- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2007/NQ-HĐND | Quy Nhơn, ngày 19 tháng 7 năm 2007 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN TĂNG BẠT HỔ, HUYỆN HOÀI ÂN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ban hành quy chế hoạt động của HĐND tỉnh;
Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 47/TTr-UBND ngày 04/7/2007 của UBND tỉnh về việc xin thông qua Đề án đặt tên đường Thị trấn Tăng Bạt Hổ, Huyện Hoài Ân; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường Thị trấn Tăng Bạt Hổ, Huyện Hoài Ân (có Danh mục tên đường kèm theo).
Điều 2. UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CHO THỊ TRẤN TĂNG BẠT HỔ - HUYỆN HOÀI ÂN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9)
TT | TUYẾN ĐƯỜNG KÝ HIỆU LOẠI ĐƯỜNG | ĐIỂM ĐẦU - ĐIỂM CUỐI VỊ TRÍ | ĐỘ DÀI (M) | LỘ GIỚI | KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG (M) | TÊN DỰ KIẾN | LÝ GIẢI | GHI CHÚ | |
QUI HOẠCH (M) | HIỆN TRẠNG (M) | ||||||||
1 | Tuyến ĐT 630 | Phú Nga - Bến xe huyện (Đường tỉnh lộ ĐT 630) | 3000 | 26 trong đó lòng đường 12 | 18 - 20 | BT nhựa 3,5m | HÙNG VƯƠNG | Vua dựng nước Văn Lang. Vị Tổ của dân tộc Việt. |
|
2 | Tuyến ĐT 630 | Bến xe huyện - Ngã ba trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đường tỉnh lộ ĐT 630) | 1700 | 26 trong đó lòng đường 12 | 18 - 20 | BT nhựa 6m | NGUYỄN TẤT THÀNH | Người thanh niên yêu nước sinh ngày 19/5/1890, quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, có hoài bão, chí hướng lớn, quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Rời bến cảng Nhà Rồng, Người ra nước ngoài, đến với CN Mác-Lê Nin, phong trào công nhân thế giới, tham gia Quốc tế Cộng sản III. Người sáng lập ra Đảng CSVN. Sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. | Theo Từ điển NVLSVN |
3 | TT Huyện - Cầu Phong Thạnh | Ngã ba Công an huyện - Cafê Đặng Thị Á (Trung tâm thị trấn) | 750 | 26 | 21 | BT nhựa 12 | QUANG TRUNG | Đế hiệu của Nguyễn Huệ - Anh hùng dân tộc. Thiên tài quân sự, chính trị kiệt xuất của dân tộc thế kỷ XVIII. 18 tuổi cùng anh khởi nghĩa, đánh Nguyễn, diệt Trịnh. 33 tuổi đại thắng quân xâm lược Xiêm. 35 tuổi lên ngôi hoàng đế. 36 tuổi đại thắng quân xâm lược Thanh. Có chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại rất tiến bộ. | Theo Từ điển NVLSVN |
4 | TT Huyện - Cầu Phong Thạnh | Cafê Đặng Thị Á- Cầu Phong Thạnh. (Trung tâm thị trấn) | 950 | 21 | 15 - 16 | BT nhựa trong đó đoạn chợ Mộc Bài 12m, còn lại 3,5 | TRƯỜNG CHINH | Tổng Bí thư Đảng CSVN từ tháng 5/1941 - 10/1956 và từ tháng 7 - 12/1986, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước ta. Tháng 12/1986 được đề cử làm Cố vấn BCH TW Đảng. Nhà chính trị, nhà thơ. | Theo Từ điển NVLSVN |
5 | Đường số 2 | Nhà ông Lê Chưởng đến ngã tư nhà ông Phạm Văn Nam | 640 | 21 | 15 - 16 | BTXM 3,5 | PHẠM VĂN ĐỒNG | Nhà chính trị, nhà văn hóa lớn. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Cố vấn BCH TW Đảng. | Theo Từ điển NVLSVN |
6 | Đường số 3 | Nhà Huỳnh Ngọc Thanh - trường chuyên. (Gần trung tâm thị trấn) | 930 | 19 | 13 - 14 | BTXM 3,5 | LÊ HỒNG PHONG | Liệt sĩ. Sớm giác ngộ cách mạng. Là người được Bác Hồ đào tạo. Đại biểu chính thức Đại hội 7 QTCS Mat-xcơ-va. Hoạt động ở Trung Quốc với danh nghĩa đại diện QTCS bên cạnh Đảng CS Đông dương. Tổng Bí thư Đảng CSVN từ tháng 3/1935 - 7/1936. Cuối năm 1937 về nước hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng TW lãnh đạo phong trào CM toàn quốc. Năm 1938, bị giặc bắt đày đi Côn Đảo. Mất ở nhà tù Côn Đảo năm 1942. | Theo Từ điển NVLSVN |
7 | Đường số 4 | Nhà ông Nguyễn Đăng Trinh (GC2) - Nhà ông Trần Xuân Thảo (GC1) (gần trung tâm thị trấn). | 850 | 19 | 13 - 14 | BTXM 3,5 | NGUYỄN VĂN LINH | Tổng Bí thư Đảng CSVN từ tháng 12/1986 - 6/1991. Sinh năm 1915, quê xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, giữ nhiều chức vụ lãnh đạo Đảng quan trọng. Nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đại biểu Quốc hội khoá VIII, Cố vấn BCH Trung ương Đảng. | Theo Báo Điện tử Đảng CSVN |
8 | Đường số 5 | Càfê Đặng Thị Á - Trường Tiểu học Gia Chiểu. (gần Trung tâm thị trấn), nối từ Chợ Mộc Bài đi Ân Đức. | 1.060 | 21 | 15 - 16 | BTXM 3,5 | 19/4 | Ngày giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (19/4/1972) |
|
9 | Đường 1B | Nhà ông Nguyễn Ngọc Đức (GC2) - Nhà ông Trần Công Thành (GC2) (Trung tâm thị trấn) | 400 | 19 | 15 | BTXM 3,5 | HUỲNH ĐĂNG THƠ | Nhà CM lão thành, quê huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, người sáng lập Chi bộ Hồng Lĩnh. Nguyên Bí thư Đảng bộ huyện Hoài Ân từ tháng 5/1946 - 12/1946; Nguyên Chủ tịch Ủy ban CM lâm thời huyện Hoài Ân. | Theo LS Đảng bộ Hoài Ân |
10 | Đường 1B | Trường Mầm non 19/4 - T.tâm KTHN dạy nghề. (Trung tâm thị trấn) | 420 | 19 | 19 | BTXM 7 | LÊ DUẨN | Nhà CM xuất sắc. Nguyên Bí thư Xứ ủy Nam bộ, Bí thư Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp. Sau hiệp định Genève ông ở lại lãnh đạo phong trào CM miền Nam đến năm 1957 ra Hà Nội. Giữ chức Tổng Bí thư Đảng CSVN từ khoá III - khóa V (1960 - 7/1986). | Theo Từ điển NVLSVN |
11 | Đường ngang số 1 | Cửa hàng TM Hoài Ân - Đường số 5. (Trung tâm thị trấn) | 500 | 21 | 15 | BTXM 3,5 | HAI BÀ TRƯNG | Anh hùng dân tộc, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa giành độc lập trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Cuộc khởi nghĩa thất bại, hai chị em gieo mình xuống Hát Giang tuẫn tiết. | Theo Từ điển NVLSVN |
12 | Đường ngang số 2 | Hạt Kiểm lâm - Đường số 2. (Trung tâm thị trấn) | 220 | 13 | 07 | BTXM 6,0 | NGUYỄN CHÍ THANH | Tham gia hoạt động CM năm 17 tuổi, nguyên Bí thư tỉnh Thừa Thiên, Bí thư phân Khu ủy Bình Trị Thiên, Bí thư liên khu ủy Khu 4. Năm 1950 làm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam. Được phong thẳng quân hàm Đại tướng năm 1954. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, III được bầu vào Bộ Chính trị. Khi Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông được cử vào miền Nam trên cương vị Bí thư TW Cục, Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. | Theo Từ diển NVLSVN |
13 | Đường ngang số 3 | Nhà Võ Xuân Sơn (GC1) - (Trần Xuân Quỳnh GC2). Đường số 5 (Gần trung tâm TT). | 600 | 12 | 12 | BTXM 3,5 | NGUYỄN VĂN CỪ | Liệt sĩ, chiến sĩ cộng sản. Sớm giác ngộ cách mạng, 17 tuổi đã tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống áp bức bóc lột. Được tôi luyện trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Giữ trọng trách Tổng Bí thư Đảng CSVN (từ tháng 3/1938 - 01/1941). Bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, sau đó xử bắn ở Hóc Môn năm 1941. | Theo Báo Điện tử Đảng CSVN |
14 | Đường ngang số 4 | Từ Huyện ủy + BHXH - Đường số 5. (Trung tâm thị trấn) | 670 | 21 | 19 | BTXM 3,5 | TRẦN PHÚ | Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ tháng 10/1930 - 9/1931). Được Nguyễn Ai Quốc đào tạo, huấn luyện, cử đi học ở Trung Quốc, Nga. Về nước hoạt động với cương vị cán bộ chủ chốt của Đảng, có công đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tham gia soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng. Bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn ngày 19/4/1931, trong tù ông bị bệnh nặng và mất ngày 6-9-1931. | Theo Báo Điện tử Đảng CSVN |
15 | Đường ngang số 5 | Phòng Giáo dục - UBND xã Ân Đức (Trung tâm thị trấn) | 610 | 13 | 13 - 14 | BTXM 3,5 | HÀ HUY TẬP | Liệt sĩ, chiến sĩ cộng sản. Sinh năm 1902, quê xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Sớm tham gia hoạt động cách mạng, được cử đi học ở Nga, giữ chức Tổng Bí thư Đảng CSVN từ tháng 7/1936 - 3/1938. Bị thực dân Pháp bắt khép tội lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, xử bắn tại Sài Gòn năm 1941. | Theo Báo Điện tử Đảng CSVN |
16 | Đường ngang số 6 | Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trần Đình Ngãi (GC1). (Gần Trung tâm thị trấn) về phía Tây Nam | 600 | 26 | 19 | Đất 4,0 | LÊ QUÝ ĐÔN | Nhà văn hóa lớn đời Hậu Lê (thế kỷ XVIII), học vấn uyên bác. Tác giả nhiều bộ sách nổi tiếng: Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn phủ lục, Toàn Việt thi lục ... | Theo Từ điển NVLSVN |
17 | Đường ranh giới Thanh Tú - Gia Chiểu | Trạm Y tế TT - Nhà ông Trần Bé (Giáp đường số 5) (Gần trung tâm thị trấn) | 600 | 21 | 15 - 16 | BTXM 3,5 | BÙI THỊ XUÂN | Nữ kiệt, đô đốc triều Tây Sơn. Giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp. Lập công lớn trong trận đánh quân Xiêm xâm lược, Chỉ huy trận Trấn Ninh oanh liệt. Khi triều Tây Sơn bị lật đổ, cả gia đình Bà bị nhà Nguyễn hành hình thảm khốc. Trước khi chết bà vẫn bộc lộ khí phách can đảm phi thường. | Theo Nhà Tây Sơn, Từ điển NVLSVN |
18 | Đường Bến xe - Thanh Tú | Bến xe huyện - Ngã tư nhà ông Võ Văn Dương (Gần trung tâm thị trấn) | 600 | 21 | 19 - 20 | BTXM 3,5 | LÊ LỢI | Anh hùng dân tộc. Vua sáng lập nhà Hậu Lê. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân xâm lược Minh. Lên ngôi Vua năm 1428 lấy hiệu là Lê Thái Tổ. | Theo Từ điển NVLSVN |
19 | Đường Gò Cau -Thanh Tú | Cầu Tự Lực - Ngã 3 nhà ông Trương Công Chính (G.cau) (Gần Trung tâm thị trấn) nối liền Ân Phong đi Ân Thạnh. | 1.100 | 19 | 15 - 16 | BTXM 3,5 | TRẦN HƯNG ĐẠO | Tức Hưng Đạo Vương - Anh hùng dân tộc. Thiên tài quân sự kiệt xuất vào thế kỷ XIII. Giặc Nguyên xâm lược nước ta, ông được vua Trần phong làm Tiết chế quốc công Thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân ta lập nên những chiến công vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, quét sạch quân xâm lược. Ông là tác giả của Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ. | Theo Từ điển NVLSVN |
20 | Đường ngang Du Tự | Nhà ông Đỗ Thiện (Du tự) (ĐT 630) - Cầu Phong Thạnh. (Gần Trung tâm thị trấn - phía Đông Bắc) | 900 | 19 | 12 - 13 | BTXM 3,0 | SƯ ĐOÀN 3 SAO VÀNG | Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, thành lập ngày 02/9/1965 tại Dốc Bà Bơi, nay là xã Bok Tới, huyện Hoài Ân. Đơn vị nòng cốt của lực lượng vũ trang Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ, đứng chân chính trên chiến trường Bình Định. Lập nhiều chiến công trong chiến dịch mùa khô 1966 - 1967, Xuân Hè 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. | Theo Ký sự Sư đoàn Sao Vàng |
21 | Đường liên thôn Thanh Tú | Nhà Võ Văn Dương- Gò Chài (T.Tú) (Gần Trung tâm thị trấn về phía Tây - Bắc) | 960 | 12 | 9 - 10 | BTXM 3,0 | NGUYỄN THỊ MINH KHAI | Anh hùng Liệt sĩ. Tham gia CM rất sớm, là đại biểu chính thức Đại hội 7 QTCS tại Mat-xcơ-va. Nguyên thành viên Xứ ủy Nam kỳ và Bí thư thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1936 - 1940). Bị địch bắt giam tháng 7/1940. Trong tù vẫn tiếp tục liên lạc lãnh đạo phong trào CM bên ngoài. Bị địch xử bắn ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn. | Theo Từ điển NVLSVN |
22 | Đường liên xóm Thanh Tú | Hiệu thuốc (chợ Mộc Bài) - Nhà ông Bùi Văn Cận (T.Tú) (Gần Trung tâm thị trấn) | 310 | 12 | 12 | BTXM 3,0 | MAI XUÂN THƯỞNG | Nhà yêu nước, quê ở Phú Lạc, Binh Thành, Tây Sơn, lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bình Định. Pháp và tay sai dùng mọi thủ đoạn để đàn áp phong trào, bắt mẹ ông và thân nhân nghĩa quân tra tấn dã man. Trước tình thế ấy, ông đã ra nạp mình để cứu mẹ và nhân dân vô tội. Ông bị xử chém ở Gò Chàm. | Theo Từ điển NVLSVN |
23 | Đường liên xóm Thanh Tú | Nhà Lê Quang Mười - Đồng Thanh Tú. (Gần Trung tâm thị trấn) | 370 | 12 | 9 - 10 | BTXM 3,0 | ĐÀO DUY TỪ | Danh thần nổi tiếng, tinh thông kinh sử, lý số, binh thư đồ trận. Quê ở Thanh Hóa, xuất thân con nhà xướng ca không được thi cử, bất đắc chí vào Nam, đến ở phủ Hoài Nhơn chờ thời cơ. Trần Đức Hòa tiến cử ông lên chúa Sãi, được trọng dụng. Tận tụy giúp chúa Nguyễn về chính trị, văn hóa, quân sự. Đề xướng việc đắp lũy Thầy chống Trịnh. Được phong tước Lộc Khê hầu. | Theo Từ điển NVLSVN |
24 | Đường liên thôn Thanh Tú | Nhà ông Nguyễn Hoàng - Cầu Cửa Khẩu (T.Tú) (Gần Trung tâm thị trấn) | 850 | 12 | 9 - 10 | BTXM 3,0 | NGUYỄN DUY TRINH | Nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Trung trung bộ, từng công tác tại căn cứ địa Hoài Ân, Bình Định thời chống Pháp. Nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam. | Theo Những gương mặt Anh hùng của thế kỷ XX |
25 | Đường liên thôn Thanh Tú | Trạm bơm Vườn Nhờ - Gò Chài. (Đường ven thị trấn) | 590 | 12 | 9 - 12 | BTXM 3,0 | PHAN ĐÌNH PHÙNG | Chí sĩ. Anh hùng chống Pháp. Đỗ tiến sĩ và làm quan triều Tự Đức, lên án chủ trương phế lập nên bị đuổi về làng. Sau hưởng ứng hịch Cần Vương, cùng Tôn Thất Thuyết tập hợp văn thân và nghĩa quân lập chiến khu chống Pháp ngót 10 năm ở vùng rừng núi Hương Sơn, Nghệ Tĩnh. | Theo Từ điển NVLSVN |
26 | Đường liên xóm Gò Cau | Nhà ông Nguyễn Xuân Sơn (ĐT 630) - Nhà ông Nguyễn Dầm (G.Cau) (Gần TTâm thị trấn về phía Đông Bắc). | 650 | 12 | 10 - 11 | BTXM 3,0 | ĐẶNG THÀNH CHƠN | Nhà cách mạng lão thành, quê Hoài Ân, tỉnh Bình Định, được Đại hội Đảng bộ Hoài Ân lần thứ I bầu làm Bí thư Huyện ủy từ 01/1947 - 7/1947; Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ. | Theo LS Đảng bộ Hoài Ân |
27 | Đường liên xóm Du Tự | Trường Mẫu giáo (D.Tự) - Soi Mống. (Đường ven thị trấn về phía Bắc). | 600 | 12 | 8 - 09 | BTXM 3,0 | PHAN BỘI CHÂU | Chí sĩ yêu nước. 17 tuổi hưởng ứng phong trào Cần Vương. Lập hội Duy Tân liên kết chí sĩ khắp nơi lo việc cứu nước. Khởi xướng phong trào Đông du. Thành lập Việt Nam quang phục hội. Năm 1925 bị tay sai Pháp bắt cóc ở Thượng Hải đưa về an trí ở Huế đến khi qua đời năm 1940. | Theo Từ điển NVLSVN |
28 | Đường ranh giới Thanh Tú - Gia Chiểu | Nối từ đường Quang Trung đến giáp đường 19/4 (Ngã tư nhà ông Nguyễn Văn Đê - Nhà ông Trực đường số 5. | 150 | 21 | 10 - 15 | BTXM 3,5 | TRẦN QUANG DIỆU | Đại đô đốc, Thiếu phó. Danh tướng trụ cột của triều Tây Sơn. Quê quán xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Có công dẹp yên các cuộc quấy nhiễu biên giới phía Tây. Chỉ huy mở con đường hành quân bí mật cho quân Tây Sơn từ An Khê ra Nghệ An, tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh. Triều Tây Sơn bị lật đổ, ông bị nhà Nguyễn bắt hành hình năm 1802. | Theo Từ điển NVLSVN |
29 | Tuyến ĐT 630 | Nối từ đường Phạm Văn Đồng đến trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngã tư nhà ông Phạm Văn Nam Ngã đến ngã ba trường Nguyễn Bỉnh Khiêm) | 300 | 26 | 26 | BTN 3,5 | CHÀNG LÍA | Nhân vật lịch sử thế kỷ XVIII, tên thật là Võ Văn Don, quê ở huyện Phù Ly, Bình Định. Nổi tiếng là người giỏi võ, có khí phách, có tinh thần đấu tranh chống áp bức bất công, thường lấy của nhà giàu phân phát cho dân nghèo. Truông Mây (nay thuộc xã Ân Đức, huyện Hoài Ân) là một căn cứ của nghĩa quân Chàng Lía. | Theo Nước non Bình Định |
- 1Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2012 về đặt tên cho cầu đường bộ qua sông Hương của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2012 về đặt tên đường thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đợt I
- 3Nghị quyết 69/2012/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- 4Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND về đề án đặt tên đường thị trấn Diêu Trì và thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước do Tỉnh Bình Định ban hành
- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2012 về đặt tên cho cầu đường bộ qua sông Hương của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2012 về đặt tên đường thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đợt I
- 8Nghị quyết 69/2012/NQ-HĐND về đặt tên đường trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- 9Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND về đề án đặt tên đường thị trấn Diêu Trì và thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước do Tỉnh Bình Định ban hành
Nghị quyết 10/2007/NQ-HĐND thông qua Đề án đặt tên đường Thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 10/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Xuân Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết