Chương 3 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"
THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”, “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”
Điều 10. Thời gian xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.
Điều 11. Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
Việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:
2. Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;
b) Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại
6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các
Điều 13. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” gồm:
a) Bản kê khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản xác nhận của cơ quan tổ chức cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc
d) Bản sao các Quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có).
2. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đơn vị nghệ thuật cơ sở nơi cá nhân đó công tác theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
Điều 14. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở
1. Hội đồng cấp cơ sở có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị. Trường hợp người đứng đầu đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” thì cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị;
Trường hợp người đứng đầu đơn vị và cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, Nghệ sĩ ưu tú” thì đơn vị phải báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản để cử người thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện có uy tín về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, người phụ trách công tác tổ chức, người phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
Hội đồng sử dụng con dấu của đơn vị. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
2. Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở:
a) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;
b) Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;
c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
3. Hội đồng cấp cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 2a và Mẫu số 2b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 3a và Mẫu số 3b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 4a và Mẫu số 4b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 5a và Mẫu số 5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 6a và Mẫu số 6b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
g) Hồ sơ cá nhân quy định tại
Điều 15. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Trưởng Phòng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và người đứng đầu đơn vị quản lý hoạt động nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Vụ Thi đua, Khen thưởng hoặc Phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
2. Hội đồng cấp tỉnh có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh; đại diện các đơn vị nghệ thuật tỉnh; chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của tỉnh.
Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
3. Trách nhiệm của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:
a) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;
b) Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;
c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
d) Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
a) Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g
b) Quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ, tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
Điều 16. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Nhà nước
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Nhà nước được thực hiện qua hai bước như sau:
1. Bước 1 tại Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo từng lĩnh vực:
a) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo từng lĩnh vực có từ 15 đến 17 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Cục trưởng Cục Điện ảnh hoặc Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú;
b) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
c) Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước:
- Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;
- Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;
- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
- Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
- Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g
- Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Bước 2 tại Hội đồng cấp Nhà nước:
a) Hội đồng cấp Nhà nước có từ 21 đến 25 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân.
b) Hội đồng cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
c) Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước:
- Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;
- Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá lựa chọn cá nhân;
- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm d Khoản này và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý.
- Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"
- Số hiệu: 89/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 935 đến số 936
- Ngày hiệu lực: 15/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 5. Thẩm quyền tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 6. Quyền lợi và nghĩa vụ của người được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 7. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”
- Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 10. Thời gian xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 11. Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
- Điều 13. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 14. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở
- Điều 15. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh
- Điều 16. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Nhà nước