Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 15 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG, LỒNG GHÉP NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021- 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 09/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; số 10/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; số 11/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 2456/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và cơ chế huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025

1. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước

a) Nguyên tắc thực hiện

- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương các chương trình mục tiêu quốc gia, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

- Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển phải đúng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, việc phân bổ vốn đầu tư phải theo đúng mục tiêu của chương trình và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và khả năng cân đối từ nguồn ngân sách các cấp.

- Căn cứ khả năng cân đối vốn đầu tư hằng năm, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án theo đúng mục tiêu, thứ tự ưu tiên, đảm bảo đầu tư hoàn thành dứt điểm theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Việc phân bổ kế hoạch vốn hằng năm phải đảm bảo ưu tiên cho các công trình hoàn thành, công trình chuyển tiếp và chỉ bố trí cho dự án mới khi có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

b) Kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 là 3.612.307 triệu đồng, trong đó:

* Tổng số vốn ngân sách Trung ương 1.986.472 triệu đồng, cụ thể:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 957.945 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 12.637 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1.015.890 triệu đồng;

* Vốn đối ứng ngân sách địa phương là 1.625.835 triệu đồng, cụ thể:

- Tỷ lệ, mức vốn đối ứng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tỷ lệ đối ứng 10%, mức vốn đối ứng 100.000 triệu đồng, ngân sách tỉnh bố trí 100%;

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Tỷ lệ đối ứng 10%, mức vốn đối ứng 2.000 triệu đồng, ngân sách tỉnh bố trí 100%;

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Tỷ lệ đối ứng 1,5 lần, mức vốn đối ứng 1.523.835 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh bố trí 100% cho 2 huyện Thanh Ba và Phù Ninh; 60% các xã thực hiện nông thôn mới là 972.000 triệu đồng.

- Cân đối vốn đối ứng bao gồm:

Ngân sách cấp tỉnh 1.074.000 triệu đồng, trong đó: Đã bố trí thực hiện 02 năm 2021 và 2022 là 367.500 triệu đồng; vốn đầu tư tập trung là 250.000 triệu đồng (Nghị quyết số 15/HĐND-NQ ngày 09/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh); nguồn thu sử dụng đất là 456.500 triệu đồng (Nghị quyết 04/NQ/HĐND ngày 30/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh);

Ngân sách huyện, xã 551.835 triệu đồng.

(Chi tiết có biểu kèm theo).

c) Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 3.612.307 triệu đồng, bao gồm: vốn ngân sách Trung ương là 1.986.472 triệu đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương là 1.625.835 triệu đồng, phân bổ cụ thể như sau:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 1.057.945 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 957.945 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương 100.000 triệu đồng);

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 14.637 triệu đồng (ngân sách Trung ương 12.637 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương 2.000 triệu đồng);

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2.539.725 triệu đồng (ngân sách Trung ương 1.015.890 triệu đồng, đối ứng ngân sách địa phương 1.523.835 triệu đồng).

2. Cơ chế huy động, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia

a) Cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia

- Nguyên tắc lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:

Thực hiện theo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐCP ngày 19/4/2022 của Chính phủ;

Việc lồng ghép các nguồn vốn phải phù hợp với nội dung từng chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt, không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn được giao; phù hợp với nội dung các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn.

- Tăng cường huy động tối đa sự tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn theo nguyên tắc, tự nguyện, công khai, minh bạch. Việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện đúng quy trình từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; đảm bảo đúng đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí.

- Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép

Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn vốn khác do Trung ương hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực; vốn nước ngoài ODA thực hiện trên địa bàn cấp xã và các huyện, thành, thị; vốn vay tín dụng thực hiện đầu tư trên địa bàn cấp xã và các huyện, thành, thị;

Nguồn vốn ngân sách địa phương: Nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã; các nguồn vốn vay ưu đãi;

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác:

Dự án đầu tư;

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia;

Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia;

Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).

- Thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép

Đối với nguồn vốn sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành;

Đối với các nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng;

Đối với nguồn vốn của các nhà tài trợ, đóng góp: Trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ; trường hợp nhà tài trợ không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

b) Cơ chế huy động, sử dụng nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

* Huy động và sử dụng vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

- Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.

* Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện theo Điều 12, Nghị định 27/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao

1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai một số nội dung sau:

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành và cơ quan cấp tỉnh chủ trì các tiểu dự án, dự án thành phần có trách nhiệm triển khai đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, giám sát và báo cáo bộ, ngành Trung ương theo quy định.

- Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị xây dựng phương án huy động, lồng ghép các nguồn lực của địa phương, trong đó tập trung thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình, dự án chưa được bố trí đủ vốn; tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo sử dụng vốn, kinh phí đúng mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX, Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TAND, VKSND, Cục THADS tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- TT Công báo - Tin học (VP UBND tỉnh);
- Lưu: VT, P.CTHĐND (TL).

CHỦ TỊCH




Bùi Minh Châu

 

BIỂU TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 08/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chương trình/Dự án, tiểu dự án

Kế hoạch 2021 - 2025

Ghi chú

Tầng số

Trong đó

Ngân sách trung ương

Đối ứng ngân sách địa phương

Tổng số

Trong đó:

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, xã

 

TỔNG SỐ

3.612.307

1.986.472

1.625.835

1.074.000

551.835

 

1

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.057.945

957.945

100.000

100.000

 

Biểu 1

2

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

14.637

12.637

2.000

2.000

 

Biểu 2

3

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

2.539.725

1.015.890

1.523.835

972.000

551.835

Biểu 3

 

BIỂU 1

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 08/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chương trình/Dự án, tiểu dự án

Kế hoạch 2021 - 2025

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Ngân sách Trung ương

Đối ứng ngân sách tinh

 

Tổng số

1.057.945

957.946

100.000

 

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

98.738

89.762

8.976

 

 

Huyện Tân Sơn

51.128

51.128

 

 

 

Huyện Yên Lập

23.257

23.257

 

 

 

Huyện Đoan Hùng

2.281

2.281

 

 

 

Huyện Thanh Sơn

13.097

13.097

 

 

II

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

108.121

98.292

9.829

 

-

Huyện Tân Sơn

25.000

25.000

 

 

-

Huyện Yên Lập

37.292

37.292

 

 

-

Huyện Thanh Sơn

36.000

36.000

 

 

III

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

557.483

502.980

54.503

 

*

Chia theo thứ tự ưu tiên

 

 

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

249.479

249.479

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

253.501

253.501

 

 

*

Chia theo huyện

 

 

 

 

1

Huyện Tân Sơn

166.275

166.275

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

85.479

85.479

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

80.796

80.796

 

 

2

Huyện Yên Lập

143.749

143.749

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

70.000

70.000

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

73.749

73.749

 

 

3

Huyện Thanh Sơn

155.513

155.513

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

65.000

65.000

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

90.513

90.513

 

 

4

Huyện Đoan Hùng

17.253

17.253

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

13.500

13.500

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

3.753

3.753

 

 

5

Huyện Thanh Thủy

20.190

20.190

 

 

-

Công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã; công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK

15.500

15.500

 

 

-

Công trình hạ tầng (theo hệ số, định mức)

4.690

4.690

 

 

IV

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

197.108

179.189

17.919

 

1

Cấp tỉnh

59.132

53.757

5.376

 

-

Trường Phổ thông dân nội trú tỉnh

 

 

 

 

-

Trường Phổ thông dân nội trú THCS và THPT Yên Lập

 

 

 

 

2

Cấp huyện

137.975

125.432

12.543

 

-

Huyện Thanh Sơn

37.200

37.200

 

03 trường (Trường PTDT Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, TrườngTH Khả Cửu, Trường THCS Khả Cửu)

-

Huyện Đoan Hùng

5.000

5.000

 

Trường PTDTNT huyện Đoan Hùng

-

Huyện Tân Sơn

47.732

47.732

 

06 trường (Trường PTDT nội trú - THCS huyện Tân Sơn, Trường PTDT bán trú Thu Ngạc, Trường PTDT bán trú TH&THCS Xuân Sơn, Trường PTDT bán trú Xuân Đài, Trường PTDT bán trú Kim Thượng, Trường PTDT bán trú Đồng Sơn, Trường PTDT bán trú Thu Cúc)

-

Huyện Yên Lập

35.500

35.500

 

02 trường (Đầu tư Trường PTDTBT THCS Trung Sơn, Đầu tư Trường PTDTBT TH Trung Sơn A)

V

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

82.728

75.207

7.521

 

-

Huyện Tân Sơn

22.200

22.200

 

 

-

Huyện Yên Lập

24.507

24.507

 

 

-

Huyện Thanh Sơn

23.000

23.000

 

 

-

Huyện Thanh Thủy

5.500

5.500

 

 

VI

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình

13.768

12.516

1.252

 

-

Cấp tỉnh (Đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì miền núi)

13.768

12.516

1.252

 

 

BIỂU 2

KẾ HOẠCH VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 08/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chương trình/Dự án, tiểu dự án

Kế hoạch 2021-2025

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

 

TỔNG SỐ

14.637

12.637

2.000

 

 

Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

14.637

12.637

2.000

 

 

Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh

 

 

 

 

 

BIỂU 3

KẾ HOẠCH VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 08/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Tổng số

Kế hoạch 2021-2025

Ghi chú

Ngân sách Trung ương

Vốn đối ứng ngân sách địa phương

Tổng số

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, xã

 

Tổng số vốn

2.539.725,00

1.015.890

1.523.835

972.000,00

551.835,00

 

1

Huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

241.022,47

96.408,99

144.613,48

144.613,48

 

Ngân sách tỉnh bố trí đối ứng 100%

-

Huyện Thanh Ba

120.511,24

48.204,49

72.306,74

72.306,74

 

-

Huyện Phù Ninh

120.511,24

48.204,49

72.306,74

72.306,74

 

2

Xã thực hiện nông thôn mới

919.481,01

919.481,01

 

 

 

 

a

Chia theo tiêu chí

919.481,01

919.481,01

 

 

 

 

-

Xã đã đạt chuẩn NTM

359.195,25

359.195,25

 

 

 

 

-

Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí

181.577,87

181.577,87

 

 

 

 

-

Xã đạt dưới 15 tiêu chí

312.492,06

312.492,06

 

 

 

 

-

Xã khu vực III (không bao gồm các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM đến hết năm 2021)

66.215,83

66.216

 

 

 

 

b

Chia theo cấp huyện

2.298.702,53

919.481,01

1.379.221,52

827.386,52

551.835,00

 

-

Việt Trì

66.245,03

26.498,01

39.747,02

23.843,99

15.903,03

 

-

Lâm Thao

73.605,58

29.442,23

44.163,35

26.493,32

17.670,03

 

-

Thanh Thủy

73.605,58

29.442,23

44.163,35

26.493,32

17.670,03

 

-

TX Phú Thọ

36.802,79

14.721,12

22.081,68

13.246,66

8.835,01

 

-

Phù Ninh

142.672,18

57.068,87

85.603,31

51.352,90

34.250,41

 

-

Thanh Ba

132.490,05

52.996,02

79.494,03

47.687,98

31.806,05

 

-

Tam Nông

80.966,14

32.386,46

48.579,69

29.142,65

19.437,03

 

-

Yên Lập

95.542,64

38.217,06

57.325,59

34.389,27

22.936,32

 

-

Cẩm Khê

411.917,31

164.766,92

247.150,39

148.264,00

98.886,39

 

-

Đoan Hùng

216.829,84

86.731,94

130.097,90

78.044,93

52.052,97

 

-

Hạ Hòa

311.770,33

124.708,13

187.062,20

112.217,46

74.844,73

 

-

Thanh Sơn

409.236,20

163.694,48

245.541,72

147.298,97

98.242,75

 

-

Tân Sơn

247.018,84

98.807,54

148.211,30

88.911,05

59.300,25

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và cơ chế huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 08/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Bùi Minh Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản