Mục 1 Chương 3 Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
Mục 1. HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ỨNG DỤNG VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ);
c) Công nghệ được chuyển giao thuộc dự án quy định tại điểm a khoản này.
2. Hình thức hỗ trợ:
a) Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ;
b) Hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp.
3. Nội dung hỗ trợ đối với điểm b khoản 2 Điều này để phục vụ hoạt động cải tiến, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa hiệu suất; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ tuyển chọn, giao trực tiếp và được hỗ trợ theo quy định của chương trình, quỹ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Được hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn phục vụ đánh giá hiệu chỉnh thiết bị, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp đối với hỗ trợ trực tiếp.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
a) Đối với hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
b) Đối với hỗ trợ trực tiếp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
5. Mức hỗ trợ:
Ngoài hưởng các ưu đãi đối với ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được hưởng các mức hỗ trợ sau:
a) Mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành đối với các nguồn quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Được hỗ trợ tối đa 2%/năm lãi suất vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án;
c) Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí:
a) Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ, hồ sơ gồm:
- Tài liệu theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ).
b) Đối với đề nghị cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay đối với phần chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hồ sơ gồm:
- Tài liệu theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ);
- Báo cáo thuyết minh dự kiến hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm các báo cáo về hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác từ chuyển giao công nghệ (đối với hỗ trợ lãi suất vay sau khi thực hiện dự án đầu tư).
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với nguồn hỗ trợ từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của địa phương, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương;
c) Đối với nguồn hỗ trợ hợp pháp khác, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Nội dung hoạt động đầu tư của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo;
b) Đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Giải mã công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ;
d) Thuê tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài để tư vấn, quản lý hoạt động đầu tư của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hợp đồng giữa các bên.
2. Hoạt động đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện theo các hình thức sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
b) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
c) Góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
d) Hợp tác kinh doanh.
3. Hoạt động đầu tư, đối ứng vốn đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp và tuân theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này phải tuân theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 11. Sử dụng quyền tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn
1. Các đối tượng sau đây được dùng làm tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn để thực hiện các dự án khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
a) Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;
b) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;
c) Quyền khác phát sinh từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật có thể xác định được giá trị là quyền tài sản.
2. Điều kiện, thủ tục sử dụng quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều này làm tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay vốn đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy định quản lý, quy chế hoạt động của tổ chức cho vay vốn.
1. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo được hưởng các ưu đãi sau:
a) Được hỗ trợ theo quy định tại
b) Hưởng các hỗ trợ theo quy định tại
c) Ưu tiên đưa nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào danh mục nhiệm vụ của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, các chương trình khoa học và công nghệ có nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Thuê lao động kỹ thuật, khảo sát nhu cầu thị trường, thuê trang thiết bị, sử dụng phòng thí nghiệm, cơ sở kỹ thuật để hoàn thiện, phát triển sản phẩm, mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã nhận được khoản đầu tư ban đầu từ nhà đầu tư hoặc tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
2. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ được hưởng các ưu đãi sau:
a) Được ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao đối với các dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực công nghệ cao;
b) Được khuyến khích thực hiện theo hình thức đối tác công tư và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Việc triển khai dự án được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
c) Được hỗ trợ kinh phí sửa chữa và sử dụng, khai thác cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung với mức giá ưu đãi cho hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp sáng tạo; đầu tư trang thiết bị dùng chung cho hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp sáng tạo; lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp miễn phí các dịch vụ internet cho cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.
3. Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai dự án nghiên cứu chung được hưởng các ưu đãi sau:
a) Ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các chương trình hợp tác song phương và đa phương đối với hợp tác nghiên cứu chung có tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài tham gia;
b) Hỗ trợ công bố công nghệ mới, sản phẩm mới từ kết quả hợp tác nghiên cứu được quy định tại
c) Hỗ trợ khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo
d) Được xem xét hỗ trợ kinh phí nếu đáp ứng các quy định tại
1. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ gồm: Đầu tư cho phòng thí nghiệm, phân tích mẫu, mô hình hóa và mô phỏng, kiểm chuẩn, xưởng chế thử, kiểm nghiệm và tạo mẫu.
2. Doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ sau:
a) Hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng;
b) Được ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giải mã công nghệ được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau:
a) Hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng; vật mẫu trong nước chưa sản xuất được để sử dụng trực tiếp cho hoạt động giải mã công nghệ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Sản phẩm hình thành từ hoạt động giải mã công nghệ được khuyến khích sử dụng trong dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên trong đấu thầu mua sắm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
d) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp;
đ) Dự án thực hiện việc giải mã công nghệ được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn, giao trực tiếp của chương trình, đề án, quỹ về khoa học và công nghệ.
4. Điều kiện để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân thực hiện giải mã công nghệ:
a) Công nghệ cần giải mã là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch phục vụ mục tiêu chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, vùng, địa phương;
b) Đối với hoạt động giải mã công nghệ phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo các quy định pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
5. Nội dung hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Mua sắm, nhập khẩu vật mẫu (sản phẩm, công nghệ, thiết kế, thiết bị, hệ thống cần được giải mã) phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;
b) Thuê chuyên gia thực hiện hoạt động tư vấn, tìm kiếm, hỗ trợ kỹ thuật, lao động kỹ thuật phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;
c) Sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm, đo lường, thử nghiệm, đánh giá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động giải mã công nghệ;
d) Các nội dung hỗ trợ khác theo văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các nguồn kinh phí quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Nguồn kinh phí hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ được bố trí từ Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ từ Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí huy động từ nguồn hợp pháp khác được hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức khoa học và công nghệ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương được hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ những nội dung sau:
a) Tìm kiếm, thuê chuyên gia để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bảo đảm ứng dụng, chuyển giao theo đặc thù của địa phương;
b) Nghiên cứu thử nghiệm, khảo nghiệm để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất;
c) Các nội dung hỗ trợ khác theo văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các nguồn kinh phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
2. Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
a) Nguồn kinh phí hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
b) Mức hỗ trợ áp dụng theo văn bản hướng dẫn đối với các nguồn kinh phí quy định tại điểm a khoản này.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục:
a) Hồ sơ hỗ trợ gồm:
- Tài liệu theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh.
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ từ nguồn hợp pháp khác được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành,
4. Tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương có trách nhiệm điều tra, khảo sát, tổng hợp, lựa chọn nhu cầu cần hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp đặc thù của địa phương.
1. Cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học thực hiện hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng các hỗ trợ như sau:
a) Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục công nghệ cao, được hưởng ưu đãi dành cho nhân lực công nghệ cao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật Công nghệ cao;
b) Được ưu tiên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ;
c) Được ưu tiên đưa vào cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ;
d) Đối với cá nhân thuộc cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, thời gian làm việc tại doanh nghiệp được tính vào quỹ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.
2. Cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học thực hiện hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Đối với cá nhân thuộc cơ sở nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từ nhóm chức danh nghiên cứu viên, kỹ sư hoặc kỹ thuật viên trở lên theo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
b) Đối với cá nhân thuộc cơ sở giáo dục đại học đạt các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từ nhóm chức danh giảng viên trở lên theo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- Số hiệu: 76/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 679 đến số 680
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao
- Điều 4. Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
- Điều 5. Đăng ký chuyển giao công nghệ
- Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
- Điều 7. Hoàn trả các khoản hỗ trợ, ưu đãi
- Điều 8. Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ
- Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ
- Điều 10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
- Điều 11. Sử dụng quyền tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn
- Điều 12. Khuyến khích hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung
- Điều 13. Hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ
- Điều 14. Hỗ trợ tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp đặc thù của địa phương
- Điều 15. Hỗ trợ cá nhân thuộc các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học tham gia hoạt động nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Điều 16. Giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí
- Điều 17. Phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước
- Điều 18. Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu
- Điều 19. Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư
- Điều 20. Thủ tục, thẩm quyền hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 21. Mua, nghiên cứu hoàn thiện sáng chế, sáng kiến để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng
- Điều 22. Trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến
- Điều 23. Thu thập, đánh giá, lựa chọn, công nhận, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong các ngành, nghề, lĩnh vực theo phân cấp quản lý
- Điều 24. Thúc đẩy khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ
- Điều 25. Ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới
- Điều 26. Công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Điều 27. Phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực
- Điều 28. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp
- Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ
- Điều 30. Hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ
- Điều 31. Hỗ trợ, nâng cao năng lực khai thác thông tin phục vụ tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Điều 32. Điều kiện đặc thù đối với tổ chức thẩm định giá công nghệ
- Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
- Điều 34. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
- Điều 35. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
- Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
- Điều 37. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
- Điều 38. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
- Điều 39. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ
- Điều 40. Trách nhiệm báo cáo của tổ chức đánh giá, giám định công nghệ và của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực