Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2007/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 12 tháng 4 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-TƯ ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Tỉnh ủy Quảng Trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 682/TTr-UBND ngày 28/3/2007 của UBND tỉnh kèm theo Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đến năm 2010”; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

HĐND tỉnh tán thành và nhất trí thông qua Đề án của UBND tỉnh về Nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2010 với một số nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong; nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng cho mọi người dân, mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển về thể chất, tinh thần và có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Không ngừng nâng cao đạo đức, tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế.

- Chỉ tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu dự báo

2006

2008

2010

Dân số

630.000

644.500

660.000

I. CÁC CHỈ TIÊU SỨC KHỎE

 

 

 

Tuổi thọ trung bình (Năm)

 

71,5

72

Chiều cao trung bình của thanh niên (Mét)

 

 

1,6

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

23

21,5

Dưới 20

Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

Trên 95

Trên 98

Trên 98

Tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g (%)

5,9

Dưới 5

Dưới 4

Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi (%0)

12

11

10

Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi (%0)

16

15

14

Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ sinh ra sống

75

65

Dưới 50

Tỷ lệ người dân sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế (%)

 

70

80

Tỷ lệ khám chữa bệnh cho người cao tuổi (%)

 

100

100

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%)

1,2

1,15

1,1

II. CÁC CHỈ TIÊU BẢO ĐẢM VỀ Y TẾ

 

 

 

Số Bác sĩ/10.000 dân

5,7

6,2

7

Tỷ lệ xã có Bác sĩ (%)

66,7

80

90

- Đồng bằng và miền biển

 

90

100

- Miền núi

 

70

80

Dược sĩ đại học/vạn dân

0,3

0,5

0,7

Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh trung học (%)

80

100

100

Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế (%)

26

55

70- 75

- Đồng bằng và miền biển

 

60

85

- Miền núi

 

40

50

Tỷ lệ thôn có nhân viên y tế hoạt động (%)

100

100

100

Cơ sở Y tế được xây dựng kiên cố (%)

 

90

100

Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản được đào tạo cơ bản

 

90

100

Cung cấp đầy đủ thuốc có chất lượng

 

 

 

Giường bệnh/vạn dân

17

20

24

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

- HĐND tỉnh thông qua quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế, Giáo dục, Văn hoá- Thông tin, Thể dục- Thể thao giai đoạn 2007- 2010, có tính đến 2020; quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Nghiên cứu, bổ sung chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ thầy thuốc giỏi, có đức có tài. Khuyến khích phát triển các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, tiếp tục triển khai để thực hiện tốt Nghị quyết 2d/2004/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường và y tế thôn, bản;

- Thực hiện Quyết định 370/2003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chuẩn quốc gia về Y tế xã. Có các giải pháp cụ thể để phấn đấu đến cuối năm 2010 có 70- 75% xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế;

- Nâng cấp các cơ sở điều trị và dự phòng tuyến huyện và tuyến tỉnh để đáp ứng tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân;

- Đầu tư để nâng cấp trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế trước 2010; Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ 300 lên 500 giường. Củng cố hoạt động của Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng Cửa Tùng; mở rộng Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội thành trung tâm có giường bệnh và xúc tiến xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền. Ổn định và phát huy hiệu quả hệ thống Y tế tuyến huyện theo Nghị định 172/NĐ-CP của Chính phủ;

- Củng cố kiện toàn các hoạt động y, dược học cổ truyền. Tăng cường kết hợp quân, dân y trong công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, biên giới, hải đảo, những vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế- xã hội và an ninh- quốc phòng.

2. Nâng cao hiệu quả công tác Thông tin giáo dục truyền thông

- Quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị với công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân;

Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để đưa các chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân về tận từng bản làng;

- Tăng cường công tác truyền thông về dinh dưỡng, thực hiện cơ cấu bữa ăn khoa học đủ chất và tiết kiệm cả ở đô thị và nông thôn nhất là cho trẻ em, phụ nữ, người già; bảo đảm chất lượng giáo dục thể chất trong trường học nhằm cải thiện nòi giống.

3. Thực hiện tốt công tác Phòng bệnh và khám chữa bệnh

- Ngành Y tế tham mưu tích cực cho các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp tích cực với ngành Y tế chủ động trong công tác Phòng, chống dịch bệnh, thảm họa thiên tai;

- Tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt đồng bào vùng sâu, vùng xa, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi;

- Thực hiện có hiệu quả các dự án Chương trình y tế mục tiêu quốc gia; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh có nguy cơ cao; triển khai tốt các chương trình Phòng, chống các bệnh xã hội, chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm; Phòng, chống HIV/AIDS; chương trình quân, dân y kết hợp;

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế

- Đẩy mạnh công tác Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại cơ sở y tế;

- Tăng cường công tác Đào tạo: Đào tạo chuyên sâu, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng đủ nguồn cán bộ cung cấp cho cơ sở và cho các tuyến điều trị chuyên sâu. Đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, tăng cường phối hợp, liên kết với các ngành, các địa phương, các trung tâm đào tạo, trung tâm y tế lớn trong và ngoài nước để hợp tác chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng cao tay nghề, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế;

Tiếp tục đào tạo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn, bản để nâng cao chất lượng bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân tại tuyến cơ sở. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên y tế, có chính sách thu hút các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh và thầy thuốc về công tác tại những nơi khó khăn.

5. Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực Y tế

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế công lập và tư nhân. Đổi mới cơ chế quản lý và điều hành về chuyên môn, tổ chức bộ máy và tài chính các cơ sở y tế. Triển khai và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP về Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, gắn thực hiện Nghị định 43/2006/NQ-CP với kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở y tế nhằm tạo chuyển biến toàn diện trong công tác khám chữa bệnh và hoạt động quản lý sự nghiệp y tế công lập;

- Thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác Dược và hành nghề y tế tư nhân trong giai đoạn mới;

- Thành lập mới, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu đối với các cơ sở y tế kém hiệu quả hoặc theo yêu cầu quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn đối với một số đơn vị để đáp ứng yêu cầu hoạt động trong thời gian tới;

- Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện các chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là cho trẻ em dưới 6 tuổi, người già, các đối tượng chính sách và người nghèo, tăng cường công tác kiểm tra thanh tra về việc thực hiện Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn giao thông đối với người lao động, bảo đảm an toàn lao động, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động;

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý ngành. Tăng cường công tác quản lý bệnh viện để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn và làm tốt y đức của người thầy thuốc;

- Chú trọng áp dụng các tiêu chí về sức khoẻ trong các hoạt động xây dựng làng văn hoá, gia đình, đơn vị văn hóa, đẩy mạnh xây dựng Làng văn hóa sức khỏe, xây dựng các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân.

6. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

- Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thu hút nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế xây dựng các cơ sở y tế ngoài công lập, khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ khám, điều trị chuyên khoa ngoài công lập; đến năm 2010, y tế tư nhân đảm bảo khám chữa bệnh cho 30% dân số. Phát triển nhanh bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2010 có 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Vận động xã hội trợ giúp người nghèo, người sống ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình bảo hiểm y tế phù hợp;

- Tạo cơ chế thuận lợi để các cơ sở khám chữa bệnh thu hút chuyên gia giỏi, đội ngũ thầy thuốc có uy tín được tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, các tuyến y tế với chế độ thù lao thỏa đáng nhằm khắc phục khó khăn về đội ngũ và giảm tình trạng bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả trong hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thể dục- thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, khuyến khích nhân dân phát triển rộng rãi các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục- thể thao ngoài công lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ, tự bảo đảm về tài chính như các trung tâm thể hình, thể dục thẩm mỹ, các câu lạc bộ thể dục Người cao tuổi, các trung tâm bảo trợ, các trường trẻ khuyết tật, các lớp luyện Yoga phổ thông, các hình thức hoạt động thể thao trí tuệ, lễ hội văn hóa, các hình thức sinh hoạt văn hóa- thông tin, thể dục- thể thao của các tổ chức chính trị- xã hội nhằm phát triển thể chất cho nhân dân;

- Tăng cường phối hợp giữa các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, lồng ghép các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, xây dựng cộng đồng an toàn.

7. Giải pháp về ngân sách

- Ưu tiên tăng đầu tư­ từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực Y tế trong việc nâng cấp các cơ sở y tế, ưu tiên hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám Đa khoa khu vực ở miền núi;

- Từng bước chuyển đổi việc nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối t­ượng thụ hưởng sử dụng dịch vụ y tế thông qua các hình thức bảo hiểm y tế;

- Tích cực phát huy hơn nữa nội lực và chủ động tìm kiếm nguồn đầu tư phát triển, mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện, quản lý và sử dụng tốt nguồn kinh phí cấp cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, người hưởng chế độ bảo hiểm y tế tại các tuyến điều trị, đầu tư tăng thêm ngân sách địa phương hàng năm cho y tế;

- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách thu phí, lệ phí y tế dự phòng đối với các dịch vụ nhà nước cho phép, theo nguyên tắc bù đắp một phần chi phí cơ bản để tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho y tế dự phòng;

- Tăng cư­ờng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển y tế cộng đồng;

- Xây dựng, ban hành biểu giá thu viện phí với các thiết bị y tế chất lượng cao để thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu;

- Nâng cấp mua sắm trang thiết bị cho các tuyến điều trị và dự phòng phù hợp với ngân sách hàng năm và huy động ngân sách xã hội hóa để có trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở. Phấn đấu tăng thu từ nguồn thu sự nghiệp và xã hội hóa để giảm nguồn chi ngân sách địa phương đối với chi thường xuyên;

- Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu t­ư cho y tế đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Đấu tranh, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhu cầu chi đầu tư­ phát triển trong giai đoạn 2007- 2010: 631,5 tỷ đồng

Trong đó:

+ Ngân sách nhà nước: 516,5 tỷ đồng

+ Nguồn ODA:  55,0 tỷ đồng

+ Nguồn huy động (Xã hội hóa): 60,0 tỷ đồng

Trong tổng chi đầu t­ư cho y tế, chia ra:

+ Chi thường xuyên (Điều trị, dự phòng, đào tạo, khám chữa bệnh người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi):  368,0 tỷ đồng

+ Chi nâng cấp các bệnh viện tỉnh, huyện, khu vực: 145,5 tỷ đồng

+ Chi đầu tư­ Ch­ương trình mục tiêu y tế quốc gia: 29 tỷ đồng

+ Chi nâng cấp các trạm y tế xã: 24 tỷ đồng

+ Chi đầu tư­ nâng cấp các cơ sở y tế dự phòng tỉnh, huyện: 25 tỷ đồng

+ Chi đầu t­ư các cơ sở khác của ngành: 40 tỷ đồng

(Bao gồm cả đầu tư, nâng cấp Bệnh viện Điều dưỡng- Phục hồi chức năng Cửa Tùng; Bệnh viện Y học cổ truyền; các trung tâm đầu ngành khác: HIV/AIDS; Giám định y khoa; Pháp y; Kiểm nghiệm dược- mỹ phẩm; Kiểm dịch biên giới; Phòng, chống bệnh xã hội).

Phân kỳ ngân sách:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

2007

2008

2009

2010

Cộng

1

Chi thường xuyên (Điều trị, dự phòng, đào tạo)

83.000

90.000

95.000

100.000

368.000

2

Chi nâng cấp các Bệnh viện tỉnh, huyện, khu vực

13.000

30.000

45.500

57.000

145.500

3

Chi đầu tư­ Ch­ương trình mục tiêu y tế quốc gia

5.937

6.853

7.660

8.550

29.000

4

Chi nâng cấp các trạm Y tế xã

1.700

6.000

7.300

9.000

24.000

5

Chi đầu tư­ nâng cấp các cơ sở y tế dự phòng tỉnh, huyện

200

5.000

8.000

11.800

25.000

6

Chi đầu t­ư các cơ sở khác của ngành

 

10.000

15.000

15.000

40.000

 

Tổng cộng

103.837

147.853

178.460

201.350

631.500

III. HĐND TỈNH GIAO UBND TỈNH CĂN CỨ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT NÀY

HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức Chính trị- xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2007./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên

 
 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND Về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2010 do Tỉnh Quảng Trị ban hành

  • Số hiệu: 04/2007/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 12/04/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Viết Nên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản