Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 08/2010/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN MỘT SỐ ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ XXI

(Từ ngày 13/7/2010 đến ngày 15/7/2010)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 16/11/2003;
Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 28/6/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đặt, đổi tên một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010, Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố, ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đặt tên 43 đường, phố sau đây:

I. Quận Cầu Giấy

1. Phố Duy Tân: Cho đoạn từ ngã ba đường Phạm Hùng (cạnh Bưu điện Thăng Long và Nhà máy nước Mai Dịch) đến phố Trần Thái Tông.

Dài: 800m; rộng: 40m.

2. Phố Đỗ Quang: Cho đoạn từ ngõ 61 Trần Duy Hưng đi qua khu dân cư phường Trung Hòa đến Phố Hoàng Ngân.

Dài: 300m; rộng: 13,5m

3. Phố Vũ Phạm Hàm: Cho đoạn từ phố Trung Kính đến ngã tư cạnh trường Kỹ thuật số 2 (lối ra cầu 361).

Dài: 750m; rộng: 30m.

II. Quận Hà Đông

1. Phố Văn La: Cho đoạn từ số nhà 761 phố Quang Trung qua khu dân cư làng Văn La đến ngã tư cổng làng Văn La, phường Phú La.

Dài: 460m; rộng: 1s2m.

2. Phố Văn Phú: Cho đoạn từ số nhà 421 Quang Trung đi qua Khu đô thị mới Văn Phú đến ngã ba đầu làng cổ nơi có nhà lưu niệm Bác Hồ thôn Văn Phú, phường Phú La.

Dài: 500 m; rộng: 12m.

3. Phố Lụa: Cho đoạn từ cổng làng lụa Vạn Phúc, qua trụ sở Ủy ban nhân dân phường, đình Vạn phúc đến cổng làng phía Bắc (đường rẽ vào miếu Vạn phúc).

Dài: 550 m; rộng: 5 - 6m.

4. Phố Cầu Am: Cho đoạn từ dầu Cầu Am (giáp Trạm bơm Cầu Am) qua khu dân cư đến điểm Bưu diện văn hóa phường Vạn Phúc.

Dài: 500m; rộng: 5 - 7 m.

III. Quận Hoàng Mai

1. Phố Định Công Hạ: Cho đoạn từ cuối phố Định Công qua cụm di tích Đình - Chùa Định Công, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Định Công, Đài Liệt sỹ phường Định Công... đến cuối phố Định Công Thượng.

Dài: 640m; rộng: 6 - 7m.

2. Phố Linh Đàm: Cho đoạn từ ngã ba nối với phố Đặng Xuân Bảng (tổ 38 khu giãn dân) đến điểm giao cắt với đường vành đai 3 trong Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm.

Dài: 450m; rộng: 17,5m.

3. Phố Nguyễn Cảnh Dị: Cho đoạn từ toà nhà CTA5 (đoạn gập khúc của sông Lừ) đến Trạm nước trong Khu đô thị mới Đại Kim.

Dài: 530m; rộng: 30m.

4. Phố Nguyễn Công Thái: Cho đoạn từ số nhà E44 thuộc Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công đến đầu Đầm Sen thuộc phường Định Công.

Dài: 450m; rộng: 40m.

5. Phố Hồng Quang: Cho đoạn từ cổng Đền Mẫu giáp Đầm Sen đến ngõ 192 phố Đại Từ (Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công).

Dài. 320m, rộng 17,5m.

6. Đường Nghiêm Xuân Yêm: Cho đoạn từ ngã tư đường vành đai 3 giao với đường vào Ủy ban nhân dân xã Tân Triều đến Cầu Dậu (giao với đường Kim Giang, sang Khu đô thị Bắc Linh Đàm).

Dài: 1.500m, rộng 68m.

IV. Quận Long Biên

1. Phố Nguyễn Văn Hưởng: Cho đoạn từ dốc đê sông Đuống đi qua khu dân cư phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt đường 48m Khu đô thị Việt Hưng.

Dài: 600m; rộng: 7 - 8m.

2. Phố Kẻ Tạnh: Cho đoạn từ đê sông Đuống đi qua khu dân cư tổ 5,6,7 của phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt với đường 48m Khu đô thị Việt Hưng.

Dài: 800m; rộng: 7,5m.

3. Phố Hoàng Như Tiếp: Cho đoạn từ số nhà 310 Nguyễn Văn Cừ qua Trường Tiểu học Ngọc Lâm, Trường Phổ thông Dân lập Vạn Xuân đến ngã ba của ngách 310/69 phố Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề.

Dài: 450m; rộng: 7m.

4. PhốÁi Mộ: Cho đoạn từ ngách 96/310 phố Nguyễn Văn Cừ, qua Trường Mầm non Bồ Đề, sân thể thao Ái Mộ đến số nhà 102 phố Bồ Đề.

Dài: 830m; rộng: 7,5 - 8,5m.

5. Phố Huỳnh Tấn Phát: Cho đoạn từ ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh (Khu công nghiệp Dawoo Hanel, phường Thạch Bàn) đến ngã ba giao cắt với đường 40m đi cầu Vĩnh Tuy.

Dài: 1.060m; rộng: 30m.

6. Phố Ngọc Trì: Cho đoạn từ ngõ 197 Thạch Bàn (nhà số 197 - 199 đường Thạch Bàn) qua Nhà văn hóa tổ 7 và khu dân cư làng Ngọc Trì đến ngách 170/197 Thạch Bàn.

Dài: 900m; rộng: 5 - 7m.

7. Phố Gia Thuỵ: Cho đoạn từ số nhà 562 phố Nguyễn Văn Cừ - Long Biên đến mương 558 (cạnh ngách 560/75 Nguyễn Văn Cừ).

Dài: 350m; rộng: 13,5m.

V. Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

- Đường Nguyễn Xiển: Cho đoạn từ ngã tư đường vành đai 3 giao với đường Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) đến ngã tư giao với đường vào UBND xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).

Dài: 1.760m, rộng: 68m.

VI. Thị xã Sơn Tây

1. Đường Phú Hà: Cho đoạn từ số nhà 48-50 Đinh Tiên Hoàng (đối diện đình Hàng Đàn) giao cắt với đường Phú Nhi đến chân đê Đại Hà, phường Phú Thịnh.

Dài: 1.200m; rộng: 10,5m.

2. Phố Cổng Ô: Cho đoạn từ ngã năm Cổng Ô (Km 42 + 680 QL32) qua Nhà máy nước Sơn Tây, Trung tâm hỗ trợ giống và cây trồng đến ngã tư thôn Thiều Xuân, phường Viên Sơn (giáp ranh địa phận huyện Phúc Thọ).

Dài: 600m; rộng: 5 - 6m.

3. Phố Tiền Huân: Cho đoạn từ Km 42+170 Quốc lộ 32 đi qua khu dân cư và các công trình văn hóa cộng đồng thôn Tiền Huân đến ngã tư cổng làng Tiền Huân.

Dài: 850m; rộng: 5 - 6m.

4. Đường Trung Sơn Trầm: Cho đoạn từ ngã tư phố Tùng Thiện (cạnh số nhà 90 - 92 phố Tùng Thiện và số 02 phố Sơn Lộc) qua Trường Tiểu học, trụ sở Ủy ban nhân dân phường Trung Sơn Trầm đến Cầu Quan (Quốc lộ 21A).

Dài: 1.400m; rộng: 10,5m.

VII. Huyện Đông Anh

1. Đường Đào Cam Mộc: Cho đoạn từ ngã ba ấp Tó (xã Uy Nỗ) đi qua Thị trấn Đông Anh và xã Uy Nỗ đến đường Việt Hùng.

Dài: 1.040 m; rộng: 10m.

2. Đường Nguyễn Thực: Cho đoạn từ ngã ba thôn Thù Lỗ xã Liên Hà đi qua Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân xã Vân Hà đến ngã ba thôn Cổ Châu.

Dài: 2.100m; rộng: 10,5m.

3. Đường Lê Hữu Tựu: Cho đoạn từ ngã tư Nguyên Khê (giao cắt với Quốc lộ 3) đến ngã ba giáp Chùa Khê Nữ và Nhà văn hoá thôn Khê Nữ.

Dài: 1.400m; rộng: 40m.

4. Đường Nguyên Khê: Cho đoạn từ Nhà văn hoá thôn Khê Nữ qua chùa Khê Nữ, trường Mầm non Nguyên Khê, Trường Tiểu học Tô Thị Hiền đến đập Sơn Du, xã Nguyên Khê (cạnh miếu Sơn Du).

Dài: 1.900m; rộng: 10m.

VIII. Huyện Gia Lâm

1. Đường Phú Thị: Cho đoạn từ đường 181 (trường Trung học cơ sở Phú Thị) qua Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, Đình - Chùa Trân Tảo đến mương nước giáp địa phận xã Dương Quang.

Dài: 860m; rộng: 7 - 9m.

2. Đường Dương Quang: Cho đoạn từ Trạm Y tế xã Dương Quang giáp cầu qua kênh Bắc Hưng Hải qua Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Ủy ban nhân dân xã Dương Quang đến ngã tư đầu thôn Yên Mỹ (xã Dương Quang).

Dài: 1.400m; rộng: 7- 9m.

3. Đường Dương Hà: Cho đoạn từ đường cắt địa phận xã Đình Xuyên qua trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế, Trường Mầm non xã Dương Hà đến đường đê sông Đuống (gần Trường Trung học cơ sở Dương Hà).

Dài: 1.000m; rộng: 7 - 8m.

IX. Huyện Phúc Thọ

- Phố Gạch: Cho đoạn đường từ ngã tư Gạch (Thị trấn huyện Phúc Thọ) đến Trường Trung học phổ thông huyện Phúc Thọ (giáp xã Võng Xuyên).

Dài: 1.600m; rộng: 10m.

X. Huyện Từ Liêm

1. Phố Trần Hữu Dực: Cho đoạn từ đường Lê Đức Thọ đến Cung điền kinh Hà Nội, Khu đô thị Mỹ Đình II.

Dài: 700m; rộng: 50m.

2. Phố Lưu Hữu Phước: Cho đoạn từ đường Lê Đức Thọ (đối diện trường Đại học Trí Đức, lối rẽ vào Viện Quản lý và Phát triển Châu Á) đến phố Nguyễn Cơ Thạch.

Dài: 490m; rộng: 17,5m.

3. Phố Bùi Xuân Phái: Cho đoạn từ phố Hàm Nghi đến khu công viên cây xanh phía sau toà nhà CT5 ĐN2 Khu đô thị Mỹ Đình II.

Dài: 500m; rộng: 13,5m.

4. Phố Trần Văn Cẩn: Cho đoạn từ toà nhà CT5 ĐN2 đến đường giao cắt tại vị trí nhà 22 - 24, dãy B, Khu BT 1A, Khu đô thị Mỹ Đình II.

Dài: 500m; rộng: 13,5m.

5. Phố Hoài Thanh: Cho đoạn từ toà nhà CT5 ĐN4, CT3A phố Nguyễn Cơ Thạch đến giáp chùa thôn Phú Mỹ, Khu đô thị Mỹ Đình II.

Dài: 320m; rộng: 13,5m.

6. Phố Cao Xuân Huy: Cho đoạn từ đường Lê Đức Thọ (lối vào Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc và Trường Mầm non tư thục Lê Quý Đôn) đến nhà A12, BT 1A Khu đô thị Mỹ Đình II (sau phố Hàm Nghi).

Dài: 300m; rộng: 13,5m.

7. Đường Hoàng Tăng Bí. Cho đoạn từ Nhà văn hoá thôn Tân Xuân (điểm giao với đường vành khuyên chân cầu Thăng Long) đến ngã ba cống Liên Mạc 2, xã Liên Mạc.

Dài: 1.470m; rộng: 6 - 7m.

8. Đường Mỹ Đình: Cho đoạn từ Nhà văn hóa thôn Phú Mỹ (giao cắt với phố Trần Bình) qua Trung tâm hành chính xã Mỹ Đình đến ngã tư thôn Đình Thôn (cạnh trường Mầm non xã Mỹ Đình).

Dài: 1.400m; rộng: 5 - 7m.

9. Đường Tân Xuân: Cho đoạn đường từ số nhà 40 Phạm Văn Đồng (giao với đường Phạm Văn Đồng - Xuân Đỉnh) qua khu dân cư thôn Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh đến điểm giao với đường Đông Ngạc.

Dài: 1.560m; rộng: 7m.

XI. Huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất

- Đại lộ Thăng Long: Cho đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng (huyện Từ Liêm) đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đến ngã tư giao cắt với đường Quốc lộ 21A (Km 31 + 64) và điểm đầu đường Hồ Chí Minh (huyện Thạch Thất).

Dài: 28.000m; rộng: 140m.

Điều 2: Đặt tên cho 04 công trình công cộng sau:

1. Cầu Thanh Trì: Bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (huyện Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (quận Long Biên) cầu chính dài 3.084m với tổng chiều dài hơn 12.000m, rộng 33,10m.

2. Cầu Vĩnh Tuy: Thuộc tuyến đường vành đai 2, điểm đầu cách ngã ba Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) 275m, điểm cuối gần Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên). Chiều dài 8.493m, trong đó chiều dài tuyến chính 5.830m.

3. Công viên Hoà Bình: Địa điểm xây dựng tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, phía Tây giáp đường Phạm Văn Đồng. Diện tích 203.431m2. Trong đó, công trình chủ thể là Tượng đài Hòa Bình, hồ điều hòa 55.400 m2 và các khu chức năng.

4. Bảo tàng Hà Nội: Địa điểm xây dựng tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, phía đông giáp đường Phạm Hùng, phía Nam giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia, phía Bắc giáp đường Đỗ Đức Dục. Diện tích 54.150m2.

Điều 3: Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên đường, phố và tuyên truyền để nhân dân hiểu ý nghĩa của 43 đường, phố mới được đặt tên; 02 cầu, 01 công viên, 01 bảo tàng theo Nghị quyết. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XIII, kỳ họp thứ 21 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/2010/NQ-HĐND về đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ XXI ban hành

  • Số hiệu: 08/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2010
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản