Điều 21 Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo
Điều 21. Tiêu chuẩn khen thưởng
1. Huân chương Dũng cảm để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã đũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên;
b) Hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đẻ tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
3. Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
4. Giấy khen để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trở lên công nhận; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vị đơn vị cấp cơ sở trở lên.
Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo
- Số hiệu: 76/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/10/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 625 đến số 626
- Ngày hiệu lực: 20/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương
- Điều 10. Trách nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Điều 12. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
- Điều 13. Trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 14. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo
- Điều 15. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Điều 16. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
- Điều 17. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 18. Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức