Hệ thống pháp luật

Điều 3 Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn

Điều 3. Phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn, cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 2.000 triệu đồng trở lên tính trên một lần (một gói) mua sắm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong dự toán chi ngân sách hàng năm.

2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ (trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) như sau:

a) Quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có giá trị dưới 2.000 triệu đồng tính trên một lần (một gói) mua sắm;

b) Quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị dự toán trực thuộc có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 2.000 triệu đồng tính trên một lần (một gói) mua sắm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Lạng Sơn

Trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cơ quan có thẩm quyền giao, quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 2.000 triệu đồng tính trên một lần (một gói) mua sắm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện và cấp xã trực thuộc.

4. Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện (bao gồm cả các đơn vị dự toán như các trường học…) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 200 triệu đồng tính trên một lần (một gói) mua sắm từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán của đơn vị.

5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

a) Tự quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn thường xuyên theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này trong trường hợp thực hiện mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên.

6. Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung thì thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm tập trung và giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm tập trung.

7. Đối với hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành đã quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định mua sắm: thực hiện theo quy định về thẩm quyền mua sắm hàng hóa, dịch vụ của pháp luật chuyên ngành.

8. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nhiều nguồn kinh phí để mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn

  • Số hiệu: 09/2020/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiệm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra