HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2006/NQ-HĐND | Nha Trang, ngày 30 tháng 3 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ - GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ GIẢM NGHÈO TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHOÁ IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 1304/TTr-UBND, ngày 21/3/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà, Báo cáo thẩm tra số 05/VH-XH, ngày 24/3/2006 của Ban Văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua “Chương trình Dạy nghề - Giải quyết việc làm và Giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010”, gồm các nội dung chính sau đây:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Nhằm tạo bước phát triển nhanh, bền vững trên lĩnh vực lao động – xã hội; từng bước hội nhập quốc tế; đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đi đôi với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương; khuyến khích làm giàu hợp pháp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập, mức sống cho hộ nghèo, phát triển các hoạt động bảo trợ, an sinh xã hội.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Triển khai thực hiện Luật Giáo dục và phát triển hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ, tăng qui mô, nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo thuận lợi cho phát triển các hình thức dạy nghề, đa dạng hóa và xã hội hoá để mọi người dân tiếp cận với dạy nghề; thực hiện công bằng xã hội trong học nghề.
- Tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, nâng cao năng suất, chất lượng lao động đồng thời tăng thu nhập, cải thiện điều kiện, môi trường lao động. Thúc đẩy, tạo điều kiện xây dựng quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động hài hòa, đồng thuận và tuân theo pháp luật. Thực hiện thắng lợi chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ xuất khẩu lao động có nghề.
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo về thu nhập và mức sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế.
III. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
A. Dạy nghề
1. Mục tiêu chủ yếu:
- Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Triển khai hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với 3 cấp độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề, tổ chức sắp xếp, điều chỉnh các cơ sở hiện có theo quy hoạch hệ thống dạy nghề đã được phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2010 có 01 trường cao đẳng nghề; mỗi huyện đồng bằng có 01 trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề cụm xã; các huyện miền núi có trung tâm dạy nghề cụm xã.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đến cuối năm 2006 phải chuẩn hoá toàn bộ giáo viên dạy nghề hiện có và đảm bảo tỷ lệ 15 học viên/1 giáo viên dạy nghề vào cuối năm 2010.
2. Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2006-2010:
Tăng cường đầu tư, phát triển quy mô đào tạo, đặc biệt tăng nhanh quy mô đào tạo nghề dài hạn, phấn đấu giai đoạn 2006-2010 đạt tổng chỉ tiêu tuyển mới là 97.730 người (trong đó chỉ tiêu dài hạn là 24.150 người, đạt 24,7% tổng chỉ tiêu đào tạo), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35% vào cuối năm 2010.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề.
3.2. Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
3.4. Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
3.5. Giải pháp kết hợp các chương trình khuyến công, khuyến nông và phát triển các làng nghề truyền thống.
3.6. Giải pháp dạy nghề cho lao động bị mất đất canh tác do quá trình đô thị hóa, chuyển đổi đất nông nghiệp sang khu công nghiệp, khu chế xuất.
3.7. Giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa đào tạo nghề.
3.8. Giải pháp liên kết đào tạo.
3.9. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề.
3.10. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác đào tạo nghề.
4. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2006-2010: 472.450 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: 194.150 triệu đồng.
+ Địa phương: 143.450 triệu đồng.
+ Trung ương: 50.700 triệu đồng.
Bao gồm:
Đầu tư xây dựng cơ bản: 80.000 triệu đồng.
Nhu cầu chi thường xuyên cho đào tạo nghề: 50.000 triệu đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia: 41.500 triệu đồng.
Chi hỗ trợ đào tạo nghề các đối tượng đặc thù: 10.000 triệu đồng.
Chi hỗ trợ đào tạo nghề các doanh nghiệp: 5.000 triệu đồng.
Chi bồi dưỡng, thu hút giáo viên dạy nghề: 7.250 triệu đồng.
Chi bổ sung, chỉnh lý chương trình, giáo trình: 400 triệu đồng.
- Vốn huy động ngoài ngân sách: 243.300 triệu đồng.
- Người học đóng góp: 35.000 triệu đồng.
B. Giải quyết việc làm
1. Mục tiêu chủ yếu:
- Đảm bảo việc làm có thu nhập và ổn định cuộc sống cho những người đang có việc làm, đồng thời giảm tối đa số người đang thất nghiệp, thiếu việc làm và góp phần tạo việc làm mới cho 25.000 lao động/năm. Cả giai đoạn là 125.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt 1.800 người.
- Đến năm 2010 giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực xuống dưới 4%. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỷ trọng lao động trong ngành Thương mại - dịch vụ lên 33,48% và tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng lên 30,15%; giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp xuống 36,35%.
2. Nhu cầu nguồn lực:
Tổng nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2006-2010: 37.612 triệu đồng.
Trong đó: Kinh phí trung ương hỗ trợ : 28.800 triệu đồng.
Kinh phí ngân sách của tỉnh : 8.812 triệu đồng.
Bao gồm:
a) Nguồn kinh phí Ngân sách Trung ương chi các hoạt động:
- Vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm theo kênh địa phương và kênh hội, đoàn thể : 25 tỷ đồng.
- Tổ chức Hội chợ việc làm : 700 triệu đồng.
- Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm : 3 tỷ đồng.
- Đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác GQVL : 100 triệu đồng.
b) Nguồn kinh phí ngân sách địa phương chi cho các hoạt động:
- Tổ chức hội chợ việc làm : 150 triệu đồng
- Quỹ hỗ trợ cho vay xuất khẩu lao động : 2.500 triệu đồng.
- Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm : 1.500 triệu đồng.
- Đào tạo cán bộ làm công tác giải quyết việc làm : 150 triệu đồng.
3. Các nội dung hoạt động cụ thể:
3.1. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm:
Mục tiêu cụ thể: tạo việc làm mới 15.000 lao động thông qua hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
3.2. Xuất khẩu lao động:
Mục tiêu xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2010, là 1.800 người. Bình quân mỗi năm tổ chức tuyển chọn đưa 360 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, dự kiến người lao động đi xuất khẩu có mức thu nhập từ 4 triệu đồng/người/tháng trở lên.
3.3. Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm.
3.4. Tổ chức Hội chợ việc làm và thông tin thị trường lao động.
3.5. Điều tra lao động việc làm hàng năm.
3.6. Tổ chức tập huấn đào tạo cán bộ làm công tác giải quyết việc làm chủ yếu là cán bộ ở xã phường.
C. Giảm nghèo:
1. Điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 06 /2005/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IV, kỳ họp thứ 4 với các nội dung như sau:
- Bỏ mục tiêu cụ thể 6 và đưa ra ngoài Chương trình kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương đối với chính sách nhà ở và đất ở: 51.500 triệu đồng.
- Bổ sung vào Chương trình chính sách hỗ trợ cho đối tượng người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo với kinh phí là 4.900 triệu đồng.
2. Tổng nguồn vốn cần thiết cho Chương trình: 553 tỷ 970 triệu đồng, trong đó chia theo các nguồn huy động cụ thể:
a) Nguồn vốn hiện có của Ngân hàng chính sách xã hội (dùng để thực hiện tín dụng cho hộ nghèo) là 160 tỷ đồng, chiếm 28,88% tổng nguồn vốn.
b) Ngân sách Trung ương hỗ trợ (dự kiến từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006-2010) là 109,75 tỷ đồng, chiếm 19,81% tổng nguồn vốn của chương trình.
c) Ngân sách tỉnh cân đối cho chương trình là 130,5 tỷ đồng, chiếm 23,56% tổng nguồn vốn của chương trình.
d) Nguồn huy động từ cộng đồng (dự kiến huy động thực hiện một số chính sách về xoá đói giảm nghèo) và lồng ghép với các chương trình có liên quan là 153,72 tỷ đồng, chiếm 27,75% tổng nguồn vốn.
3. Mục tiêu, giải pháp thực hiện và các nội khác: thực hiện theo Nghị quyết số 06 2005/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IV, Kỳ họp thứ 4.
IV. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ - GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ GIẢM NGHÈO TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 : 1.064.032 triệu đồng.
Chia ra các lĩnh vực:
- Dạy nghề: 472.450 triệu đồng.
- Giải quyết việc làm: 37.612 triệu đồng.
- Giảm nghèo: 553.970 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: 632.012 triệu đồng.
* Trung ương: 349.250 triệu đồng.
* Địa phương: 282.762 triệu đồng.
- Huy động ngoài Ngân sách: 278.300 triệu đồng.
- Huy động lồng ghép từ các chương trình khác:153.720 triệu đồng.
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà khoá IV, kỳ họp chuyên đề thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 285/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm và Dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
- 2Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình Giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015
- 3Quyết định 1851/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề năm 2013 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 285/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm và Dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
- 5Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình Giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh Điện Biên đến năm 2015
- 6Quyết định 1851/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề năm 2013 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Nghị quyết 06/2006/NQ-HĐND về Chương trình Dạy nghề -Giải quyết việc làm và Giảm nghèo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010
- Số hiệu: 06/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 30/03/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Mai Trực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định