Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2011/NQ-HĐND

Cà Mau, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ HAI

(Từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 12 năm 2011)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Xét Tờ trình số 121/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Nghị quyết về mức chi kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau;

Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ Hai đã thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành định mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:

1. Nội dung chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Về mức chi cho các nội dung nêu trên áp dụng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn do địa phương ban hành; những nội dung chi địa phương chưa quy định thì được áp dụng theo khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP .

2. Quy định một số khoản chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

a) Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, bao gồm:

- Xây dựng đề cương chi tiết của đề án, chương trình, kế hoạch giai đoạn (từ 3 năm trở lên): cấp tỉnh 500.000 đồng/đề cương; cấp huyện 300.000 đồng/đề cương; cấp xã 200.000 đồng/đề cương;

- Họp Hội đồng xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch bao gồm:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp: cấp tỉnh 100.000 đồng/ người/buổi; cấp huyện 75.000 đồng/người/buổi; cấp xã 50.000 đồng/người/buổi.

+ Thành viên Hội đồng, thư ký có mời tham dự họp: cấp tỉnh 75.000 đồng /người/buổi; cấp huyện 50.000 đồng/người/buổi; cấp xã 40.000 đồng/người/buổi.

+ Đại biểu được mời và có tham dự họp: cấp tỉnh 50.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 40.000 đồng/người/buổi; cấp xã 30.000 đồng/người/buổi.

+ Nhận xét, phản biện: cấp tỉnh 200.000 đồng/bài viết; cấp huyện 150.000 đồng/bài viết; cấp xã 100.000 đồng/bài viết.

- Lấy ý kiến thẩm định dự thảo đề án, chương trình, kế hoạch giai đoạn (từ 3 năm trở lên) bằng văn bản (trường hợp không tổ chức Hội đồng xét duyệt): cấp tỉnh 300.000 đồng/văn bản; cấp huyện 200.000 đồng/văn bản; cấp xã 100.000 đồng/văn bản.

- Tổng hợp hoàn chỉnh đề án, chương trình, kế hoạch giai đoạn (từ 3 năm trở lên): cấp tỉnh 1.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện 800.000 đồng/văn bản; cấp xã 500.000 đồng/văn bản.

b) Chi thù lao cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; cộng tác viên trực tiếp triển khai các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề của câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; Ban và tổ hòa giải cơ sở:

- Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh 200.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 150.000 đồng/người/buổi;

- Tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật cấp xã 100.000 đồng/người/buổi.

c) Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở 100.000 đồng/tổ hoặc ban/tháng.

d) Chi thù lao công tác hòa giải ở cơ sở:

- Hòa giải thành: 150.000 đồng/vụ việc/tổ hoặc ban.

- Hòa giải không thành: 100.000 đồng/vụ việc/tổ hoặc ban.

đ) Chi biên dịch tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số 60.000 đồng/trang giấy A4.

e) Chi duy trì và tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt, bao gồm:

- Hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt câu lạc bộ pháp luật 20.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền nước uống cho người dự sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm nòng cốt 5.000 đồng/người/buổi.

g) Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, mức chi tối đa không quá 150.000 đồng/ngày.;

h) Chi tổ chức các cuộc thi về pháp luật bao gồm:

- Biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm): thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn mức chi xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi cấp địa phương và cấp quốc gia.

- Bồi dưỡng Ban tổ chức 150.000 đồng/người/ngày;

- Bồi dưỡng Ban giám khảo, thư ký 150.000 đồng/người/ngày (tối đa không quá 5 ngày);

- Chi giải thưởng:

+ Cấp tỉnh: tập thể đạt giải nhất 1.500.000 đồng/giải; giải nhì 1.000.000 đồng/giải; giải ba 800.000 đồng/giải; giải khuyến khích 500.000 đồng/giải. Cá nhân đạt giải nhất 750.000 đồng/giải; giải nhì 500.000 đồng/giải; giải ba 400.000 đồng giải; giải khuyến khích 250.000 đồng/giải.

+ Cấp huyện: tập thể đạt giải nhất 1.000.000 đồng/giải; giải nhì 800.000 đồng/giải; giải ba 600.000 đồng/giải; giải khuyến khích 400.000 đồng/giải. Cá nhân đạt giải nhất 500.000 đồng/giải; giải nhì 400.000 đồng/giải; giải ba 300.000 đồng/giải; giải khuyến khích 200.000 đồng/giải.

+ Cấp xã: tập thể đạt giải nhất 800.000 đồng/giải; giải nhì 600.000 đồng/giải; giải ba 400.000 đồng/giải; giải khuyến khích 300.000 đồng/giải. Cá nhân đạt giải nhất 400.000 đồng/giải; giải nhì 300.000 đồng/giải; giải ba 200.000 đồng/giải; giải khuyến khích 150.000 đồng/giải.

3. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước đầu tư và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo và được bố trí trong dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện đối với các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên (không thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn).

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- Cục kiểm tra VBQPPL (BTP);
- TT. Tỉnh uỷ;
- UBND tỉnh;
- BTT. UBMTTQ VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, TP;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Bùi Công Bửu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 10/2011/NQ-HĐND về định mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 10/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Bùi Công Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản