Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2010/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 20 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỢP THỨ 20

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND, HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 752/TTr-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh kèm theo Đề án "Về chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội, HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điếu 1. Thông qua Đề án về "Chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục giảm mức sinh, chủ động kiểm soát quy mô dân số; nâng cao chất lượng dân số; giảm tỷ suất chết trẻ em, trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và suy dinh dưỡng; thực hiện có chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,5%0, phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn được 1% và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống dưới 18%; phấn đấu toàn tỉnh có trên 50% thôn phát động không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong đó duy trì 20% thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên; tỷ lệ thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 8%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 2%; tăng tỷ lệ cặp vợ, chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trên 75%;

- Đến năm 2020: Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,3%0; giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống 0,7%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống 15%; tăng tỷ lệ thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 12%; phấn đấu tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 4%; tỷ lệ cặp vợ, chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 80%;

- Phát triển các loại hình dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thực hiện tốt việc kiểm tra sức khỏe di truyền, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, hạn chế tỷ lệ nạo, phá thai trong lứa tuổi vị thanh niên và thanh niên;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ưu tiên các địa bàn khó khăn như vùng biển, vùng núi; phấn đấu đến năm 2015, 100% trạm y tế thực hiện được các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (Trừ dịch vụ đình sản);

- Nâng tuổi thọ trung bình lên mức 72 tuổi.

II. CHÍNH SÁCH

1. Chính sách khen thưởng: HĐND tỉnh giao UBND tỉnh căn cứ tình hình ngân sách, thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh về mức thưởng cho cấp thôn, cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính và theo hướng tăng lên hợp lý, tương xứng với mục tiêu phấn đấu.

2. Chính sách hỗ trợ đối với công tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn

- Hỗ trợ thù lao cho cộng tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn với mức 50.000đồng/1 người/1 tháng;

- Hỗ trợ 100% Bảo hiểm y tế tự nguyện cho cộng tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn.

3. Các chính sách khác

- Hỗ trợ khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản: 1tỷ đồng/5 năm;

- Hỗ trợ hoạt động nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số: 1 tỷ đồng/5năm;

- Bổ sung chênh lệch định mức kỹ thuật dịch vụ cho đối tượng tự nguyện đình sản giữa kế hoạch Trung ương và thực tế của địa phương: 600 triệu đồng/5năm;

- Chế độ trợ cấp cho cán bộ dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp xã không đủ điều kiện tuyển dụng vào trạm y tế xã theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế: 550triệu đồng.

III. GIẢI PHÁP

1. Phát huy vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị

Xác định công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình là nhiệm vụ quan trọng, vừa bức bách vừa lâu dài; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số- kế hoạch hóa gia đình vào kế hoạch hoạt động của các ngành, đoàn thể và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cơ sở, đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị và cá nhân; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy dân số- kế hoạch hóa gia đình

- Đến cuối năm 2010, kiện toàn tổ chức bộ máy dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, cấp huyện; năm 2011, kiện toàn tổ chức bộ máy dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp xã theo quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về Hướng dẫn nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số- kế hoạch hóa gia đình và Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 10 tháng 02 năm 2004 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về Tuyển đụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước; Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quy hoạch, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Về tiêu chuẩn trình độ của cán bộ dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp xã: Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên (Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn) hoặc tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên nhưng không nhất thiết phải là trung cấp y tế (Đối với các xã còn lại). Đối với những trường hợp chưa đủ trình độ theo yêu cầu nhưng có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (Đối với các xã khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi), hoặc có bằng sơ cấp trung cấp chính trị (Đối với các xã còn lại) thì hợp đồng dài hạn, hưởng lương theo hệ số 1 lương cơ bản đồ Chính phủ quy định và sau 3 năm phải đáp ứng được trình độ theo yêu cầu.

3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá dân số- kế hoạch hóa gia đình

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hoạt động giữa cơ quan thường trực dân số- kế hoạch hóa gia đình với các các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; huy động, thu hút sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu về dân số- kế hoạch hóa gia đình.

4. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục và hoàn thiện, nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư

Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức về dân số- kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản; đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền; đưa giáo dục dân số vào trong nhà trường; huy động lực lượng tham gia tuyên truyền, vận động, nêu gương cá nhân, gia đình, dòng họ và tập thể thực hiện tốt chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình; nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chính xác, tin cậy; tổ chức khảo sát, xây dựng hệ thống số liệu, đánh giá quy mô, cơ cấu, phân bổ dân cư và các chỉ số về nâng cao chất lượng dân số.

5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình; thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số:

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới đáp ứng nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình; đầu tư nâng cấp cơ sở chất, trang thiết bị hiện đại, ưu tiên cho tuyến xã, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm cung cấp dịch vụ an toàn, thuận tiện và chất lượng tốt; Tăng cường hoạt động các đội dịch vụ lưu động nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho những nơi không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật một cách thường xuyên hoặc những nơi mà cơ sở y tế không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hóa gia đình;

- Thường xuyên sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được thử nghiệm và phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2006- 2010; biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến từ cơ sở đến tỉnh; cung cấp thông tin lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình cho thanh niên và vị thành niên, xây dựng mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ; lồng ghép hoạt động dân số- kế hoạch hóa gia đình với phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc và phát triển trẻ thơ và chính sách xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân;

- Ngành y tế chủ trì phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ và các cơ quan liên quan triển khai nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình.

6. Giải pháp về ngân sách:

a) Nhu cầu chi đầu tư dân số- kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011- 2015 là: 69,260 tỷ đồng (Có phụ lục kèm theo)

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 45tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương: 14,260tỷ đồng;

- Nguồn khác: 10tỷ đồng.

b) Phân kỳ đầu tư:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Thời gian

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

12,8

13,1

13,5

14,6

15,2

Trung ương

7,9

8,6

8,9

9,6

10,0

Địa phương

2,9

2,5

2,6

3,0

3,2

Nguồn khác

2,0

2,0

2,0

2,0

2,0

Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 20/4/2010 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHỤ LỤC

NHU CẦU CHI ĐẦU TƯ DÂN SỐ- KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2011- 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ TỪ NĂM 2011- 2015

2011

2012

2013

2014

2015

Cộng

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

 

Tổng số

7,900

2,892

8,550

2,492

8,900

2,642

9,570

2,992

10,080

3,242

45,000

14,260

I

TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI

1,400

500

1,400

600

1,400

700

1,450

1,000

1,520

1,200

7,170

1,400

1

Truyền thông thường xuyên

600

0

600

0

600

0

600

0

600

0

3,000

0

2

Chương trình đối thoại trực tiếp trên sóng phát thanh

230

0

230

0

230

0

230

0

300

0

1,220

0

3

Tuyên truyền vùng trọng điểm

100

500

100

600

100

700

100

1,000

100

1,200

500

4000

3.1

Hỗ trợ phát động làng không sinh con thứ 3

50

0

50

0

50

0

50

0

50

0

250

0

3.2

Hỗ trợ duy trì và chính sách khuyến khích, khen thưởng

0

500

0

600

0

700

0

1,000

0

1,200

0

4000

3.3

Hỗ trợ tuyên truyền các địa bàn trọng điểm

50

0

50

0

50

0

50

0

50

0

250

0

4

Đưa nội dung Dân số vào giảng dạy trong trường chính trị

25

0

25

0

25

0

25

0

25

0

125

0

5

Giáo dục tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh phổ thông

45

0

45

0

45

0

45

0

45

0

225

0

6

Sản xuất nhân bản tài liệu tuyên truyền

150

0

150

0

150

0

150

0

150

0

750

0

7

Trang thiết bị truyền thông

50

0

50

0

50

0

100

0

100

0

350

0

8

Chiến dịch truyền thông

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

1,000

0

II

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHHGĐ

1,300

420

1,370

470

1,370

520

1,420

570

1,410

620

6,870

2,600

1

Dịch vụ KHHGĐ

800

0

850

0

850

0

900

0

900

0

4,300

0

2

Dịch vụ SKSS

55

0

60

0

60

0

60

0

60

0

295

0

3

Tập huấn kỹ thuật DV KHHGĐ

60

0

60

0

60

0

60

0

60

0

300

0

4

Vận động đối tượng tự nguyện KHHGĐ

50

0

60

0

60

0

60

0

50

0

280

0

5

Kiểm tra, cung cấp dịch vụ KHHGĐ ở cơ sở

15

0

20

0

20

0

20

0

20

0

95

0

6

Khám điều trị bệnh phụ khoa trong chiến dịch

320

200

320

200

320

200

320

200

320

200

1,600

1,000

7

Hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

0

100

0

150

0

200

0

250

0

300

0

1,000

8

Bù giá chênh lệch về dịch vụ KHHGĐ

0

120

0

120

0

120

0

120

0

120

0

600

III

ĐẢM BẢO HẬU CẦN VÀ ĐẨY MẠNH TTXH PTTT

150

0

150

0

150

0

150

0

150

0

750

0

1

Tập huấn bảng kiểm tránh thai

50

0

50

0

50

0

50

0

50

0

250

0

2

Trang thiết bị kho hậu cần

30

0

30

0

30

0

30

0

30

0

150

0

3

Theo dõi BPTT phi lâm sàng

20

0

20

0

20

0

20

0

20

0

100

0

4

Bảo quản, vận chuyển PTTT

30

0

30

0

30

0

30

0

30

0

150

0

5

Giám sát, kiểm tra phân phối PTTT

12

0

12

0

12

0

12

0

12

0

60

0

6

Hỗ trợ báo cáo xuất, nhập, tồn kho PTTT

8

0

8

0

8

0

8

0

8

0

40

0

IV

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN

1,800

1,972

1,800

1,422

1,800

1,422

1,800

1,422

1,800

1,422

9,000

7,660

1

Chính sách đình sản

70

0

70

0

70

0

70

0

70

0

350

0

2

Chương trình quản lý tuyến xã

1,530

1972

1,530

1422

1,530

1422

1,530

1,422

1,530

1,422

7,650

7,660

2.1

Hỗ trợ cán bộ Dân số cấp xã

400

0

400

0

400

0

400

0

400

0

2,000

0

2.2

Bồi dưỡng CTV DS thôn, bản

1,000

0

1,000

0

1,000

0

1,000

0

1,000

0

5,000

5,000

2.3

Chi phí VPP, giao ban

90

0

90

0

90

0

90

0

90

0

450

0

2.4

Bảo hiểm Y Tế cán bộ dân số xã

40

0

40

0

40

0

40

0

40

0

200

0

2.5

Bảo hiểm Y Tế tự nguyện cho CTV thôn bản

0

422

0

422

0

422

0

422

0

422

0

2,110

2.6

Trợ cấp nghỉ việc cho cán bộ Dân số xã

0

550

 

0

0

0

0

0

0

0

0

550

3

Khuyến khích, khen thưởng

50

0

50

0

50

0

50

0

50

0

250

0

4

Đào tạo, tập huấn

120

0

120

0

120

0

120

0

120

0

600

0

5

Điều tra, khảo sát đánh giá

30

0

30

0

30

0

30

0

30

0

150

0

V

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

400

0

500

0

500

0

500

0

550

0

2,450

0

1

Thu nhập báo cáo thống kê chuyên ngành

200

0

200

0

200

0

200

0

200

0

1,000

0

2

Xây dựng kho dữ liệu điện tử

200

0

300

0

300

0

300

0

350

0

1,450

0

VI

THỬ NGHIỆM, MỞ RỘNG MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ VIỆT NAM

1,350

0

1,730

0

1,980

0

2,450

0

2,750

0

10,260

0

1

Đề án: Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

400

0

500

0

550

0

700

0

750

0

2,900

0

2

Đề án: Sàng lọc trẻ trước sinh, sơ sinh

500

0

680

0

780

0

950

0

1,100

0

4,010

0

3

Đề án nâng cao chất lượng dân số đồng bào dân tộc ít người

450

0

550

0

650

0

800

0

900

0

3,350

0

VII

ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ VÙNG BIỂN, HẢI ĐẢO

1,500

0

1,600

0

1,700

0

1,800

0

1,900

0

8,500

0

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về Chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

  • Số hiệu: 06/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 20/04/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Lê Hữu Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/04/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 08/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản