Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2010/NQ-HĐND | Đồng Xoài, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan, báo cáo thẩm tra các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 với các mục tiêu, giải pháp nêu trong Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu như sau:
I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như lạm phát, suy giảm kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, thời tiết không thuận lợi, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh không ổn định nhưng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm, đặc biệt là những năm đầu của kỳ kế hoạch, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 13,2%;
- Quy mô tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2010 (theo giá cố định) đạt gấp 1,86 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 7,52 triệu đồng (tương đương 470 USD) năm 2005 lên 18,5 triệu đồng (tương đương 1.028 USD) vào năm 2010, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên, ngành nông, lâm thủy sản đã giảm xuống. Ngành công nghiệp - xây dựng từ 18,0% năm 2005 tăng lên 24,1% vào năm 2010, tương ứng ngành dịch vụ từ 25,3% tăng lên 28,8% và ngành nông, lâm, thủy sản từ 56,7% giảm xuống 47,1%;
- Thu ngân sách năm 2010 đạt 2.062 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch là 1.600 tỷ đồng);
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 506,4 triệu USD (kế hoạch 410 triệu USD);
- Quy mô dân số đến năm 2010 đạt 894.940 người (kế hoạch là 944.000 người);
- Tỷ lệ giảm sinh duy trì ở mức 0,7%o (kế hoạch là 0,7%o);
- Tỷ lệ xã đạt phổ cập THCS đến năm 2010 đạt 97,3% (kế hoạch là 100%);
- Giải quyết việc làm trong cả kỳ 131.562 lượt người (kế hoạch là 125.000 lượt);
- Đào tạo nghề trong cả kỳ là 26.737 lượt người (kế hoạch là 14.000 lượt);
- Tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2010 đạt 28% (kế hoạch là 28%);
- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 3,5% (kế hoạch là 3,5%);
- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 4%;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2010 còn 20% (kế hoạch 20%);
- Số giường bệnh/vạn dân đến năm 2010 đạt 20 giường (kế hoạch là 17,5 giường);
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 84,1% (kế hoạch là 85%);
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 87% (kế hoạch là 85%).
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong 5 năm qua còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trình độ công nghệ còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; thu hút đầu tư còn thấp; công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu kém; một số vấn đề xã hội bức xúc phát sinh trong quá trình phát triển chưa được giải quyết kịp thời, hiệu quả.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015:
1. Mục tiêu:
Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển đô thị nhằm tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 đưa tỉnh Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
a) Về kinh tế:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 13-14%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,0-6,0%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 22-23%, ngành dịch vụ tăng 16-17%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 36-38 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 (tương đương 1.900-2.000USD);
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 33%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35%, ngành dịch vụ chiếm 32% trong GDP (theo giá cố định); tương ứng theo giá hiện hành là 36%, 31-32%, 32-33%;
- Thu ngân sách năm 2015 đạt 4.000 tỷ đồng;
- Đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 500 triệu USD;
- Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 55.000-55.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 17-18%.
b) Về xã hội:
- Quy mô dân số đến năm 2015 xấp xỉ 1 triệu người;
- Duy trì mức giảm sinh là 0,7%o mỗi năm;
- 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS;
- 100 % xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế;
- Số bác sỹ/vạn dân đến năm 2015 đạt 8 bác sỹ;
- Số giường bệnh/vạn dân đến năm 2015 đạt 25 giường;
- Giải quyết việc làm cho cả giai đoạn 2011-2015 là 151.000 lao động, trong đó lao động ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là 1.000 lao động;
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức 3,5% trong cả giai đoạn;
- Đào tạo nghề trong cả kỳ cho 30.000 lao động;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2015;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,3%/năm;
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới đến năm 2015 đạt tỷ lệ là 95%.
c) Về môi trường:
- Phấn đấu giữ tỷ lệ che phủ của cây rừng đến năm 2015 ở mức 20%, tỷ lệ che phủ chung kể cả cây công nghiệp dài ngày có tán lớn đến năm 2015 ở mức 60,2;
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2015 đạt 90%;
- Đến năm 2015 tất cả các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom ở đô thị đến năm 2015 đạt 90%;
- Đến năm 2015 tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 95%.
3. Một số giải pháp:
Xây dựng, triển khai và thực hiện có hiệu quả 03 chương trình đột phá:
- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ;
- Chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
- Chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực.
Một số giải pháp chủ yếu:
a) Lĩnh vực kinh tế:
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;
Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng. Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; mở rộng diện tích cây cao su, phát triển cây hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả ở những vùng đất thích hợp; duy trì diện tích và nâng cao năng suất cây điều. Phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn theo quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh;
Thúc đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến có năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng và đất rừng. Gắn phát triển trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triền rừng. Quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích đất chuyển đổi ra khỏi đất lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích liên doanh trồng cao su với các doanh nghiệp giao về cho địa phương quản lý sau thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Ngành công nghiệp, xây dựng:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung ưu tiên và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chuyên sâu, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động;
Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, phát triển nông thôn theo hướng hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, trong đó chú trọng đến giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải, nước thải ở đô thị và các khu công nghiệp;
- Ngành dịch vụ: Tiếp tục củng cố và phát triển các ngành dịch vụ hiện có để phát huy thế mạnh của khu vực dịch vụ, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông. Khai thác tốt thị trường nội địa. Đẩy mạnh phát triển du lịch thông qua việc triển khai và khai thác có hiệu quả khu du lịch.
- Tài chính, ngân hàng :
Khai thác nguồn thu ngân sách một cách hợp lý và bền vững. Chi ngân sách được xây dựng trên cơ sở cân đối với nguồn thu, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ưu tiên cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Thực hiện chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý trên cơ sở tiết kiệm, chống lãng phí;
Làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, khuyến khích phát triển các tổ chức tín dụng như các chi nhánh ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vốn trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư nâng cấp hoàn thành các bệnh viện tỉnh, huyện và các thiết chế văn hóa, xã hội, đặc biệt các thiết chế văn hóa - xã hội ở nông thôn. Chú trọng đầu tư và cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng cho 2 huyện mới tách (Hớn Quản, Bù Gia Mập) và cơ sở hạ tầng vùng nông thôn để tạo điều kiện cho các xã phát triển theo tiêu chí nông thôn mới;
- Phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp; khuyến khích phát triển kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy định của pháp luật, trở thành động lực phát triển kinh tế.
b) Lĩnh vực xã hội :
- Giáo dục đào tạo: Tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng và quy mô công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục và thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa các trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc, người tàn tật;
- Y tế: Tăng cường, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giải quyết tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Củng cố và phát triển hệ thống y tế dự phòng. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh và xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền. Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế;
- Văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao: Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, trong đó tập trung xây dựng đời sống, lối sống, môi trường văn hóa lành mạnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao để nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở văn hóa, thể thao; bảo tồn các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc thiểu số. Xây dựng mạng lưới thư viện từ tỉnh xuống huyện. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao;
- Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội: Khuyến khích khu vực tư nhân, các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, góp phần nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của người lao động, tạo cơ hội cho người lao động dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp. Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về lao động và việc làm, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội theo các chính sách của Trung ương;
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX); kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 83-KH/TU ngày 04/01/2010 của Tỉnh uỷ về xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân và mỗi gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam và Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;
- Phòng chống các tệ nạn xã hội: Có biện pháp mạnh để kiềm chế các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn khác.
c) Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững: Duy trì tỷ lệ che phủ của cây rừng ở mức 20%, đến năm 2015 nâng tỷ lệ che phủ chung kể cả cây công nghiệp có tán lớn lên 60,2%; đến năm 2015, tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%, tất cả các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn ở đô thị, xử lý 95% chất thải y tế. Thực hiện viêc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
d) Tiếp tục chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, thu hút đầu tư; tiếp tục chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức.
e) Quốc phòng, an ninh:
Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị với các địa phương thuộc Vương quốc Campuchia nhằm xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Thực hiện tốt việc gắn kết hai nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Chủ động đấu tranh phòng, chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Nâng cao sức mạnh tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao. Bảo đảm an ninh biên giới gắn liền với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ mười chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Nghị quyết 210/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4Nghị quyết 170/2010/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2013 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/12/2017
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 45/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 5Nghị quyết 210/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6Nghị quyết 170/2010/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2013 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm do tỉnh Quảng Trị ban hành
Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 07/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra