Điều 18 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
Điều 18. Trách nhiệm, thời hạn thẩm tra hồ sơ
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, văn bản đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng của Trưởng Công an xã hoặc tương đương, Tổ công tác có trách nhiệm chuẩn bị tổ chức phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ.
2. Phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phải có ít nhất các thành viên sau tham dự: cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Công an, cán bộ Y tế, đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và trưởng thôn (hoặc tổ trưởng Tổ dân phố) nơi người nghiện cư trú.
3. Tổ công tác xem xét và biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết với số ý kiến bằng nhau thì phải ghi rõ vào biên bản phiên họp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Biên bản phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ của Tổ công tác phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự.
4. Tổ trưởng Tổ công tác làm văn bản đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kèm theo Biên bản phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ.
Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Số hiệu: 94/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/09/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 558 đến số 559
- Ngày hiệu lực: 01/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
- Điều 5. Tổ công tác cai nghiện ma túy
- Điều 6. Nghiêm cấm các hành vi sau
- Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 10. Xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 11. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình
- Điều 12. Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng
- Điều 14. Xem xét quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng
- Điều 15. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng
- Điều 16. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 17. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 18. Trách nhiệm, thời hạn thẩm tra hồ sơ
- Điều 19. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 20. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 21. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 22. Khám sức khỏe, phân loại người nghiện ma túy
- Điều 23. Điều trị cắt cơn, giải độc
- Điều 24. Quản lý, giám sát người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 25. Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách
- Điều 26. Dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện
- Điều 27. Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 28. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy
- Điều 29. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Điều 30. Những quy định về đi lại, thay đổi nơi cư trú đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Điều 31. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
- Điều 32. Bộ Y tế có trách nhiệm
- Điều 33. Bộ Công an có trách nhiệm
- Điều 34. Bộ Tài chính có trách nhiệm
- Điều 35. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Điều 36. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
- Điều 37. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm