Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2001 |
CHÍNHPHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, bao gồm:
a) Khai thác thuỷ sản (trên các vùng biển Việt Nam);
b) Sản xuất giống thuỷ sản;
c) Nuôi trồng thuỷ sản;
d) Chế biến thuỷ sản (dùng làm thực phẩm);
đ) Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản;
e) Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản (thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản).
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh các ngành nghề quy định tại
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Điều kiện khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ những nghề khai thác thuỷ sản được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị định này.
Điều 4. Giấy phép khai thác thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Giấy phép)
1. Một tổ chức hoặc một các nhân có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá, nhưng mỗi Giấy phép chỉ ghi tên một tàu và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu đó.
2. Thời hạn của Giấy phép không quá 36 tháng.
3. Bộ Thủy sản quy định mẫu Giấy phép (tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị định này) để sử dụng thống nhất.
Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
2. Có Sổ chứng nhận khả năng hoạt động của tàu cá.
3. Có ngư cụ khai thác phù hợp với quy định của Bộ Thuỷ sản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
4. Có Sổ danh bạ thuyền viên và Sổ thuyền viên đối với thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
5. Thuyền trưởng, Máy trưởng đối với loại tàu mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản phải có Bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng.
Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp Giấy phép
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép bao gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu của Bộ Thuỷ sản tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị định này);
b) Các loại giấy tờ theo quy định tại các
2. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp Giấy phép hoặc trả lợi bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép.
3. Tổ chức, cá nhân xin Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luât.
4. Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì thủ tục xin cấp Giấy phép theo Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.
1. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuộc Bộ Thuỷ sản cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân:
a) Các đơn vị trực thuộc Bộ thuỷ sản;
b) Các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương khác;
c) Các lực lượng vũ trang làm kinh tế.
2. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có tàu cá không nói tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Các quy định khác về Giấy phép
1. Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:
a) Khi phương tiện thanh lý hoặc bị mất; không đảm bảo an toàn bị đình chỉ hoạt động hoặc phương tiện đã thay đổi chủ sở hữu;
b) Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa;
c) Người đi trên phương tiện vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần liên tục trở lên trong thời hạn của Giấy phép.
2. Không cấp Giấy phép trong các trường hợp:
a) Xin khai thác các loài thuỷ sản bị cấm, khai thác trong các vùng cấm, thời gian cấm hoặc bằng nghề bị cấm;
b) Trữ lượng nguồn lợi của các loài thuỷ sản khai thác đã được khai thác ở mức tối đa hoặc đang suy giảm.
CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Điều 9. Điều kiện sản xuất giống thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phương.
2. Ao, bế, trang thiết bị, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải của cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú ý và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Có ít nhất một cán bộ hoặc công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống do cơ quan thuỷ sản có thẩm quyền cấp.
4. Giống xuất xưởng phải bảo đảm đạt chất lượng đã công bố; cơ sở phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng; phải thực hiện kiểm dịch tại cơ sở sản xuất và thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm phải có đủ các điều kiẹn sau đây:
1. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phương.
2. Ao, bể nuôi, hệ thống cấp nước và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
4. Muôi trồng thuỷ sản theo các hình thức bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp phải thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 11. Điều kiện chế biến thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến phải theo quy hoạch của ngành thuỷ sản hoặc của địa phưong.
2. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải bảo dảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trong một các chuyên ngành: công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sinh học, hoá sinh.
4. Phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ được sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục được phép sử dụng để bảo quản và chế biến thuỷ sản.
Điều 12. Điều kiện sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực ăn nuôi thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải bảo đảm vệ sinh thú y thuỷ sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (đối với cơ sở sản xuất theo phương thức công nghiệp, nhân viên kỹ thuật phải có trình độ đại học trở lên).
3. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều kiện sản xuất thuốc thú y thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y.
2. Có ít nhất một cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật chuyên trách có trình độ đại học trở lên trong một các chuyên ngành: thú y, sinh học, hoá sinh, dược hoặc nuôi thuỷ sản.
3. Sản phẩm xuất xưởng phải bảo đảm chất lượng đã công bố; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngành nghề thuỷ sản
1. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm việc chấp hành quy định của pháp luật về diều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản và việc thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký kinh doanh.
3. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan Nhà nước, cá nhân có hành vi vi phạm quyền của các doanh nghiệp, theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất., mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Điều 18. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NGHỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN KHÔNG CẦN CÓ GIẤY PHÉP
1. Các nghề khai thác hải sản ở biển:
a. Đẽo hầu (bằng tay);
b. Cào ngao, don, vọp,... trên bãi biển (bằng tay);
c. Câu, cạm hoặc bẫy cá lác ở bãi bùn cửa sông;
d. Bắt rạm bằng lờ, đó,...;
đ. Các loại nghề khai thác hải sản ở ven biển (không thuộc danh mục các nghề cấm khai thác) không sử dụng phương tiện tàu, thuyền, xuồng, thúng, bè hoặc có sử dụng các loại phương tiện này nhưng trọng tải của phương tiện dưới 0,5 tấn đăng ký.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------------
Số:.......................
Cấp cho chủ tàu:................................................................................
Nơi thường trú:....................................................................................
Tên tàu:...............................................................................................
Số đăng ký tàu:...................................; Cơ quan đăng ký tàu:............
Kích thước chính của tàu: Lmax x Bmax x D(m):............................
Sức chở tối đa (tấn):............................................................................
Máy chính: số lượng (chiếc):........; Tổng công suất (sức ngựa):.........
Thuyền trưởng:....................................................................................
Số thuyền viên (người):.......................................................................
Được phép khai thác thuỷ sản trong các điều kiện sau:
Nghề khai thác | Tuyến khai thác | Thời gian hoạt động |
Giấy phép này có giá trị đến ngày......... tháng.......... năm..............
Cấp tại:.............................., ngày......... tháng.......... năm.............
CƠ QUAN CẤP GIẤP PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------------
Hà Nội, ngày...... tháng...... năm........
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN
Kính gửi:.............................................................................
Tên chủ tàu:.............................................................................................
Nơi thường trú:........................................................................................
Đề nghị cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản với nội dung đăng ký như sau:
Tên tàu:....................................................................................................
Số đăng ký tàu:........................................................................................
Năm, nơi đóng tàu:..................................................................................
Kích thước chính của tàu: Lmax x Bmax x D(m):........... chiều chìm (m).......
Tổng dung tích (m3):...............................................................................
Dung tích hầm chứa (m3):.......................; Sức chở tối đa (tấn):..............
Máy chính:
TT | Ký hiệu máy | Số máy | Công suất định mức (sức ngựa) | Ghi chú |
No 1 | ||||
No2 | ||||
No... |
Loại nghề:.....................................................................................................
Tuyến khai thác: ............................................................................................
Tổng số người đi trên tàu: ..............................................................................
Tên các loài thuỷ sản khai thác chủ yếu: .......................................................
Mùa khai thác chính: từ tháng..... năm.......... đến tháng......... năm...............
Mùa khai thác phụ: từ tháng............năm............. đến tháng......... năm.........
Kích thước mắt lưới 2a (n m): ........................................................................
Phương pháp bảo quản sản phẩm: ..................................................................
Hồ sơ kèm theo:
1. ..............................................................................................................
2. ..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thuỷ sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định pháp luật nhà nước.
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG | CHỦ TÀU |
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Quyết định 34/2001/QĐ-BNN-VP quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 10/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh và dịch vụ hàng hải
- 4Nghị định 57/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển
- 1Quyết định 34/2001/QĐ-BNN-VP quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 5Luật hợp tác xã 1996
- 6Nghị định 49/1998/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam
- 7Luật Doanh nghiệp 1999
- 8Nghị định 10/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh và dịch vụ hàng hải
- 9Nghị định 57/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển
- 10Thông tư 02/2002/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 86/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
Nghị định 86/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản
- Số hiệu: 86/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/11/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 47
- Ngày hiệu lực: 01/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra