CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Tiền lương: là khoản tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) sau khi đã trừ các khoản tạm ứng tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động tính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh.
2. Tiền bảo hiểm xã hội: là khoản tiền doanh nghiệp chưa đóng hoặc chưa đóng đủ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
3. Trợ cấp thôi việc: là khoản tiền trợ cấp thôi việc mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động và Điều 10 của nghị số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
4. Các quyền lợi khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết: là các khoản tiền được hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại điểm a, điểm d và khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
Mức lương để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội lập chứng từ về khoản doanh nghiệp và người lao động còn nợ về bảo hiểm xã hội và chuyển chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.
3. Người lao động kê khai khoản doanh nghiệp còn nợ mình; kế toán trưởng doanh nghiệp kê khai các khoản mà người lao động còn nợ doanh nghiệp và chuyển các chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.
2. Giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí phá sản không đủ để thanh toán các khoản nợ cho người lao động thì người lao động được thanh toán các khoản doanh nghiệp nợ theo thứ tự ưu tiên sau:
a. Tiền lương;
b. Chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động;
c. Tiền bảo hiểm xã hội;
d. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động;
đ. Trợ cấp thôi việc;
e. Các khoản khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
1. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã điều trị ổn định thương tật và có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động theo quy định tại
2. Đến thời hạn thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn đang điều trị thì Tổ thanh toán tài sản làm việc với bệnh viện nơi người lao động đang điều trị để tạm xác định chi phí điều trị, mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động và chuyển số tiền theo quy định tại
Khi hội đồng giám định Y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao từ 81% trở lên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động. Nếu số tiền thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này còn thừa thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển vào Ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa.
2. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động các khoản sau:
- 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh;
- Trợ cấp thôi việc theo
Nếu thời gian thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản kết thúc mà người lao động vẫn đang bị tạm giữ, tạm giam thì Tổ thanh toán tài sản chuyển chứng từ và số tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động có tội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của toà án.
Điều 12.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Nghị định 92-CP năm 1995 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
- Số hiệu: 92-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/12/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 19/12/1995
- Ngày hết hiệu lực: 08/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực