Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/NQ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2012 |
PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Trong 02 ngày 19 và 20 tháng 3 năm 2012, Chính phủ họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
Chính phủ thống nhất nhận định: Trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng pháp luật đã thể hiện tư duy mới, ngày càng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai và minh bạch; thể hiện tính toàn diện, bao quát các lĩnh vực gồm cả chính trị, kinh tế, hành chính, quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trường, bảo vệ quyền con người, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất nước, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đặt ra; việc đề xuất xây dựng Chương trình luật, pháp lệnh toàn khóa và hàng năm chưa được cân nhắc kỹ lưỡng về cơ sở khoa học và tính thực tiễn nên phải điều chỉnh nhiều lần.
Việc xây dựng hệ thống pháp luật là khâu quan trọng để thực hiện đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ cần tập trung sức thể chế hóa kịp thời đường lối, nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc đề xuất đưa các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và hàng năm; sau khi đã được đưa vào Chương trình phải tập trung cao nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm chất lượng và tiến độ, hạn chế tối đa việc phải xin điều chỉnh Chương trình; quan tâm củng cố, kiện toàn Vụ Pháp chế theo tinh thần Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, chỉnh lý, hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khoá XIII và năm 2012 theo hướng: Rà soát các dự án luật có tính khả thi, cấp bách và có đủ thời gian chuẩn bị để đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Chương trình toàn Khóa của Quốc hội và đưa vào Chương trình năm 2013; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định trên theo hướng kế thừa các quy định hiện hành đã ổn định; cần cân nhắc kỹ khi sửa đổi, bổ sung các quy định mới phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, không gây xáo trộn, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bộ Nội vụ gửi dự thảo Nghị định lấy thêm ý kiến của các thành viên Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Chính phủ thống nhất nhận định: Đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác. Việc chuyển đổi đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và phải có phương án khai thác, cải tạo các loại đất khác để bù đắp lại diện tích đã chuyển đổi. Việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phương có đất trồng lúa và người trồng lúa là cần thiết, nhưng nguồn lực này phải được đầu tư phục vụ trồng lúa. Các chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa phải bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống và các lợi ích của người trồng lúa.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Chính phủ thống nhất chủ trương: Việc sử dụng đất nông nghiệp được tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, bảo đảm ổn định xã hội. Chính phủ cần sớm xem xét, đề nghị Quốc hội, cho phép kéo dài thời hạn giao đất, cho thuê đất theo đúng tinh thần của Luật Đất đai hiện hành: Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Trong thời gian kéo dài đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, người sử dụng đất có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Đối với đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân mà họ đã hoàn toàn thoát ly khỏi nông thôn, nhiều năm không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa thì không nên tiếp tục giao đất lâu dài cho các đối tượng này.
Giao Bộ Tài Nguyên và Môi trường hoàn chỉnh Báo cáo của Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, trình Chính phủ trong phiên họp tới.
Chính phủ thống nhất nhận định: Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh lần này phải khắc phục được những bất cập nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
6. Về dự án Luật Dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp theo hướng rà soát danh mục hàng hóa dự trữ quốc gia để đưa ra khỏi danh mục những mặt hàng không cần thiết, không còn phù hợp; dành ưu tiên cho những danh mục hàng hóa dự trữ cần thiết ở mức hợp lý, bảo đảm chất lượng, kéo dài được thời gian bảo quản để tiết kiệm nguồn lực tài chính; quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp kho dự trữ phù hợp với điều kiện bảo quản các loại hàng hóa; thực hiện phân cấp trong quản lý, điều hành, sử dụng dự trữ quốc gia bảo đảm linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách, đột xuất của Nhà nước. Bộ Tài chính hoàn chỉnh dự án Luật này, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở đó nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi trình Quốc hội.
7. Về dự án Luật Thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình.
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Thư viện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội dự án Luật này.
8. Về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình.
Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Xuất bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội dự án Luật này.
9. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực do Bộ trưởng Bộ Công Thương trình.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
10. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật, trình Chính phủ thảo luận trong phiên họp tháng 6 năm 2012./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Luật Xuất bản 2004
- 3Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 5Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2012 phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật do Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 83/NQ-CP về phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2017
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2012 Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 08/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/03/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 297 đến số 298
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra