Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 3 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình số 72/TTr-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020, với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

b) Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 98 xã;

- Bình quân số tiêu chí/xã: 16,5 tiêu chí;

- 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Không còn xã dưới 5 tiêu chí.

2. Nội dung thực hiện

a) Đối với cấp xã: Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm 5 nhóm tiêu chí:

- Nhóm tiêu chí về quy hoạch;

- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư;

- Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất;

- Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm;

- Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh.

b) Đối với huyện, thành phố: Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bao gồm các tiêu chí về: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục, Sản xuất, Môi trường, An ninh, trật tự xã hội và Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

3. Lộ trình thực hiện

TT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số xã đạt chuẩn NTM

13

18

18

19

19

Lũy kế

24

42

60

79

98

2

Huyện đạt chuẩn NTM, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

 

1

 

1

4

Lũy kế

 

1

1

2

6

3

Số tiêu chí bình quân/xã

10,88

12,00

13,50

15,00

16,50

4

Số xã đạt dưới 5 tiêu chí (≤)

27

20

10

0

0

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

4. Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020

a) Dự kiến vốn và cơ cấu vốn đầu tư

Dự kiến tổng vốn đầu tư: 12.700.200 triệu đồng

- Ngân sách đầu tư trực tiếp: 3.140.700 triệu đồng (24%), trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 996.200 triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh: 1.494.500 triệu đồng, trong đó:

Cân đối ngân sách tỉnh: 994.500 triệu đồng

Vốn vay tín dụng ưu đãi: 500.000 triệu đồng

+ Ngân sách huyện, TP: 500.000 triệu đồng

+ Ngân sách xã: 150.000 triệu đồng

- Vốn lồng ghép: 859.500 triệu đồng (6%)

- Vốn tín dụng: 5.500.000 triệu đồng (45%)

- Vốn tổ chức, doanh nghiệp: 1.950.000 triệu đồng (15%)

- Huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư: 1.250.000 triệu đồng (10%)

b) Dự kiến phân kỳ kế hoạch vốn theo từng năm thực hiện

ĐVT: Triệu đồng

 

Nguồn vốn

Tổng cộng (2016-2020)

Phân kỳ

2016

2017

2018

2019

2020

1

Ngân sách TW

898.200

31.200

138.000

240.000

244.000

245.000

2

TPCP

98.000

98.000

 

 

 

 

3

Ngân sách tỉnh

1.494.500

225.500

120.000

380.000

384.000

385.000

4

NS huyện, TP

500.000

114.300

96.400

96.400

96.400

96.500

5

Ngân sách xã

150.000

34.260

28.900

28.900

28.900

29.040

6

Huy động cộng đồng

1.250.000

52.200

295.000

295.000

300.000

307.800

7

Vốn lồng ghép

859.500

695.000

41.000

41.000

41.000

41.500

8

Vốn tín dụng

5.500.000

93.000

1.350.000

1.350.000

1.350.000

1.357.000

9

Tổ chức, Doanh nghiệp

1.950.000

17.000

480.000

480.000

480.000

493.000

 

Tổng cộng

12.700.200

1.360.460

2.549.300

2.911.300

2.924.300

2.954.840

5. Nguyên tắc bố trí vốn

a) Vốn Trung ương (bao gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn Trái phiếu Chính phủ): Thực hiện theo nguyên tắc phân bổ vốn theo quy định của trung ương;

b) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, thành phố và xã): Tập trung đầu tư cho các xã về đích trong giai đoạn 2016 - 2020.

6. Giải pháp chủ yếu

a) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, tuyên truyền phải thật sự tạo được chuyển biến về nhận thức, phải làm cho cán bộ các cấp và người dân hiểu rõ mục tiêu của Chương trình là hướng đến người dân, vì dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ. Người dân là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới để họ tự giác tham gia bàn bạc, lựa chọn, quyết định những việc cần làm, tự tổ chức thực hiện bằng chính nội lực của mình, nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ;

b) Tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện Chương trình để họ có đủ trình độ năng lực trong công tác tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo các cấp về quản lý điều hành Chương trình, đủ năng lực giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện Chương trình;

c) Chỉ đạo các xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tế, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân nông thôn; thực hiện dồn điền, đổi thửa, phát triển cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế;

d) Có giải pháp hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; từng bước hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn xã góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân nông thôn;

đ) Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề, văn hóa, thông tin, nước sạch và vệ sinh môi trường để đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; vận động nhân dân tổ chức các hoạt động thu gom, xử lý rác thải phù hợp để giữ gìn vệ sinh nông thôn xanh, sạch, đẹp;

e) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các sở ngành đưa vào chương trình công tác hàng năm nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xem đây là nhiệm vụ chính trị của cơ quan mình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy;
- ĐBQH bầu ở tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- VP HĐND tỉnh: C-PVP, các Phòng, CV;
- Văn phòng: UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Lưu: VT, BKTNS (01).H180.

CHỦ TỊCH




Bùi Thị Quỳnh Vân

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 01/NQ-HĐND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 01/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 30/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Bùi Thị Quỳnh Vân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản