- 1Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 2Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
- 3Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- 6Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 7Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 12Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 14Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2023/NQ-HĐND | Lào Cai, ngày 06 tháng 7 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thuỷ lợi;
Căn cứ Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi sử dụng vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Xét Tờ trình số 75/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Báo cáo thẩm tra số 105/BC-BDT ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khoá XVI - Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023; Nghị quyết số 41/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai hết hiệu lực khi Nghị quyết này có hiệu lực./.
| CHỦ TỊCH |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Nghị quyết số: 08/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định chính sách hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo trì đối với các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý, gồm:
a) Công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu;
b) Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn;
c) Công trình giao thông nông thôn;
d) Công trình chợ hạng 3 đang hoạt động khu vực nông thôn;
đ) Công trình nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ);
e) Công trình văn hóa, thể thao trung tâm xã;
ê) Công trình bãi rác trung tâm xã.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn cấp xã;
b) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn cấp xã.
1. Mỗi công trình phải được giao cho 01 tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì.
2. Hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo trì cho các công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn tài trợ, phục vụ công cộng sau đầu tư, kể từ thời gian đã hết thời hạn bảo hành công trình. Trong cùng một thời điểm nếu có nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước với cùng nội dung và đối tượng hỗ trợ thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
3. Hỗ trợ theo mức khoán gọn cho từng công trình hạ tầng cấp xã.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách tỉnh.
2. Nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 4. Nội dung, tiêu chí và mức hỗ trợ
1. Công trình thủy lợi tưới, tiêu
a) Mức hỗ trợ đối với công trình hồ chứa nước thủy lợi thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: 300.000 đồng/1.000m3 nước/năm;
b) Mức hỗ trợ đối với kênh dẫn phục vụ tưới, tiêu nước: Theo chiều dài các cấp kênh, gồm cả đường ống dẫn nước đấu nối với kênh có cùng lưu lượng và công trình đầu mối. Mức hỗ trợ cụ thể:
TT | Quy mô công trình theo chiều rộng đáy kênh (Bđáy) | Mức hỗ trợ (đồng/01km chiều dài/năm) | |||
Kênh kiên cố | Kênh đất | ||||
Tưới, tiêu 2 vụ | Tưới, tiêu 1 vụ | Tưới, tiêu 2 vụ | Tưới, tiêu 1 vụ | ||
1 | Bđáy < 50cm | 7.000.000 | 6.000.000 | 6.500.000 | 5.500.000 |
2 | 50cm ≤ Bđáy < 100 cm | 8.500.000 | 7.000.000 | 7.500.000 | 6.500.000 |
3 | 100cm ≤ Bđáy < 200cm | 10.000.000 | 8.000.000 | 9.000.000 | 7.500.000 |
4 | Bđáy ≥ 200 cm | 14.000.000 | 12.000.000 | 12.500.000 | 11.000.000 |
c) Mức hỗ trợ hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực; kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật: Bằng 01 (một)% tổng kinh phí phân bổ trên địa bàn toàn tỉnh trong năm kế hoạch cho cơ quan quản lý cấp tỉnh; 04 (bốn) % tổng kinh phí phân bổ trên địa bàn cấp huyện trong năm kế hoạch cho cơ quan quản lý cấp huyện.
2. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn
a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền cho từng xã, phường, thị trấn theo số hộ đấu nối thực tế ngoài khoản thu tiền sử dụng nước;
b) Mức hỗ trợ: 150.000 đồng/hộ/năm đối với các xã, phường, thị trấn khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành; 135.000 đồng/hộ/năm đối với các xã, phường, thị trấn còn lại.
3. Công trình đường giao thông nông thôn
a) Hỗ trợ Đường xã, liên thôn mặt bê tông xi măng hoặc cấp phối: 3.700.000 đồng/km.
b) Hỗ trợ Đường trục thôn mặt đường bê tông xi măng hoặc cấp phối: 1.500.000 đồng/km.
4. Hỗ trợ Công trình chợ hạng 3 đang hoạt động khu vực nông thôn: 6.000.000 đồng/chợ/năm, ngoài nguồn thu được để lại theo quy định.
5. Hỗ trợ Công trình nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ): 4.500.000 đồng/công trình/năm.
6. Hỗ trợ Công trình văn hóa, thể thao trung tâm xã: 4.000.000 đồng/công trình/năm.
7. Hỗ trợ Công trình bãi rác trung tâm xã: 4.000.000 đồng/công trình/năm.
8. Hỗ trợ quản lý công trình (Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan được giao quản lý công trình cấp huyện, cấp tỉnh) bằng 05 % (năm phần trăm) trên tổng kinh phí được giao cho từng Chủ quản lý, nhưng không ít hơn 03 triệu đồng/năm để chi cho hoạt động trong năm.
Điều 5. Trình tự lập, thẩm định, giao dự toán kinh phí hỗ trợ
1. Chủ quản lý công trình hạ tầng cấp xã thực hiện tổng hợp quy mô, lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì đối với các công trình được giao cùng với thời gian lập dự toán chi ngân sách hàng năm, gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên hoặc cùng cấp để xem xét tổng hợp, cụ thể:
a) Đối với chủ quản lý công trình là đơn vị cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quy mô, dự toán kinh phí về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế (đối với các công trình nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 quy định này); gửi về phòng Kinh tế và Hạ tầng/Quản lý đô thị (đối với các công trình nêu tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 quy định này);
b) Đối với chủ quản lý công trình là đơn vị cấp tỉnh gửi quy mô, dự toán kinh phí về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan chuyên ngành nêu tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện thẩm định và gửi kết quả bao gồm quy mô, dự toán kinh phí về Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổng hợp, trình Sở Tài chính cùng với dự toán ngân sách hàng năm của các địa phương.
3. Cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh nêu tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thẩm định và gửi kết quả bao gồm quy mô, dự toán kinh phí về Sở Tài chính cùng với dự toán ngân sách hàng năm của ngành.
4. Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh giao dự toán cho các địa phương, đơn vị cùng với dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Đối với nội dung hỗ trợ hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực; kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy định này: Các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ này (Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi tỉnh; cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế) trên cơ sở mức kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này, thực hiện lập, trình thẩm định dự toán cùng với dự toán chi ngân sách hàng năm.
Điều 6. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ được cấp
1. Kinh phí hỗ trợ theo khoản 8 Điều 4 của quy định này, Chủ quản lý công trình được sử dụng chi các nội dung: Tổ chức hội họp; chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra công trình; công tác phí, xăng xe, chi khác phục vụ quản lý, khai thác công trình. Việc kiểm soát chi theo quy định về chi thường xuyên vốn ngân sách Nhà nước.
2. Kinh phí hỗ trợ của mỗi loại công trình hạ tầng cấp xã quy định tại Điều 4 quy định này được sử dụng chi cho các công việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên của loại hình công trình đó trong năm.
3. Việc lập dự toán chi tiết, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình hạ tầng cấp xã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công và Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
4. Thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
5. Riêng đối với kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có sự tham gia của cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy định này.
1. Lập dự toán duy tu, bảo dưỡng công trình: Hàng năm, căn cứ hiện trạng công trình, định mức kinh tế kỹ thuật, Chủ quản lý công trình lập danh mục công trình, hạng mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng, thông báo đến người dân, tổ, nhóm cộng đồng thảo luận công khai trước khi hoàn thiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình.
2. Phê duyệt dự toán duy tu, bảo dưỡng công trình: Chủ quản lý công trình thực hiện phê duyệt dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình trong năm kế hoạch.
3. Lựa chọn nhà thầu duy tu, bảo dưỡng công trình: Thực hiện theo quy định tại Điều 65, Điều 66 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chủ quản lý công trình thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng với đại diện tổ, nhóm cộng đồng để thực hiện duy tu, bảo dưỡng.
4. Tổ chức nghiệm thu duy tu, bảo dưỡng công trình
a) Đối với công trình đường giao thông nông thôn, tổ chức nghiệm thu 04 đợt theo các quý trong năm;
b) Đối với các công trình còn lại, tổ chức nghiệm thu ít nhất 02 đợt trong năm (trước 30 tháng 6 và trước 30 tháng 12);
5. Thanh toán và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình
a) Tổ, nhóm cộng đồng được chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua người đại diện của tổ, nhóm cộng đồng sau mỗi lần nghiệm thu;
b) Tài liệu quyết toán gồm: Quyết định phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình của Chủ quản lý công trình; Quyết định của Chủ quản lý công trình giao cho tổ, nhóm cộng đồng thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình; hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa Chủ quản lý công trình với đại diện tổ, nhóm cộng đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình.
1. Lập, thẩm định, phê duyệt Hồ sơ sửa chữa thường xuyên công trình: Hằng năm, căn cứ hiện trạng các công trình, Chủ quản lý công trình lựa chọn công trình có nhu cầu sửa chữa cấp bách nhất để lập hồ sơ, thẩm định và phê duyệt theo quy định, cụ thể:
a) Đối với trường hợp sửa chữa có chi phí dưới 500 triệu đồng, việc lập dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Chủ quản lý công trình tự thẩm định và phê duyệt;
b) Đối với trường hợp sửa chữa có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, việc lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thi công sửa chữa thường xuyên công trình: Thực hiện theo quy định tại Điều 65, Điều 66 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chủ quản lý công trình thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng với đại diện tổ, nhóm cộng đồng để thực hiện sửa chữa thường xuyên.
3. Tạm ứng, thanh toán và giám sát, nghiệm thu sửa chữa thường xuyên công trình: Thực hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
4. Tài liệu quyết toán sửa chữa thường xuyên công trình
a) Quyết định phê duyệt kinh phí sửa chữa thường xuyên công trình của Chủ quản lý công trình;
b) Quyết định của Chủ quản lý công trình giao cho tổ, nhóm cộng đồng thực hiện sửa chữa thường xuyên công trình;
c) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình; biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng; hồ sơ hoàn công công trình và các hồ sơ khác có liên quan.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp và tham chiếu
1. Kinh phí đã giao năm 2023 cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện chính sách hỗ trợ quản lý, khai thác, bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định tại Nghị quyết số 41/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trường hợp kinh phí đã giao cao hơn mức quy định tại Nghị quyết này thì tiếp tục thực hiện hết năm 2023; trường hợp kinh phí đã giao thấp hơn mức quy định tại Nghị quyết này thì ngân sách tỉnh bổ sung phần chênh lệnh cho các huyện, thị xã, thành phố.
2. Đối với các dự án sửa chữa thường xuyên công trình kết cấu hạ tầng cấp xã tính tới thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực mà chưa ký hợp đồng thi công thì thực hiện theo nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Quy định này có điều chỉnh, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới./.
- 1Nghị quyết 41/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 09/2023/QĐ-UBND quy định quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 25/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 21/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 1Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- 7Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 8Thông tư 73/2018/TT-BTC hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
- 13Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 15Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 17Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- 18Quyết định 09/2023/QĐ-UBND quy định quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 19Quyết định 25/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 20Quyết định 21/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi
Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 08/2023/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Vũ Xuân Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực