Điều 30 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá
- Số hiệu: 87/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/07/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Minh Khái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Đăng tải thông tin vi phạm về giá, thẩm định giá
- Điều 6. Xử phạt đối với hành vi trong chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 7. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
- Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về giá theo quy định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá
- Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về gửi phương án giá hàng hóa, dịch vụ hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ, cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
- Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
- Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
- Điều 14. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá
- Điều 15. Xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá
- Điều 16. Xử phạt hành vi vi phạm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về giá đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 17. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin
- Điều 18. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động thẩm định giá
- Điều 19. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp
- Điều 20. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và phát hành chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
- Điều 21. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ thẩm định giá
- Điều 22. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hành nghề thẩm định giá
- Điều 23. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định khác về thẩm định giá
- Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá và sử dụng chứng thư thẩm định giá đối với khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định giá
- Điều 25. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá
- Điều 26. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân