HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2007/NQ-HĐND | Đông Hà, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 529/TTr-UBND ngày 12/3/2007 của UBND tỉnh về việc Đề nghị phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2007- 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng; giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh đồng thời đáp ứng nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nâng độ che phủ của rừng từ 41,2% hiện nay lên 43- 44% vào năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng trên 50% so với đất tự nhiên toàn tỉnh vào năm 2020.
2. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ
2.1. Ổn định quy hoạch, xây dựng và phát triển 03 loại rừng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với diện tích 330.126ha;
- Xây dựng rừng phòng hộ: Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ổn định, tập trung vào lưu vực 03 con sông chính trên địa bàn tỉnh và hệ thống rừng phòng hộ cát ven biển. Tổng diện tích rừng phòng hộ 95.794ha chiếm 20,2 % so với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh;
- Xây dựng rừng đặc dụng: Xây dựng ổn định Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (37.640ha); Rú Lịnh (Vĩnh Linh) 270ha; Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (25.200ha); Khu Bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại (Đakrông) 5.680ha. Tổng diện tích rừng đặc dụng 68.790ha chiếm 14,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh;
- Xây dựng rừng sản xuất: Quy hoạch điều chỉnh đối tượng rừng đã trồng, rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi, đất trống núi trọc có độ dốc nhỏ, địa hình thuận lợi cho phát triển rừng sản xuất. Thực hiện trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả rừng trồng. Tổng diện tích đất quy hoạch để phát triển rừng sản xuất 165.542ha, chiếm 34,9% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể
- Diện tích trồng rừng hàng năm: Giai đoạn 2007- 2010: 4.500ha/năm; trong đó: Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.000- 1.500ha/năm; trồng rừng sản xuất: 3.000-3.500ha/năm; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 5.000ha/năm; trong đó: Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.500ha/năm; trồng rừng sản xuất: 3.500ha/năm;
- Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên hàng năm: Giai đoạn 2007-2010: 18.000 ha/năm; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 20.000 ha/năm;
- Diện tích giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ xung yếu hàng năm: Giai đoạn 2007- 2010: 40.000 ha/năm; Định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 50.000 ha/ năm;
- Khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản:
+ Đối với rừng tự nhiên: Từ năm 2007 trở đi không tiến hành khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để tập trung thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng, trữ lượng rừng. Việc khai thác rừng được xem xét khi rừng đã phục hồi về trữ lượng và chất lượng (Trữ lượng đạt khoảng 90- 120m3/ha vào năm 2010 và 120- 150m3/ha vào năm 2020);
+ Đối với rừng trồng: Giai đoạn 2007- 2010 mỗi năm khai thác 1.000- 1.500ha rừng trồng từ các Chương trình dự án lâm nghiệp đã đầu tư và cây trồng phân tán với sản lượng gỗ từ 100.000- 150.000m3/năm nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ. Giai đoạn 2011- 2020 xây dựng vùng nguyên liệu ổn định sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 130.000- 180.000m3/năm;
+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ:
Sản lượng nhựa thông khai thác hàng năm: Giai đoạn 2007- 2010: 4.000- 5.000 tấn/năm; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 8.000 tấn/năm.
Khai thác tre, nứa, song mây...: Giai đoạn 2007- 2010: 7.000- 8.000 tấn/năm; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 10.000 tấn/năm.
+ Chế biến lâm sản:
Ổn định vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho Nhà máy gỗ ván MDF- Geruco đóng trên địa bàn tỉnh; quy hoạch, chấn chỉnh lại các cơ sở chế biến gỗ gia dụng hiện có, xúc tiến việc xây dựng Nhà máy chế biến nhựa thông công suất 4.000-5.000 tấn/năm;
- Đo đạc, giao đất cho các Công ty lâm nghiệp với diện tích 22.904ha trong năm 2007- 2008;
- Giao đất, giao rừng cho các cộng đồng thôn, bản, hộ gia đình và cá nhân: Giai đoạn 2007- 2010: 10.000ha; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020 giao 20.000ha;
- Đo đạc, giao đất, cắm mốc ranh giới cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ với diện tích là 95.794ha trong các năm 2007- 2008;
- Trồng cây phân tán hàng năm: Giai đoạn 2007- 2010: 2,0- 2,5 triệu cây/năm; định hướng từ năm 2011 đến năm 2020: 2,5- 3 triệu cây/năm;
- Thông qua các hoạt động trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, giải quyết việc làm hàng năm khoảng 15.000- 20.000 người;
- Vốn đầu tư cho phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2007- 2010: 155.175 triệu đồng;
Bao gồm:
- Ngân sách Trung ương:
+ Đầu tư từ Chương trình 5 triệu ha rừng: 13.500- 14.000 triệu đồng/năm (Bao gồm: Trồng rừng, chăm sóc rừng phòng hộ; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; bảo vệ khoanh nuôi rừng; xây dựng hạ tầng lâm sinh...);
- Ngân sách tỉnh:
+ Đầu tư đo đạc, giao đất cho các Công ty lâm nghiệp: 1.000 triệu đồng được trích từ nguồn khai thác chuyển đổi rừng trồng của Chương trình 327, 661;
+ Đầu tư đo đạc, giao đất, cắm mốc rừng phòng hộ: 3.500 triệu đồng. Xin kinh phí đầu tư của Trung ương và có thể huy động một phần kinh phí từ nguồn khai thác gỗ rừng trồng Dự án 327, 661 do chuyển đổi mục đích sử dụng;
+ Đầu tư cho phòng, chống, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, trồng cây phân tán. Bình quân 1.500- 2.000 triệu đồng/năm;
- Vốn của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân:
+ Đầu tư để phát triển rừng sản xuất. Bình quân 20.000- 30.000 triệu đồng/năm;
- Giá trị sản phẩm ngành Lâm nghiệp: Đến năm 2010 đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm, trong đó: Sản phẩm gỗ từ rừng trồng: 60 tỷ đồng/năm; các lâm sản khác: 10 tỷ đồng/năm.
3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển Lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020
3.1. Kiện toàn, đổi mới công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp, thực hiện tốt mục tiêu xã hội hoá nghề rừng;
3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngành, chú trọng đạo tạo cán bộ lâm nghiệp ở cơ sở. Xây dựng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, từng bước đưa sản xuất lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;
3.3. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị; Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc Đổi mới các lâm trường quốc doanh với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất của các lâm trường quốc doanh, tạo động lực mới để phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng;
3.4. Đẩy mạnh chương trình quy hoạch sử dụng đất, giao và cho thuê đất lâm nghiệp. Giao đất, giao rừng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, đồng thời kết hợp với chính sách đầu tư tín dụng, khuyến nông- lâm, chính sách thị trường và các chính sách khác;
3.5. Khuyến khích đầu tư cho việc thử nghiệm các mô hình tổ chức quản lý và sản xuất nông lâm nghiệp, trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi và bổ sung cơ chế chính sách và hệ thống các giải pháp kỹ thuật phù hợp với loại hình quản lý lâm nghiệp này;
3.6. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân thông qua việc thường xuyên hướng dẫn giáo dục Luật Bảo vệ và phát triển rừng vào trong các buôn làng và trường học, nhất là cư dân ở các vùng sâu, vùng xa, ở những thôn bản có rừng, đặc biệt là bản của người dân tộc thiểu số, khuyến khích xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng cộng đồng thôn bản nhằm tổ chức cho một bộ phận dân cư sống gần rừng tham gia vào quản lý, bảo vệ và xây dựng phát triển rừng. Triển khai xây dựng và thực hiện tốt quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng;
3.7. Lồng ghép các hoạt động lâm nghiệp trong các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay trên điạ bàn tỉnh. Thực hiện quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp tại các địa phương. Tiến hành việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, các tổ chức để tham gia trồng rừng theo mục tiêu của các dự án;
3.8. Huy động các nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ, vốn vay của các tổ chức để phát triển trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng;
3.9. Xây dựng và ổn định mạng lưới cung ứng giống từ cấp tỉnh đến các địa phương;
3.10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
3.11. Bổ sung, điều chỉnh phương án phòng chống cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi quy mô toàn tỉnh và nội bộ các địa phương, các chủ rừng. Thực hiện các giải pháp lâm sinh tổng hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng cháy và lây lan đám cháy khi có lửa rừng xảy ra. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phòng chống cháy như đường ranh cản lửa; chòi canh lửa rừng; mua sắm các trang thiết bị chữa cháy rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân để nâng cao ý thức cho người dân trong việc phòng, chống, chữa cháy rừng. Hàng năm phải chú trọng xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng; tổ chức lực lượng cứu chữa khi cháy rừng xảy ra;
3.12. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong trồng rừng nhằm giảm bớt khó khăn, nặng nhọc cho người lao động. Sử dụng các phương pháp gieo tạo cây con hợp lý phục vụ cho trồng rừng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Sử dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh để phát triển rừng trồng nguyên liệu, nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến lâm sản, bảo tồn, đa dạng sinh học;
3.13. Xây dựng chính sách hưởng lợi cho người dân nhận khoán rừng. Người dân được hưởng lợi từ những sản phẩm dưới tán rừng, khai thác các lâm sản phụ, hưởng một phần từ giá trị tăng thêm của rừng. Đối với rừng sản xuất, thực hiện tốt việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Điều 2. HĐND tỉnh giao
1. UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết này, tổ chức công bố công khai kết quả quy hoạch 03 loại rừng đến cấp xã.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2007./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 596/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2015
- 2Công văn 726/UBND-KT rà soát khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc giải ngân vốn kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Quyết định 1027/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua vật tư phục vụ cho trồng rừng phòng hộ năm 2013 thuộc Dự án: Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Sơn Động do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Quyết định 2462/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 200/2004/NĐ-CP về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị quyết số 28-NQ/TW về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh do Bộ Chính trị ban hành
- 6Quyết định 596/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2015
- 7Công văn 726/UBND-KT rà soát khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc giải ngân vốn kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 8Quyết định 1027/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua vật tư phục vụ cho trồng rừng phòng hộ năm 2013 thuộc Dự án: Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Sơn Động do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9Quyết định 2462/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 03/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Viết Nên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực