,5%/năm.

2. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước:

Việc phân bổ tài nguyên nước phải đảm bảo tính bền vững, dựa trên cơ sở kết quả đánh giá tương quan giữa nhu cầu khai thác, sử dụng và khả năng đáp ứng của nguồn nước.

- Trong điều kiện bình thường: Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nước tưới và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

- Trong điều kiện khô hạn, thiếu nước xảy ra: Đảm bảo đủ 100% nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, còn lại phục vụ cho mục đích sản xuất công nghiệp, nước tưới và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

3. Cơ sở phân chia các tiểu vùng quy hoạch:

Việc phân chia các tiểu vùng quy hoạch ở tỉnh Vĩnh Long được căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh và dựa trên các tiêu chí sau:

- Phạm vi phân bổ của các lưu vực sông, suối tự nhiên.

- Đặc điểm địa hình, địa mạo.

- Đặc điểm địa chất, thủy văn.

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo từng vùng.

Căn cứ các tiêu chí phân vùng quy hoạch nêu trên, tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 08 tiểu vùng quy hoạch theo phân cấp hành chính: Huyện, thị xã, thành phố (chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Các giải pháp kỹ thuật:

* Giải pháp chung:

- Khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn nước mặt, nước dưới đất. Đảm bảo cân đối, đáp ứng hài hòa nhu cầu khai thác nguồn nước cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên phạm vi toàn tỉnh và từng tiểu vùng.

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo vệ nguồn nước đối với từng tiểu vùng, từng khu vực để hạn chế các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước mặt, nước dưới đất.

- Khai thác, phân bổ nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng ưu tiên, đẩy mạnh phát triển hệ thống công trình khai thác nguồn nước mặt; khai thác sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất ở các khu vực có trữ lượng và chất lượng nước tốt.

- Tài nguyên nước mặt đáp ứng đủ yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tài nguyên nước dưới đất chỉ đóng vai trò thứ yếu và là nguồn dự trữ tốt, dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố. Thực hiện khoanh vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh (Phụ lục số 03 kèm theo).

- Tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước mưa, nhất là ở các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít.

* Giải pháp về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:

Quan trắc giám sát nguồn nước; kiểm soát, giám sát dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; mực nước khai thác tại các tầng chứa nước trong vùng quy hoạch đảm bảo tuân thủ đúng quy định (Mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên các tiểu vùng quy hoạch (Phụ lục số 04 kèm theo).

* Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật:

- Trong quan trắc, giám sát tài nguyên nước sử dụng công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số từ các trạm quan trắc về trung tâm quản lý dữ liệu;

- Công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) kết hợp với các công cụ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý;

- Công nghệ đo địa vật lý, công nghệ phân tích ảnh viễn thám.

b) Các giải pháp về quản lý:

- Tăng cường điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về nguồn nước phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

- Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định trước và sau khi được cấp giấy phép; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, dự trữ lâu dài; nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng thẩm định, đánh giá hồ sơ cấp phép và hướng dẫn, kiểm tra của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp ngành; tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

c) Giải pháp đầu tư thực hiện một số chương trình dự án, đề án ưu tiên:

- Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, trước mắt huy động từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và địa phương; các giai đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước.

- Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch về tăng cường trang thiết bị phục vụ quản lý; điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên nước; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước trên cơ sở xác định theo thứ tự ưu tiên, có trọng tâm trọng điểm, trước hết tập trung vào những chương trình, dự án, đề án ưu tiên (Phụ lục số 05 kèm theo).

- Nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là ngân sách nhà nước. Ngoài ra, huy động từ các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa, vốn các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

PHÂN CHIA TIỂU VÙNG QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)

STT

Tiểu vùng quy hoạch

Phạm vi hành chính

1

TP. Vĩnh Long

Các xã, phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 8, Phường 9, xã Tân Ngãi, xã Tân Hoà, xã Tân Hội, xã Trường An

2

TX Bình Minh

Các xã, phường: Phường Cái Vồn, phường Thành Phước, phường Đông Thuận, xã Mỹ Hoà, xã Đông Thành, xã Đông Thạnh, xã Đông Bình, xã Thuận An

3

Huyện Long Hồ

Các xã, thị trấn: Thị trấn Long Hồ, xã Đồng Phú, xã Thanh Đức, xã Thạnh Quới, xã Tân Hạnh, xã Phú Đức, xã Phước Hậu, xã Phú Quới, xã Long Phước, xã Lộc Hoà, xã Long An, xã Hoà Ninh, xã Hoà Phú, xã Bình Hoà Phước, xã An Bình

4

Huyện Tam Bình

Các xã, thị trấn: Thị trấn Tam Bình: Xã Bình Ninh, xã Loan Mỹ, xã Ngãi Tứ, xã Song Phú, xã Phú Thịnh, xã Tân Lộc, xã Long Phú, xã Mỹ Thạnh Trung, xã Tường Lộc, xã Hoà Thạnh, xã Hoà Hiệp, xã Hoà Lộc, xã Mỹ Lộc, xã Phú Lộc, xã Hậu Lộc, xã Tân Phú

5

Huyện Bình Tân

Các xã: Xã Mỹ Thuận, xã Nguyễn Văn Thảnh, xã Thành Lợi, xã Thành Đông, xã Thành Trung, xã Tân Quới, xã Tân Bình, xã Tân Thành, xã Tân Hưng, xã Tân Lược, xã Tân An Thạnh

6

Huyện Mang Thít

Các xã, thị trấn: Thị trấn Cái Nhum, xã Mỹ An, xã Long Mỹ, xã Hoà Tịnh, xã Bình Phước, xã Nhơn Phú, xã Mỹ Phước, xã Chánh Hội, xã An Phước, xã Chánh An, xã Tân Long, xã Tân An Hội và xã Tân Long Hội.

7

Huyện Vũng Liêm

Các xã, thị trấn: Thị trấn Vũng Liêm, xã Tân Quới Trung, xã Quới An, xã Quới Thiện, xã Trung Chánh, xã Trung Hiệp, xã Thanh Bình, xã Trung Thành Tây, xã Tân An Luông, xã Hiếu Phụng, xã Trung Thành Đông, xã Trung Hiếu, xã Trung Thành, xã Trung Ngãi, xã Trung Nghĩa, xã Hiếu Thuận, xã Hiếu Nhơn, xã Trung An, xã Hiếu Thành, xã Hiếu Nghĩa

8

Huyện Trà Ôn

Các xã, thị trấn: Thị trấn Trà Ôn, xã Hựu Thành, xã Vĩnh Xuân, xã Thuận Thới, xã Tân Mỹ, xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, xã Phú Thành, xã Lục Sỹ Thành, xã Thới Hoà, xã Xuân Hiệp, xã Nhơn Bình, xã Hòa Bình, xã Trà Côn.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xác định các vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

- Vùng cấm xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất: Các khu vực nước nhạt thuộc tầng qp3 thuộc huyện Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm

- Vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất:

+ Tầng qp3: Thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh.

+ Tầng qp2-3: Huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn.

+ Tầng n21: Thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Bình Tân.

+ Tầng n13: Thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít.

Bảng tổng hợp phân vùng cấm vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:

Tầng chứa nước

Vĩnh Long

Long Hồ

Mang Thít

Bình Tân

Bình Minh

Tam Bình

Trà Ôn

Vũng Liêm

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

Cấm

Hạn chế

qp3

 

+

 

+

 

 

 

+

 

+

+

 

+

 

+

 

qp2-3

 

 

 

 

 

 

 

+

 

+

 

+

 

+

 

 

n21

 

+

 

+

 

+

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

n13

 

+

 

+

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Dấu (+): Vùng có căn cứ cấm, hạn chế

 

PHỤ LỤC SỐ 04

MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)

1. Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt: Gồm 11 trạm, quan trắc các yếu tố: Lưu lượng, mực nước và chất lượng nước:

+ Trạm NM1 thuộc thành phố Vĩnh Long

+ Trạm NM2 thuộc huyện Bình Tân

+ Trạm NM3 thuộc huyện Long Hồ

+ Trạm NM4, NM7 thuộc huyện Tam Bình

+ Trạm NM5 thuộc thị xã Bình Minh

+ Trạm NM6 thuộc huyện Mang Thít

+ Trạm NM8, NM9 thuộc huyện Trà Ôn

+ Trạm NM10, NM11 thuộc huyện Vũng Liêm

2. Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất: Gồm 4 trạm:

+ Trạm QTVL1 thuộc phường 9 - thành phố Vĩnh Long gồm 7 lỗ khoan quan trắc 7 tầng chứa nước.

+ Trạm QTVL2 thuộc xã Tân Lược - Bình Tân gồm 7 lỗ khoan quan trắc 7 tầng chứa nước.

+ Trạm QTVL3 thuộc xã Bình Ninh - Tam Bình gồm 7 lỗ khoan quan trắc 7 tầng chứa nước.

+ Trạm QTVL4 thuộc xã Hựu Thành - Trà Ôn gồm 7 lỗ khoan quan trắc 7 tầng chứa nước.

 

PHỤ LỤC SỐ 05

CÁC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TỪNG GIAI ĐOẠN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Long)

I. GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015:

1. Công bố, phổ biến quy hoạch đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đối tượng sử dụng nước chính trên địa bàn tỉnh;

2. Dự án Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải trên một số sông chính tỉnh Vĩnh Long;

3. Dự án Điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

4. Dự án Điều tra, xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

5. Dự án Xây dựng mạng giám sát tự động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (gồm trạm số lượng và chất lượng);

6. Đề án kiểm kê tài nguyên nước và cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trong tỉnh;

7. Xây dựng các chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước;

8. Dự án Điều tra hiện trạng lỗ khoan hỏng, xây dựng quy trình và lập kế hoạch trám lấp trong toàn tỉnh Vĩnh Long.

II. GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2020:

1. Tiếp tục chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước.

2. Tiếp tục triển khai dự án Xây dựng mạng giám sát tự động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (gồm trạm số lượng và chất lượng).

3. Đề án tổ chức thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

4. Dự án Điều tra, xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

5. Đề án tăng cường năng lực, thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp.

6. Dự án Điều tra đánh giá tài nguyên NDĐ mức độ tương đương tỉ lệ 1/50.000 toàn tỉnh Vĩnh Long.

III. GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2030:

Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án như trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 102/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 102/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 01/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Phạm Văn Lực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản